Không phải sếp mà đồng nghiệp mới chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định môi trường công sở. Vốn vẫn biết chúng ta cần phải đối xử tốt và thẳng thắn với tất cả mọi người xung quanh, sống thật lòng, hòa đồng với mọi người xung quanh. Nhưng đôi khi, việc sống quá tốt, quá thân thiện, ai nhờ gì cũng làm lại gây ra không ít phiền phức tới bản thân mình. Đặc biệt, trong môi trường công sở – môi trường bộc lộ rõ sự cạnh tranh giữa các nhân viên, hội chứng người tốt có thể sẽ đem đến cho bạn khá nhiều bất lợi. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
1. Bạn tự tìm cách tự “chìm”
Việc bạn đối xử quá tốt với đồng nghiệp có thể khiến người khác nhìn vào bạn thấy một con người không có gì thú vị, tẻ nhạt và thụ động. Tất nhiên, giữ lịch sự, lễ phép vẫn cần được tuân thủ nhưng bạn nên thể hiện cá tính riêng của mình.
2. Người khác có thể sẽ không muốn lắng nghe những gì bạn chia sẻ
Hội chứng người tối khiến bạn biết nói “không” với đề nghị của người khác, biến bạn thành một người dễ tính. Ai nhờ cũng làm, bạn khá bận với nhiều công việc mà sếp giao phó nhưng bất kỳ ai nhờ cũng đồng ý, bạn không thích cũng đồng ý giúp tần suất ngày càng tăng từ một lần, hai lần rồi tới lần thứ n. Vì bạn không từ chối bất cứ lời đề nghị nào nên chắc chắn họ sẽ cứ nhờ bạn mãi mà thôi. Điều đó sẽ tạo cho đồng nghiệp một thói quen khá xấu, nếu đến một ngày nếu bạn từ chối, họ sẽ cho rằng bạn đã “thay đổi” một cách tiêu cực. Hoặc bạn vẫn “ngoan ngoãn” đồng ý thì bạn sẽ tiếp tục bị “bắt nạt” theo cách đó, hãy tập nói “không” ngay đi!
Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại
3. Biểu hiện của việc dễ bị lợi dụng
Bạn đồng ý với tất cả sự nhờ vả của người khác, tức là khi ấy, nhiều người không muốn làm việc gì đó thì chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến bạn. Từ đó, có thể họ sẽ nghĩ bạn thực sự yếu đuối chứ không phải tốt bụng gì cả. Khi bạn không dám đứng lên bảo vệ chính kiến của mình thì bạn sẽ dễ bị thao túng.
Khi ấy, họ nghĩ họ có quyền sai khiến bạn như một lẽ đương nhiên nên chắc chắn sẽ có những người sẵn sàng dẫm lên bạn để đạt được vị trí cao hơn, nhất là khi bạn có vẻ hiền lành và dễ dàng tha thứ.
Xem thêm: Cách từ chối công việc vẫn giữ được thiện cảm với nhà tuyển dụng
4. Tốt bụng thì có thể dễ bị nghi ngờ
Bạn tốt bụng, đó là vì tính cách của bạn. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy, có thể họ sẽ bàn tán về bạn rằng làm sao trong một môi trường như thế này lại có một người tốt đến như thế, nếu không phải vì một kế hoạch nào đó “muốn lấy lòng mọi người”.
Họ sẽ cẩn trọng hơn với bạn, bạn đi đâu hay làm gì cũng sẽ nhận được khá nhiều ánh mắt dò xét từ những người nghi ngờ thật hoặc những người “nghe theo”. Đồng thời, hội chứng người tốt cũng khiến bạn khó tạo lập tình bạn đích thực với cấp trên hay đồng nghiệp, do họ sẽ nghĩ bạn là người giả tạo.
Xem thêm: Bật mí các tuyệt chiêu từ chối khôn ngoan để không bị sếp ép làm việc nhiều
5. Lãng phí thời gian không đáng có
Điều buồn nhất là khi bạn dùng quá nhiều thời gian để giúp đỡ đồng nghiệp thì bạn sẽ không có đủ thời gian cho bản thân cũng như công việc của mình. Thời gian bạn có chỉ để phần lớn “ôm” công việc hộ người khác chứ không phải là tập trung phát triển sự nghiệp của mình. Công việc mình chưa xong nhưng lại phải hoàn thành bản báo cáo, bản Excel, đi in hộ,… một khối lượng công việc lớn chẳng đâu vào đâu.
Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị người khác chiếm mất thành quả do công sức bạn bỏ ra, vì họ biết bạn quá tốt và sẽ không dám lên tiếng.
Vì vậy, hãy lấy lí do lớn nhất là bảo vệ chính mình để dũng cảm nói ra từ chối. Càng mắc hội chứng người tốt, bạn càng không thể có được sự trân trọng của những người xung quanh, nhất là khi đôi lúc bạn cũng muốn người khác giúp mình. Hãy đối xử tốt với đồng nghiệp một cách vừa đủ, tuyệt đối đừng quá tốt.
Xem thêm: Cách đối phó với những đồng nghiệp hay đùn đẩy công việc tại văn phòng
Bên cạnh đó, đừng quên truy cập Việc Làm 24h để giúp bạn tìm được nhiều việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn, giúp bạn trải nghiệm làm việc tại nhiều môi trường uy tín, chất lượng.