Chi phí cố định là gì? Cách tính chi phí cố định đơn giản, chính xác

Chi phí cố định đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy chi phí cố định là gì? Bao gồm những gì? Chi phí cố định và chi phí biến đổi phân biệt ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về cách tính, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h!

Chi phí cố định là gì? 

chi phí cố định
Bạn có biết chi phí là gì và gồm những gì?

Fixed cost là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán định kỳ nhằm mục đích duy trì hoạt động kinh doanh như phí bảo hiểm, tiền thuê tài sản, tiền thuê nhà, tiền lãi từ các khoản vay hàng tháng,…. Giữ gần như nguyên giá trị khi doanh nghiệp điều chỉnh lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán ra thị trường trong một phạm vi phù hợp. 

Chi phí cố định gồm những gì?

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả cho các khoản:

  • Tiền lương nhân viên
  • Tiền thuê nhà
  • Tiền nước
  • Tiền điện
  • Tiền bảo hiểm
  • Tiền mua vật tư để đầu tư trong quá trình sản xuất
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí sửa chữa tài sản cố định

Có thể thấy, đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra. Do đó, các khoản chi phí này tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc trưng chi phí cố định

– Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp và không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thuê mặt bằng trong vòng 5 năm với chi phí 300 triệu/năm. Dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay thua lỗ thì khoản chi phí này vẫn phải thanh toán.

– Chi phí khấu hao tài sản cố định được doanh nghiệp phân bổ dần trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua máy in trị giá 50 triệu sử dụng được trong khoảng 5 năm. Doanh nghiệp sẽ xác định chi phí khấu hao tài sản khi sử dụng máy in qua các năm sao cho khi hết thời hạn 5 năm, tổng chi phí khấu hao tài sản sẽ bằng giá trị ban đầu của máy in.

– Tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí cao mà doanh thu thấp sẽ gây nên áp lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể khắc phục điều này bằng cách tăng giá bán sản phẩm để thu lời, tuy nhiên điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu doanh nghiệp giảm chi phí như cắt giảm nhân sự hoặc thuê địa điểm rẻ hơn,… sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm hoặc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Xem thêm: CHRO là gì? Tầm quan trọng của người đứng đầu bộ phận nhân sự

Phân loại chi phí cố định

chi phí cố định
Phân loại ra sao?

1. Dựa vào yếu tố quản lý

  • Chi phí cố định bắt buộc: Là các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất và cấu trúc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Chi phí cố định không bắt buộc: Là các khoản chi phí phát sinh dựa vào dự án hoặc nhu cầu đầu tư của các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là chi phí được ghi nhận thêm, thường được chi để bổ sung nhân sự, chạy quảng cáo, nghiên cứu phát triển sản phẩm,…

2. Dựa vào yếu tố phân bổ

  • Chi phí cố định định kỳ: Là các khoản chi phí được doanh nghiệp tính toán, xác định và thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như mỗi tháng, doanh nghiệp đều phải chi trả tiền điện nước, tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên,…
  • Chi phí cố định có thể phân bổ: Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp đầu tư một lần như mua máy móc sản xuất hoặc ghi nhận chi phí khấu hao tài sản cố định tùy theo thời gian sử dụng.

Chi phí cố định và chi phí biến đổi khác nhau ở điểm gì?

chi phí cố định
Điểm khác nhau với chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi hay biến phí (Variable costs) là khoản chi phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức độ biến động trong hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí biến đổi thay đổi phụ thuộc vào số lượng nhân tố đầu ra được sản xuất như nguyên liệu, lao động,… Chi phí biến đổi sẽ tăng khi lượng sản xuất và sản lượng tăng lên, ngược lại, chi phí biến đổi sẽ giảm khi sản phẩm được sản xuất ít đi.

Cơ sở để so sánhChi phí cố địnhChi phí biến đổi
Ý nghĩaChi phí cố định vẫn giữ nguyên, dù khối lượng sản xuất thay đổi.Chi phí biến đổi thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của đầu ra.
Yếu tố liên quanThời gianKhối lượng
Thời điểm phát sinhLuôn phát sinh cho dù có sản xuất sản phẩm hay không.Chỉ phát sinh khi các sản phẩm được sản xuất.
Đơn giáChi phí cố định trên mỗi đơn vị sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất.Chi phí biến đổi vẫn giữ nguyên giá trị trên mỗi đơn vị.
Hành viKhông thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định.Thay đổi cùng với sự thay đổi ở mức đầu ra.
Sự kết hợp củaChi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí phân phối,…Chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí đóng gói,..
Ví dụPhí bảo hiểm, tiền thuê tài sản, tiền thuê nhà, tiền lãi từ các khoản vay hàng tháng,…Vật liệu tiêu thụ, tiền lương, tiền hoa hồng bán hàng, chi phí đóng gói,… 

Cách tính đơn giản, chính xác nhất

chi phí cố định
Cách tính đơn giản mà bạn cần biết

1. Công thức tính chi phí biến đổi:

Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra x Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị

2. Công thức tính:

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động cao nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động cao nhất)

hoặc

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động thấp nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động thấp nhất)

Nếu có nhiều khoản biến phí liên tục thay đổi, doanh nghiệp có thể tính bằng biến phí với mỗi đơn vị dựa vào cách tính trung bình tương đối.

Biến phí với mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm

Ví dụ: Tổng chi phí cao nhất của doanh nghiệp A trong năm hoạt động là 800 triệu với 500 sản phẩm. Tổng chi phí thấp nhất của doanh nghiệp A trong năm là 200 sản phẩm với số tiền 350 triệu đồng. 

Dựa vào công thức tính trên, chúng ta có:

  • Chi phí biến đổi với một đơn vị = (800 – 350)/(500 – 200) = 1,5 triệu đồng
  • Dựa trên mức hoạt động cao nhất = 800 – 1,5 x 500 = 50 triệu đồng
  • Dựa trên mức hoạt động thấp nhất = 350 – 1,5 x 200 = 50 triệu đồng

Theo ví dụ trên, kết quả tính toán của 2 cách tính hoàn toàn giống nhau. 

Kết luận

Chi phí cố định và chi phí biến đổi là những khoản chi phí quan trọng trong quản lý tài chính, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Cách tính giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về cấu trúc chi phí và đưa ra các biện pháp tối ưu hóa nguồn lực tài chính để đạt được hiệu suất và lợi nhuận tối đa. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ cách tính chính xác nhất.

Xem thêm: Bật mí 5 tuyệt chiêu đối phó với sếp khó tính không phải ai cũng biết

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục