Trong Marketing, việc xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược này là xác định và phát triển Content Pillar. Content Pillar là gì, có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào xây dựng và triển khai Content Pillar hiệu quả? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp trong bài viết dưới đây.
Content Pillar là gì?
Content Pillar là thuật ngữ được dùng trong chiến lược nội dung, chỉ những chủ đề cốt lõi mà toàn bộ hệ thống nội dung trên website hoặc nền tảng social sẽ triển khai. Đây là những Big idea – chủ đề lớn, bao quát, liên quan mật thiết đến sản phẩm/dịch vụ và thu hút, đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Vì sao Content Pillar quan trọng?
1. Xây dựng nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung
Content Pillar giúp định hình chiến lược nội dung nhất quán và rõ ràng. Khi đã xác định được các chủ đề cốt lõi, bạn có thể dễ dàng phát triển các nội dung xoay quanh những chủ đề này mà không lo thông tin bị lệch hướng.
2. Tăng nhận diện thương hiệu
Khi nội dung liên tục xoay quanh các Content Pillar đã được thống nhất, hình ảnh thương hiệu sẽ trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn trong mắt công chúng.
3. Tiết kiệm thời gian
Khung chủ đề càng được xác định rõ ràng càng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sáng tạo nội dung. Bạn không phải đau đầu tìm kiếm ý tưởng mới mỗi khi viết bài mà chỉ cần xoay quanh các Content Pillar đã có sẵn.
4. Tối ưu hóa SEO và tăng lưu lượng truy cập
Các Content Pillar giúp bạn tập trung vào những từ khóa quan trọng và liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, từ đó tối ưu SEO cho website dễ dàng hơn. Thường thì những nội dung chuyên sâu, xoay quanh các chủ đề chính luôn được công cụ tìm kiếm đánh giá cao, từ đó, tăng thứ hạng tìm kiếm và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
5. Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
Bằng cách tập trung vào các Content Pillar, bạn sẽ tạo ra những nội dung thực sự giá trị và hữu ích cho khách hàng. Content Pillar giúp bạn dễ dàng mở rộng và phát triển nhiều nội dung phụ, chi tiết xoay quanh các chủ đề chính, từ đó chiến lược nội dung trở nên phong phú mà vẫn giữ được sự nhất quán và liên kết.
6. Dễ dàng đánh giá và điều chỉnh chiến lược
Khi đã có các Content Pillar rõ ràng, việc đánh giá hiệu quả của chiến lược nội dung trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể theo dõi và đo lường hiệu quả của từng chủ đề, từ đó điều chỉnh và tối ưu chiến lược hiệu quả hơn.
7. Tạo sự đa dạng và phong phú cho nội dung
Mặc dù Content Pillar là những chủ đề lớn và bao quát, nhưng bạn có thể phát triển nội dung từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Điều này giúp nội dung trở nên đa dạng, phong phú, không bị nhàm chán và luôn thu hút sự quan tâm của người đọc.
Điểm khác biệt giữa Content Pillar và Content Angle là gì?
Content Angle là cách tiếp cận và khai thác các Content Pillar theo những góc độ khía cạnh, tình huống, nhân vật,… nhằm giúp nội dung trở nên hấp dẫn và khác biệt. Nếu Content Pillar cung cấp nền tảng và định hướng tổng thể cho chiến lược nội dung, Content Angle giúp triển khai nội dung theo các góc nhìn độc đáo. Việc kết hợp cả 2 yếu tố giúp tạo ra chiến lược nội dung thu hút được nhiều đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: Một công ty về sức khỏe và dinh dưỡng có thể có các Content Pillar như: “Dinh dưỡng lành mạnh”, “Chế độ ăn kiêng”, “Tập luyện thể dục”.
Với Content Pillar là “Dinh dưỡng lành mạnh”, bạn có thể có các Content Angle như:
- “Lợi ích của việc ăn sáng đúng cách”
- “Công thức các món ăn lành mạnh cho người bận rộn”
- “Các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch”
Sự khác biệt giữa Content Pillar và Content Angle thể hiện qua 3 điểm:
Phạm vi và mục đích
- Content Pillar: Các chủ đề lớn và bao quát, xác định phạm vi tổng thể của chiến lược nội dung, nhằm cung cấp nền tảng hướng dẫn cho tất cả các hoạt động sáng tạo.
- Content Angle: Cách tiếp cận cụ thể để khai thác từng Content Pillar. Thể hiện rõ từng chi tiết để làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của một chủ đề cốt lõi.
Cấu trúc và ứng dụng
- Content Pillar: Cấu trúc chính, khung xương cho nội dung. Mỗi Content Pillar có thể tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau như bài viết trên blog, podcast, video,…
- Content Angle: Các ý tưởng cụ thể và chi tiết, được sử dụng để triển khai nội dung xoay quanh các Content Pillar với các góc nhìn đa dạng.
