Career Influencer được xem là những nhà tư vấn hướng nghiệp trên mạng xã hội đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều người trẻ. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn họ là ai và giúp bạn phát triển sự nghiệp như thế nào.
Career Influencer là ai?
Career Influencer là các nhà sáng tạo nội dung chủ đề nghề nghiệp trên mạng xã hội. Họ đưa ra những lời khuyên và định hướng sự nghiệp (thường là miễn phí) cho người trẻ mới bước vào thị trường lao động hoặc bất cứ ai đang loay hoay tìm chỗ đứng sự nghiệp.
Sự bùng nổ của mạng xã hội, đại dịch và suy thoái kinh tế đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều Career Influencer. Có nhiều nhà hướng nghiệp kỳ cựu với nhiều năm kinh nghiệm cũng đều đặn chia sẻ nội dung trên mạng xã hội. Họ thu hút hàng chục nghìn đến hàng triệu follow chỉ sau vài tháng.
Họ thường chia sẻ những chủ đề nóng và được quan tâm về sự nghiệp, công việc như: làm hồ sơ, phỏng vấn, deal lương, thảo luận với đồng nghiệp, cách trao đổi với sếp…
Hình thức nội dung có thể là video ngắn từ 10 đến 30 giây hoặc các video dài hơn. Các nền tảng được các nhà sáng tạo nội dung sử dụng phổ biến là Youtube, TikTok, Instagram…
Vì sao người trẻ tích cực theo dõi Career Influencer?
Bạn có thể gặp nhiều tiêu đề hấp dẫn như: “hướng dẫn 5 bước viết thư xin việc đơn giản”; “bí kíp được mời phỏng vấn từ những tập đoàn lớn”; “cách từ chối khéo kéo offer… Hầu như mọi ngành nghề: marketing, IT, kinh doanh, luật… đều có những Influencer nổi bật.
Khảo sát toàn cầu của Deloitte năm 2022, khoảng 40% lao động thế hệ Gen Z và 24% thuộc thế hệ Gen Y có ý định nghỉ việc trong 2 năm tới. Người trẻ bắt đầu tìm kiếm hướng dẫn định hướng sự nghiệp và tìm lời khuyên tư vấn trên mạng xã hội.
Một khảo sát khác từ Morning Consult cho thấy Gen Z dành tới trên 4 giờ mỗi ngày dùng mạng xã hội. Đồng thời, 88% Gen Z chọn Youtube là mạng xã hội yêu thích, tiếp đó là Instagram (76%) và TikTok (68%). Các tương tác, chia sẻ dưới dạng các video ngắn thường có tính gần gũi, dễ hiểu, dễ áp dụng, do đó dễ tiếp cận và được các gen Z ưu ái.
Ngoài ra, Gen Z và gen Y cũng tương đối coi trọng việc có một cố vấn chân thành, thân thiết hơn là tập trung vào các yếu tố như bằng cấp, số năm kinh nghiệm. Khi cảm thấy kết nối, đồng cảm, họ sẵn sàng tin tưởng vào lời khuyên từ mạng xã hội.
Một yếu tố khác khiến Career Influencer thu hút người xem vì họ cung cấp nội dung miễn phí trong khi các buổi tư vấn hướng nghiệp thực tế có chi phí không hề rẻ (khoảng 1.5 triệu đồng đến 2.5 triệu đồng/60 phút tư vấn). Do đó tư vấn và hướng nghiệp trực tuyến càng được ưa chuộng.
Top 6 Career Influencer bạn có thể tham khảo
Những cái tên nổi trên thế giới phải kể đến như Emily Durham (@emily.the.recruiter)
Tiffany Uman (@tiffany.uman) và Jerry Lee (@jerryhlee).
Ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo những Influencer có lượng lớn follower như:
Tina Đỗ
Tina Đỗ từng học thạc sĩ ngành Truyền thông tại Úc và làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Chị hiện triển khai các khóa Career Coaching, sở hữu kênh youtube Tinao.Channel với 15.5 nghìn người đăng ký và kênh Instagram có trên 3400 lượt follow.
Tina thường đưa ra các lời khuyên về cách tìm ra lợi thế cá nhân, cách viết CV và cover letter, cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn cũng như tips phỏng vấn để có được công việc mơ ước.
Xem thêm: Cover letter là gì? 6 bước viết cover letter cho người chưa có kinh nghiệm
Nguyễn Hữu Trí
Là một trong những diễn giả được nhiều người yêu thích, Nguyễn Hữu Trí đến nay đã đào tạo hàng ngàn sinh viên trên cả nước. Anh là người sáng lập học viện kỹ năng Awake Your Power đánh dấu cột mốc về sự nghiệp truyền cảm hứng cho giới trẻ. Nguyễn Hữu Trí cũng là người Việt đầu tiên vượt qua kỳ sát hạch để được cấp phép giảng dạy trực tiếp chương trình “7 thói quen để thành đạt” của Franklin Covey (Mỹ).
