Trong bối cảnh kinh tế biến động, không ít nhà đầu tư (NĐT) cá nhân đã chuyển hướng lựa chọn đầu tư chứng chỉ quỹ. Việc mua chứng chỉ quỹ đồng nghĩa với việc NĐT uỷ thác vốn cho các đơn vị quản lý quỹ. Vậy chứng chỉ quỹ là gì? Đầu tư chứng chỉ quỹ ra sao? Cùng tham khảo ngay bài viết sau của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Chứng chỉ quỹ là gì?
Luật chứng khoán 2019 nêu rõ: chứng chỉ quỹ là loại hình chứng khoán trong đó xác nhận quyền sở hữu của NĐT với một phần vốn góp trong quỹ đầu tư chứng khoán. Mệnh giá của chứng chỉ quỹ chào bán công chúng là 10.000 vnđ.
Như vậy, bản chất chứng chỉ quỹ gần giống với cổ phiếu, xác nhận quyền sở hữu, quyền lợi, trách nhiệm NĐT với phần góp vốn của mình.
Kỳ hạn của chứng chỉ quỹ là bao lâu
Thông thường chứng chỉ quỹ không có kỳ hạn, NĐT có thể bán ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên bạn cần có thời gian nghiên cứu danh mục đầu tư và để tài sản có thời gian tăng trưởng. Do đó, đầu tư chứng chỉ quỹ thường được xem là hình thức đầu tư lâu dài (hơn 12 tháng) tương đối an toàn hơn so với đầu tư chứng khoán truyền thống.
Chứng chỉ quỹ khác cổ phiếu ở đâu
Điểm khác biệt của chứng chỉ quỹ và cổ phiếu như sau:
Hạng mục | Cổ phiếu | Chứng chỉ quỹ |
Mục đích đầu tư | Phương tiện huy động vốn của một doanh nghiệp, công ty. | Phương tiện để thành lập một quỹ đầu tư chứng khoán. |
Quyền quyết định | Chủ sở hữu cổ phiếu tự do biểu quyết và quản lý cổ phần của bản thân. | NĐT đầu tư vào chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết hay quản lý cổ phần. Quyết định đầu tư do công ty quản lý quỹ đưa ra. |
Về trách nhiệm | Người đầu tư cổ phiếu dựa trên đánh giá của bản thân để ra quyết định, tự theo dõi tài khoản đầu tư của mình | Về trách nhiệm với chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ sẽ thực hiện thay mặt NĐT |
Bởi sự khác nhau này, NĐT chứng chỉ quỹ không cần nhất thiết phải là chuyên gia tài chính nhưng vẫn có thể tham gia đầu tư. Đồng thời, NĐT có thể tiết kiệm thời gian trong khi vẫn sinh lời từ đồng tiền nhàn rỗi.
Lãi suất
Lãi suất chứng chỉ quỹ thường không cố định. Mức lãi phụ thuộc vào thị trường cũng như cách đầu tư của đơn vị quản lý quỹ. Nếu NĐT chọn được đơn vị quản lý quỹ uy tín cũng như chứng chỉ quỹ tốt sẽ mang về khả năng sinh lời hiệu quả.
Các tiêu chí so sánh lãi suất ngân hàng với lãi suất chứng chỉ quỹ là gì? Cụ thể, NĐT có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Mức độ sinh lời: khi thị trường ổn định, chứng chỉ quỹ có thể mang về lợi nhuận lên đến 10%, cao hơn so với lãi ngân hàng. Do đó, về lâu dài, đầu tư chứng chỉ quỹ thường được đánh giá là mang về tiềm năng lợi nhuận cao hơn.
- Mức độ an toàn: nếu thị trường đi xuống, NĐT chứng chỉ quỹ có rủi ro mất trắng nếu thị trường không phục hồi trong ngắn hạn. Hoặc khi NĐT chọn thời điểm ra vào thị trường không phù hợp cũng có thể dẫn đến các khoản lỗ sâu hay kéo dài hơn.
- Thanh khoản: mức độ thanh khoản của chứng chỉ quỹ tương đối cao bởi nó được giao dịch trên sàn chứng khoán và dễ dàng tiếp cận với NĐT hơn so với các loại khác.
Bảng giá
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu chứng chỉ quỹ là gì cũng như sự khác nhau của chứng chỉ quỹ với chứng khoán. Các tính giá chứng chỉ quỹ như sau:
Giá chứng chỉ quỹ = Tỷ lệ NAVSố CCQ
Trong đó: tỷ lệ NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản thuần, tính bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng các khoản nợ phải trả. Số CCQ là tổng số chứng khoán phát hành bởi công ty quản lý quỹ.
NĐT sẽ mua nhiều chứng chỉ quỹ hơn khi tỷ lệ trên cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu kết quả đầu tư của hai quỹ trên tương đương nhau thì giá chứng chỉ quỹ (giá trị đầu tư của bạn) ngang nhau. Thông thường, giá chào bán lần đầu tiên của các chứng chỉ quỹ trên thị trường là 10.000 vnđ.
Nếu quỹ có mức giá là 10.000 vnđ, có nghĩa chứng chỉ quỹ này mới được mở bán ra thị trường. Mức giá cao hơn có nghĩa quỹ đã đi vào hoạt động, đem về lợi nhuận tốt, và lượng lớn chứng chỉ quỹ đã và đang giao dịch.