Mức độ chi tiết
- Content Pillar: Đưa ra cái nhìn tổng quát về các chủ đề chính mà nội dung sẽ triển khai.
- Content Angle: Đi vào chi tiết của từng khía cạnh cụ thể trong các Content Pillar, giúp nội dung phong phú và cụ thể hơn.
Các loại Content Pillar phổ biến
Pillar Pages có nội dung X10
Pillar Pages có nội dung X10 là những nội dung toàn diện, chi tiết và có chất lượng cao gấp 10 lần khi tìm kiếm các từ khóa nhất định so với nội dung thông thường trên công cụ tìm kiếm. Các Content Pillar này không chỉ cung cấp thông tin sâu rộng mà còn mang lại giá trị vượt trội giúp họ giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu cụ thể.
Ví dụ: Một bài viết toàn diện về “Chiến lược Digital Marketing cho người bắt đầu” bao gồm các phần như SEO, SEM, Content Marketing, Social Media Marketing,…
Subtopic Pillar Page
Subtopic Pillar Page tập trung vào một khía cạnh cụ thể của một chủ đề lớn và chi tiết hóa khía cạnh đó. Trang này thường liên kết đến Pillar Page chính và các bài viết liên quan khác, tạo nên cấu trúc nội dung liên kết chặt chẽ và chuyên sâu.
Ví dụ: Bài viết chi tiết về “SEO On-Page” liên kết đến Pillar Page chính về “SEO” và các bài viết khác như “SEO Off-Page”, “SEO Kỹ Thuật”.
Resource Pillar Page
Resource Pillar Page là trang tổng hợp các tài nguyên hữu ích liên quan đến một chủ đề cụ thể. Đây là nơi tập trung các tài liệu, công cụ, hướng dẫn và liên kết đến các bài viết hoặc trang web hữu ích khác.
Ví dụ: Một trang tổng hợp các tài liệu và công cụ về “Quản lý dự án”, bao gồm ebook, phần mềm quản lý dự án, bài viết hướng dẫn,…
Các bước triển khai Content Pillar là gì?
Bước 1: Xác định chủ đề chính
Đầu tiên, ghi nhớ rằng chủ đề Content Pillar phải đủ rộng để phân thành nhiều chủ đề phụ, do đó, bạn không nên chọn những từ khóa đuôi dài để làm chủ đề chính.
Chủ đề phải liên quan mật thiết đến sản phẩm/dịch vụ, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Đồng thời nội dung phải mang lại giá trị, giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và có tiềm năng tạo ra nhiều nội dung phụ.
Để xác định được chủ đề chính của Content Pillars, bạn cần hiểu rõ khách hàng. Hãy xây dựng chân dung khách hàng bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Ai là khách hàng mục tiêu của bạn? Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích,…
- Họ đang tìm kiếm gì? Những thông tin, sản phẩm, dịch vụ nào mà họ quan tâm khi truy cập vào website.
- Vấn đề của họ là gì? Những khó khăn hoặc thách thức mà họ đang gặp phải
- Làm thế nào để nội dung của bạn giúp họ giải quyết vấn đề? Cung cấp giải pháp, thông tin hữu ích hoặc tư vấn để giúp đỡ.
Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các chủ đề Content Pillar có thể bao gồm: “Dinh dưỡng”, “Sức khỏe tinh thần”, “Luyện tập thể thao”.
Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic
Tạo Topic Cluster – cấu trúc nội dung với một chủ đề chính (Pillar Page) được liên kết với nhiều cụm chủ đề (Cluster Content) – là bước quan trọng để xây dựng hệ thống nội dung logic cho website.
Bằng cách nghiên cứu từ khóa và xem xét chiến lược của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xác định các chủ đề phụ phù hợp và tạo ra cấu trúc nội dung hiệu quả.
Một số công cụ hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa gồm có:
- Google Keyword Planner: Tìm từ khóa liên quan đến chủ đề chính và xem lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ cạnh tranh của từ khóa.
- Ahrefs: Phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh và đánh giá các từ khóa liên quan.
- Keywordtool.io: Tìm kiếm các từ khóa liên quan và các câu hỏi mà người dùng thường truy vấn.
- Semrush: Phân tích các từ khóa xu hướng và đánh giá các từ khóa của đối thủ cạnh tranh.
Bước 3: Xây dựng Pillar Page
Phần mục lục và các Anchor Text: Mục lục được ở đầu bài viết để giúp người đọc dễ dàng tìm thấy và điều hướng đến các phần quan tâm. Đồng thời, sử dụng các Anchor Text (văn bản chứa liên kết) phù hợp để liên kết đến các phần khác trong bài viết hoặc đến các bài viết liên quan khác.
Tối ưu các thẻ Heading 1, 2, 3,…
- Heading 1 (H1): Tiêu đề chính của bài viết và chỉ nên có một H1 trên mỗi trang. Tiêu đề này phải chứa từ khóa chính.
- Heading 2 (H2) và Heading 3 (H3): Sử dụng các thẻ H2, H3 để chia nội dung thành các phần logic, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc bài viết.
Internal Link (Liên kết nội bộ): Các liên kết giữa các trang trên cùng một website để kết nối các bài viết liên quan, giúp người đọc dễ dàng điều hướng và ở lại trên trang lâu hơn. Các liên kết này cũng giúp phân phối sức mạnh SEO giữa các trang.
Outbound Link (Liên kết ra ngoài): Các liên kết đến các trang web uy tín và liên quan sẽ tăng độ tin cậy của nội dung. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc nguồn và không nên sử dụng quá nhiều outbound link để tránh ảnh hưởng.
Tối ưu hình ảnh: Hình ảnh trong bài viết nên có chất lượng cao, kích thước được tối ưu và liên quan đến nội dung. Đồng thời, sử dụng thẻ alt cho hình ảnh với từ khóa phù hợp để tăng khả năng SEO hình ảnh.
Nút quay lại đầu trang: Thêm nút này để người đọc dễ dàng trở lại đầu bài viết mà không cần cuộn lên.
Landing Page (Trang đích): Trang đích cần có nội dung hấp dẫn, cung cấp giá trị và được tối ưu hóa.
Nút Call-to-action (CTA): Sử dụng các nút CTA hấp dẫn để hướng dẫn người đọc thực hiện hành động tiếp theo, chẳng hạn như đăng ký nhận bản tin, tải tài liệu miễn phí, hoặc liên hệ với bạn.
Bước 4: Viết Content Pillar chuyên nghiệp
Dưới đây là những lưu ý khi viết Content Pillar hiệu quả.
Đáp ứng Search Intent: Content Pillar phải đáp ứng Search Intent – ý định, mục đích tìm kiếm của người dùng, phải cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết các câu hỏi và vấn đề mà người đọc đang tìm kiếm.
Chứa đầy đủ các Cluster Content: Content Pillar phải bao quát hết tất cả các Cluster Content liên quan. Mỗi Cluster Content sẽ giúp làm rõ và mở rộng các khía cạnh của chủ đề chính.
Bố cục logic: Xây dựng bố cục rõ ràng và logic giúp giữ người đọc ở lại trang lâu hơn.
Không đề cập chi tiết vào vấn đề: Mặc dù Content Pillar cần bao quát toàn bộ chủ đề, nhưng không nên đi quá sâu vào chi tiết từng vấn đề mà chỉ nên giới thiệu tổng quan qua từng mục.
Sử dụng các yếu tố đa phương tiện: Để tăng tính hấp dẫn và giữ chân người đọc, hãy sử dụng các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video, infographics, biểu đồ,…
Bước 5: Quảng cáo bài viết Content Pillar
Sau khi hoàn thành Pillar Page, thực hiện quảng bá là cách hay để tối ưu lợi ích từ Content Pillars, đem lại giá trị bền vững cho website và doanh nghiệp. Bạn có thể quảng bá bài viết bằng nhiều cách khác nhau như:
- Chia sẻ trên các kênh mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter, Instagram,…
- Tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hoặc quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook Ads, LinkedIn Ads, Twitter Ads,…
- Email Marketing với Newsletter hoặc Email Automation.
- Liên kết với các bài viết liên quan bằng Internal Linking (liên kết nội bộ) hoặc External Linking (liên kết bên ngoài).
- Marketing trực tiếp
- Seeding bài viết Pillar Content trên các nhóm hoặc diễn đàn
Bước 6: Cập nhật thông tin liên tục
- Theo dõi xu hướng và cập nhật nội dung thường xuyên, đảm bảo thông tin trên Pillar Page luôn chính xác.
- Chỉnh sửa đã cũ hoặc không còn phù hợp và bổ sung thông tin, nghiên cứu, dữ liệu hoặc ví dụ minh họa mới để bài viết phong phú và hấp dẫn hơn.
- Kiểm tra và cập nhật từ khóa theo các xu hướng mới nhất để tối ưu hóa SEO.
- Kiểm tra và cập nhật các liên kết nội bộ và bên ngoài để đảm bảo hoạt động và liên kết đến các nội dung có giá trị.
- Đánh giá lại giao diện, tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng.
- Lắng nghe phản hồi và nhận xét từ độc giả để cải thiện và cập nhật nội dung.
Kết luận
Bằng cách nắm vững Content Pillar là gì cũng như các bước tạo và xác định Content Pillar, bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả và thu hút khách hàng mục tiêu. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn độc giả. Chúc bạn thành công!
Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Vieclam24h.vn. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Vieclam24h.vn cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…
Xem thêm: Spin Content là gì? Có nên áp dụng Spin Content không?