Đối với người thử việc thì việc báo cáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ giúp cấp trên nắm được các công việc bạn thực hiện trong thời gian qua mà còn thể hiện được kỹ năng viết báo cáo của bạn. Làm thế nào để báo cáo thử việc hoàn hảo không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Theo dõi bài viết của Việc Làm 24h dưới đây để biết thêm những điều cần lưu ý nhé.
Cách viết báo cáo kết quả thử việc
Viết báo cáo chuyên nghiệp giúp bạn gây ấn tượng với sếp, và sắp xếp được công việc của mình hiệu quả nhất, đặt biệt là những công việc báo cáo hàng ngày như việc làm kế toán, việc làm kinh doanh chẳng hạn. Vậy cách viết và trình bày báo cáo như thế nào là chuyên nghiệp, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé:
1. Xác định rõ nội dung báo cáo thử việc
Cho dù là báo cáo thử việc tháng, quý, năm thì bạn cũng cần phải xác định chính xác nội dung cần viết. Nếu nội dung lan man, không đúng trọng tâm thì báo cáo sẽ trở nên vô nghĩa bởi vì cấp trên sẽ không nắm được những nội dung cơ bản.
2. Nội dung đánh giá kết quả công việc rõ ràng
Sau khi đã xác định nội dung báo cáo thì bước tiếp theo đó là viết báo cáo. Cụ thể, bạn nên nêu ra từng nhiệm vụ đã làm trong 1 khoảng thời gian sau đó tổng kết lại ưu và nhược điểm cũng như những khó khăn và thuận lợi trong suốt quá trình thử việc.
Việc đánh giá này thực sự rất cần thiết tuy nhiên nhiều người vô tình bỏ qua. Thông qua những đánh giá này thì cấp trên sẽ thấy được những khó khăn của bạn để có những hỗ trợ cụ thể.
Lưu ý rằng, một bản báo cáo thử việc phải thể hiện được tính trung thực, khách quan, không khoe khoang, không giấu những khó khăn và nhược điểm. Bởi vì cấp trên đều nắm rõ được những công việc của bạn trong thời gian thử việc rồi đấy.
3. Nêu rõ hướng khắc phục các khó khăn kể trên
Từ những khó khăn kể trên thì việc tiếp theo trong bản báo cáo công việc đó chính là nêu được những nguyên nhân và cách khắc phục. Việc nêu ra các phương án khắc phục sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tuyệt vời nhất giúp công việc ngày một tiến bộ hơn.
Ngoài nêu ra hướng khắc phục thì bạn cũng nên thêm những kiến nghị như: Thời gian thử việc cảm thấy khó khăn và cần hỗ trợ những vấn đề nào; công việc sắp xếp hiện tại có hợp lý hay không… Hãy mạnh dạn nêu ra những ý kiến của bản thân và đừng ngần ngại bạn nhé.
Thêm vào đó, dù cho thành tích trong bản báo cáo không được tốt như kỳ vọng bạn cũng nên thêm phần rút ra bài học cho bản thân để có thể tự rút ra được những kinh nghiệm. Điều này giúp công việc trong thời gian tới suôn sẻ hơn nhiều lần đấy.
4. Biết cách sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo thử việc
Bạn có biết ngôn ngữ trong báo cáo thử việc chiếm dấu ấn và sự nhìn nhận của cấp trên đối với bạn hay không? Ngôn ngữ trong báo cáo thử việc phải dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng, không lủng củng. Tuyệt đối không được sử dụng những từ ngữ hoa mỹ.
Để giúp cấp trên nắm rõ các thông tin nhanh chóng thì bạn có thể kết hợp thêm các hình vẽ, các biểu đồ để thể hiện rõ tính logic và khoa học. Việc báo cáo thử việc không đơn giản, tuy nhiên chỉ cần chú trọng những điều trên đây thì sẽ mang đến 1 bản báo cáo hoàn hảo.
Tóm lại, để bản báo cáo ghi dấu ấn trong mắt cấp trên thì bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và viết. Viết sơ sài, không tập trung vào nội dung báo cáo sẽ khiến con đường vào làm việc chính thức của bạn bị gián đoạn cho nên hãy lưu ý nhé.
Xem thêm: Những điều người lao động cần biết về lương thử việc để không chịu thiệt thòi
Nếu còn cần thêm những kỹ năng trong quá trình đi làm, đừng quên truy cập đọc các thông tin mới tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé.