Trong học tập, nghiên cứu, Case Study giúp người học nhanh chóng nắm được lý thuyết và cách ứng dụng. Trong kinh doanh, Marketing, Case study là phương pháp tuyệt vời giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm và dịch vụ. Phân tích case study đúng chuẩn sẽ làm nổi bật thế mạnh và sự khác biệt của sản phẩm công ty từ đó giúp gây dựng lòng tin với khách hàng. Vậy case study là gì? Cách phân tích case study như thế nào đúng chuẩn để mang lại hiệu quả? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.
Case study là gì?
Case study là từ tiếng Anh chỉ phương pháp nghiên cứu tình huống hoặc phân tích một sự việc thực tế. Phương pháp này vận dụng lý thuyết và phân tích một tình huống có thật, từ đó đưa ra kết luận hướng tới một mục tiêu nào đó.
Đặc điểm của case study là gì?
- Tăng tính thực tiễn: Những kiến thức chuyên ngành khó hiểu có thể dễ dàng được phân tích, giải quyết hoặc đánh giá thông qua các case study cụ thể, thực tế.
- Tạo hứng thú: Những câu chuyện thực tế thường sinh động và dễ tiếp cận tới người nghe hơn là các thông điệp lý thuyết khô khan.
- Tính cập nhật: Case study luôn được cập nhật thường xuyên và bám sát với tình hình thực tế.
- Tính điển hình và tính đại diện: Case study được đưa ra thường các trường hợp điển hình, đặc trưng cho một tình huống nào đó hoặc chứa đựng các vấn đề mang tính đại diện.
- Tăng độ tin cậy: Những câu chuyện người thật việc thật có tính thực tiễn cao được chia sẻ từ người đã từng trải nghiệm sẽ giúp khách hàng tăng độ tin tưởng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng.
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Cách phân tích đúng chuẩn một case study là gì
Tuỳ theo mục đích sử dụng của case study mà có cách phân tích khác nhau. Với case study phục vụ mục đích giáo dục, nhằm giúp cho người học hiểu rõ hơn, nhanh hơn kiến thức, phân tích case study theo kiến thức lý thuyết đang cần làm rõ.
Với case study phục vụ cho mục đích Marketing, kinh doanh, nhằm tăng sự tin tưởng của khách hàng, phân tích case study cần nhấn mạnh tính thực tế và kết quả.
Tuy nhiên dù phục vụ cho mục đích nào, case study đều cần được phân tích kỹ lưỡng, chi tiết với những bằng chứng rõ ràng, xác thực đảm bảo độ tin cậy. Muốn thế, mẫu case study đều cần đề cập đủ các thông tin cơ bản sau: bối cảnh, nhân vật, vấn đề, cách giải quyết và hiệu quả.
Bối cảnh
Bối cảnh ở đây có thể bao gồm thời gian, không gian, điều kiện xã hội khi tình huống case study sắp diễn ra. Đây chính là bước nghiên cứu (Research) thông tin về thị trường, tình hình xã hội, hoàn cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của case study.
Trong Marketing, ở bước này, bạn có thể thực hiện nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Thương hiệu hoặc sản phẩm chính là gì?
- Lĩnh vực kinh doanh là gì? Tình hình thị trường trong thời điểm đó ra sao?
- Độ nhân diện của thương hiệu cụ thể ra sao?
- Sản phẩm của thương hiệu có điểm gì đặc biệt?
- Họ đang có khó khăn hoặc mong muốn gì?
Lưu ý rằng các thông tin về bối cảnh và thị trường cần hết sức trung thực, phản ánh đúng thực tế thì case study mới có giá trị.
Nhân vật
Sau khi nắm được bối cảnh, các thông tin nền, bước tiếp theo là tìm hiểu về nhân vật trong case study là gì. Bước này tương tự với việc phân tích phân khúc khách hàng mục tiêu của một sản phẩm.
Cách phân tích thường dựa trên các đặc điểm nhân chủng học hoặc xã hội học, kinh tế học… Ví dụ, khi phân tích phân khúc thị trường theo thu nhập, bạn có thể chia thành: thu nhập thấp, trung bình và thu nhập cao.
Phân theo nghề nghiệp, hoặc độ tuổi lao động, theo giai đoạn thị trường có thể phân ra: người dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động hoặc quá độ tuổi lao động; người làm văn phòng, người làm việc tự do…
Các câu hỏi cần trả lời ở bước này là:
- Họ là ai?
- Họ ở đâu? Bao nhiêu tuổi?
- Nghề nghiệp là gì?
- Hoàn cảnh gia đình như thế nào? Có gì đặc biệt không?
- Các đặc điểm khác (liên quan đến sản phẩm, dịch vụ…)
Vấn đề
Sau khi mô tả rõ chân dung của khách hàng mục tiêu hoặc chân dung nhân vật xuất hiện trong case study, bước tiếp theo là mô tả về vấn đề họ đang gặp phải. Vấn đề chính là sự lệch chuẩn so với mong muốn ban đầu.
Để phân tích và làm nổi bật vấn đề bạn có thể sử dụng các câu hỏi sau:
- Mong muốn của nhân vật chính trong case study là gì?
- Độ lệch giữa mong muốn của họ và thực tế (qua phân tích bối cảnh) là gì?
- Độ lệch này thể hiện như thế nào (đo lường qua con số hoặc đo như thế nào)?
Cách giải quyết vấn đề nhờ case study là gì?
Sau khi nhận diện vấn đề, bước tiếp theo là mô tả cách nhân vật hoặc khách hàng tiềm năng đã giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc phương pháp nào đó đang cần chứng minh qua case study. Quá trình giải quyết càng được mô tả càng chi tiết, đơn giản, dễ hiểu càng tốt.
Kết quả
Đây là bước cuối cùng trong phân tích case study. Bạn cần tổng kết lại các kết quả thu về: định vị nhãn hàng thay đổi trong tâm trí khách hàng ra sao? Chiến dịch tác động đến nhân thức chung của cộng đồng như thế nào? Sản phẩm có tăng doanh số bán hay không? Người sử dụng hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ không?
Từ kết quả đạt được này, bạn đi đến kết luận và đưa ra khuyến nghị nào đó cho người đang tìm hiểu case study. Với Marketing hoặc sale, kết luận hoặc khuyến nghị này có thể chuyển đổi thành kêu gọi hành động – CTA (Call-to-action) để điều hướng khách hàng về trang thông tin của doanh nghiệp hoặc liên hệ tới hotline để mua sản phẩm.
Cách sử dụng case study trong Marketing và sale
Như vậy, bạn đã hiểu được case study là gì cũng như cách phân tích một case study sao cho đúng. Trong Marketing và sale, việc sử dụng case study sẽ giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu và sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng case study trong Marketing và sale như sau:
- Lập trang thông tin riêng về case study để tạo thành kho tham khảo.
- Đăng tải các thông tin về case study trên trang chủ.
- Triển khai CTA trượt hoặc pop-up dẫn về case study.
- Đăng tải case study trên blog.
- Tạo video từ các case study.
- Đăng tải truyền thông về case study trên mạng xã hội.
- Dẫn link về case study trong Email Marketing.
- Trang bị kiến thức cho đội ngũ bán hàng về case study.
Lời kết
Bài viết trên của Việc Làm 24h mong rằng giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về case study là gì và biết cách phân tích case study sao cho đúng. Khi được phân tích một cách kỹ lưỡng, hợp lý, hấp dẫn, case study có thể mang tới nhiều kiến thức hữu ích, đồng thời trở thành “vũ khí” giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu và tăng sự tin tưởng của khách hàng.
Xem thêm: Tự học là gì? Bật mí các bí quyết xây dựng thói quen tự học hiệu quả