Nguyễn Hữu Trí hiện sở hữu kênh Youtube ( 902.000 lượt đăng ký) và kênh TikTok (với 2.4 triệu follow). Anh thường xuyên chia sẻ quan điểm sống cá nhân về nhiều chủ đề nóng trong xã hội, các mối lo ngại, băn khoăn của người trẻ: tình yêu, việc làm, đầu tư, học tập…
Với kinh nghiệm đa dạng, cách nói chuyện gần gũi, các video của anh mang đến nhiều kiến thức bổ ích để người trẻ phát triển bản thân.
Duy Thanh nguyễn
Duy Thanh Nguyễn (Nguyễn Duy Thành) từng là chuyên viên xây dựng sản phẩm và dự án cho công ty ví điện tử nhưng lại có đam mê về sáng tạo nội dung mảng sách, triết học, tâm lý.
Duy Thành hiện sở hữu kênh Youtube với 503.000 người đăng ký và kênh Instagram với 19.000 follow. Danh sách phát “Study for Exams” trên kênh Youtube truyền tải động lực và tạo sự cảm hứng cho hàng ngàn bạn trẻ thay vì chia sẻ kiến thức hay phương pháp học thông thường. Các video của anh cũng được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tế lẫn kiến thức gợi mở nhằm giúp bạn trẻ thiết lập hành trình nghề nghiệp cá nhân phù hợp với sở trường, sở thích, năng lực… và đặc biệt là bắt nhịp nhu cầu của thị trường lao động.
Huỳnh Duy Khương
Huỳnh Duy Khương là một huấn luyện viên về kỹ năng giao tiếp lãnh đạo. Anh cũng được biết đến rộng rãi qua kênh Youtube (394.000 lượt đăng ký), Tiktok (1.6 triệu follow). Nội dung chính trên các kênh này thường liên quan đến cách chọn nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chia sẻ…
Andrew Bay Bổng
Andrew Bay Bổng hay A Flying Andrew tên thật là Nguyễn Đức Anh – chủ nhân kênh Youtube ( 86.100 lượt đăng ký) và TikTok (44.000 followers) thu hút rất nhiều Gen Z.
Các video dành cho sĩ tử chuẩn bị vượt vũ môn trên kênh mang đến góc nhìn mới lạ về cách chọn nghề nghiệp tương lai thông qua trải nghiệm làm việc chân thực của chính chủ kênh. Điều này mang đến thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức cho những người trẻ tự tin hơn.
Eric Thỏ
Là người quan tâm tới mảng Marketing, Eric Thỏ cùng kênh Youtube (36.900 lượt đăng ký) và Tik Tok (328.100 follow) chắc chắn là cái tên bạn không muốn bỏ qua.
Eric Thỏ thường chia sẻ nhiều nội dung về cách làm CV, kỹ năng phỏng vấn, quản lý tài chính và các câu chuyện ngành Marketing. Đây cũng là những lời khuyên giúp ích cho nhiều người trẻ đang muốn theo đuổi con đường du học, làm việc hay nâng cao kỹ năng bản thân.
Lưu ý khi theo dõi Career Influencer
Bên cạnh những cái tên được Vieclam24h.vn giới thiệu ở trên, còn rất nhiều người nổi tiếng khác cũng đang chia sẻ những kinh nghiệm về nghề nghiệp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hãy là một người xem, người nghe có chọn lọc.
- Những lời khuyên từ các video trên mạng xã hội thường mang tính chung chung và khó áp dụng chính xác cho tình huống cụ thể của từng cá nhân. Bạn nên cân nhắc và đánh giá mức độ hợp lý từ những kiến thức trên mạng xã hội.
- Sự nổi tiếng trên mạng không đồng nghĩa với sự đáng tin cậy. Thực tế không ít người thiếu bằng cấp, thiếu chuyên môn nhưng vẫn lên mạng đưa lời khuyên.
- Không ít người từng có nhiều năm kinh nghiệm về đào tạo, chia sẻ, tư vấn hướng nghiệp nhưng gần đây họ mới bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội. Những tư vấn của họ thực sự là những lời khuyên có giá trị mà bạn có thể tham khảo.
Sau đây là một vài lưu ý khi tìm đến Career Influencer để tham khảo:
- Bằng cấp: họ có công khai chứng chỉ hoặc bằng cấp về coaching, tư vấn hay không?
- Kinh nghiệm: họ có kinh nghiệm, trải nghiệm công việc thực tế trên thị trường lao động hay không.
- Thành tựu: Họ đã giúp bao nhiêu người có được công việc? Họ có tổ chức sự kiện hướng nghiệp nào không?…
- Mức độ liên quan của lời khuyên với nhu cầu thực sự của bạn.
Lời kết
Giữa làn sóng bùng nổ của Career Influencer như hiện nay, Vieclam24h.vn mong rằng phần nào giúp bạn hiểu hơn họ là ai và làm sao để tỉnh táo giữa cơn bão “lời khuyên” trên mạng xã hội.
Hành trình nghề nghiệp vẫn là con đường riêng của cá nhân và chỉ bạn mới biết được điều gì là tốt và phù hợp nhất với bản thân. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog Vieclam24h.vn để hiểu hơn về thị trường việc làm, những kỹ năng cần thiết và xây cho mình hành trình sự nghiệp ưng ý.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp tuổi 30: Có quá trễ để đổi thay?