Do đó, bảng giá chứng chỉ quỹ biến động theo thời gian thành lập của từng quỹ. NĐT nên lựa chọn chứng chỉ quỹ có giá cao để đầu tư. Giá tốt chính là dấu hiệu cho thấy chứng chỉ quỹ hoạt động tốt. Để chắc chắn hơn NĐT có thể xem báo cáo tài chính công bố mỗi năm về kết quả đầu tư quỹ để kiểm chứng.
Mua chứng chỉ quỹ ở đâu?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu lý do nhiều NĐT hiện nay quan tâm tới chứng chỉ quỹ là gì? Vậy mua chứng chỉ quỹ ở đâu?
Hướng dẫn mua chứng chỉ quỹ
Đầu tiên, NĐT chọn đơn vị quản lý chứng chỉ quỹ phù hợp. NĐT có thể cân nhắc chọn đơn vị quản lý quỹ dựa trên các tiêu chí sau:
- Mức độ uy tín
- Lịch sử hoạt động
- Đội chuyên gia
- Lãnh đạo quỹ quản lý
- Trách nhiệm về công bố thông tin
- Các loại chứng khoán quỹ đang rót tiền có phù hợp với ‘khẩu vị’ đầu tư của NĐT và mục tiêu lợi nhuận không?
Sau khi lựa chọn được đơn vị uy tín, cách mua chứng chỉ quỹ là gì? Cụ thể, NĐT có thể mua chứng chỉ quỹ theo hai cách:
- Mua qua các ứng dụng tài chính trên điện thoại: hiện nay có nhiều ứng dụng được phát triển bởi các đơn vị quản lý chứng chỉ quỹ như: Finhay, Tikop, FMarket, Infina, SaveNow… Với thao tác đơn giản, dễ thực hiện, NĐT chỉ cần chuyển tiền là lựa chọn quỹ tương ứng theo mục đích đầu tư.
- Mua trực tuyến qua Website: đầu tiên, NĐT tạo tài khoản, điền thông tin cá nhân, hoàn tất xác minh rồi đăng nhập. Tiếp đó, NĐT lựa chọn loại hình quỹ muốn đầu tư như trên ứng dụng, thanh toán để hoàn tất.
Các lưu ý khi chọn mua
Chấp nhận rủi ro
Mọi hình thức đầu tư đều có rủi ro, khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ, NĐT cần chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. Đó có thể là rủi ro từ tín dụng của các tổ chức phát hành cổ phiếu, rủi ro thị trường…
Tính pháp lý
Sức ép từ cổ đông chính hoặc sức ép từ thị trường có thể khiến quỹ đầu tư có nguy cơ bị thoái vốn vào bất cứ lúc nào. Do đó, NĐT cần tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của chứng chỉ quỹ trước khi quyết định đầu tư.
Chi phí quỹ đầu tư
Điểm cuối cùng NĐT nên cân nhắc chính là chi phí quỹ, tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập của một quỹ. Bởi, giá chứng chỉ quỹ khác nhau nên độ biến động cũng khác nhau. Bên cạnh đó, mua chứng chỉ quỹ còn phải trả thêm một số loại thuế phí như phí phát hành chứng chỉ quỹ (phí mua chứng chỉ quỹ). Nhiều đơn vị còn tính thêm cả phí chuyển tiền.
Mua chứng chỉ quỹ ở đâu
Hiện nay NĐT có thể mua các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam tại một số nơi sau:
- Các công ty chứng khoán như VNDirect, SSI, hoặc HSC…
- Các quỹ quản lý trực thuộc ngân hàng: TPS (của TPbank), VBCS (của Vietcombank), Techcom Securities (của Techcombank), MBCapital (của MB Bank)
- Các ứng dụng hoặc website đầu tư tài chính: Topi (Công ty CP đầu tư VAM), Finhay (Công ty CP Quản lý quỹ Thiên Việt), Tikop (Công ty CP CN Techlab), FMarket (Công ty CP CNTC Fincorp)…
Nên mua chứng chỉ quỹ nào
Một số chứng chỉ quỹ uy tín NĐT có thể tham khảo như:
- VFMVF1 – của công ty VFM (trực thuộc Dragon Capital)
- VCBF – TBF – Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank
- VNDAF – Công ty TNHH MTV quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A (thuộc VNDirect)
- SSI-SCA – Công ty CP Chứng khoán SSI
Tạm kết
Qua bài viết trên đây, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu được chứng chỉ quỹ là gì cũng như sơ lược về cách chọn mua chứng chỉ quỹ.
Chứng chỉ quỹ là lựa chọn đầu tư phù hợp cho những ai mới tham gia đầu tư hoặc không có nhiều thời gian tìm hiểu chứng khoán trong khi vẫn muốn sinh lời từ dòng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, bạn đừng quên loại hình đầu tư nào cũng đều có rủi ro, do đó, chấp nhận rủi ro và luôn tìm hiểu trước khi xuống tiền sẽ giúp bạn từng bước trở thành NĐT khôn ngoan hơn. Việc Làm 24h chúc bạn đầu tư thành công!
Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm