Trong “thế giới” SEO, Do Follow và No Follow là hai trong nhiều thuật ngữ quen thuộc và quan trọng mà bạn cần lưu ý. Tuy nhiên, phần lớn các newbie khi vừa bắt đầu hành trình chinh phục SEO có thể chưa biết Do Follow và No Follow là gì. Vì vậy, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn “khai sáng” khái niệm về Do Follow và No Follow qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Do Follow và No Follow
Do Follow và No Follow là gì?
Do Follow link và No Follow link về cơ bản là thuộc tính rel dùng để quy định tính chất của các liên kết. Khi liên kết đến một trang web khác, website của bạn có thể được đánh dấu là Do Follow hoặc No Follow, tùy vào cách mà liên kết đã cấu trúc.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các liên kết chất lượng, được công cụ tìm kiếm xác định. Thông qua các liên kết, những công cụ tìm kiếm có thể đánh giá mức độ uy tín cũng như mức độ tin cậy của một trang web. Khi được liên kết đến bởi nhiều trang web khác với nhiều Do Follow link, website của bạn sẽ tăng độ tín nhiệm và độ ảnh hưởng trên trang kết quả tìm kiếm.
Đây là thuật ngữ dùng chỉ các liên kết kém chất lượng, không được tính vào quá trình đánh giá mức độ uy tín và độ tin cậy của một trang web. Nghĩa là các liên kết không có khả năng làm tăng độ tín nhiệm và sức ảnh hưởng của một trang web trên trang tìm kiếm. Thông thường, các liên kết No Follow được sử dụng để tránh bị spam.
Vì sao Do Follow và No Follow quan trọng với website?
Cả hai đều đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của chiến dịch SEO.
Về bản chất, Do Follow là loại liên kết được Google sử dụng để đánh giá mức độ uy tín cho trang web. Khi trang web khác trỏ liên kết đến trang web của bạn và sử dụng Do Follow, trang web này đóng vai trò như một “phiếu bầu” chất lượng cho trang web của bạn. Nếu liên kết từ trang web chất lượng có nội dung liên quan đến nội dung trang web của bạn, liên kết Do Follow này sẽ giúp tăng độ tin cậy và giúp trang web của bạn xếp hạng cao.
Tuy nhiên, nếu liên kết từ một trang web không tin cậy hoặc có nội dung thiếu liên quan, liên kết này có thể làm giảm độ uy tín và gây ảnh hưởng đến xếp hạng trang web của bạn. Chính vì thế, quá trình xây dựng link cần được thực hiện cẩn trọng, chỉ nên tập trung vào những trang web có nội dung liên quan, đáng tin cậy.
Ngược lại, No Follow là loại liên kết mà các công cụ tìm kiếm không sử dụng để đánh giá độ uy tín của trang web. Dù vậy, liên kết No Follow vẫn có giá trị trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Loại liên kết này giúp website ngăn chặn những hoạt động spam liên kết. Ví dụ, một trang web cho phép người dùng đăng bình luận kể cả các link trỏ đến trang web của họ, việc sử dụng No Follow sẽ ngăn chặn những SEOer spam liên kết vào các bình luận và giúp đảm bảo sự “trong sạch” cũng như độ tin cậy của trang web.
Hướng dẫn cách kiểm tra liên kết Do Follow và No Follow
Trên thực tế, những người vừa “bước chân” vào “thế giới” SEO, việc phân biệt Do Follow và No Follow thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm tra bằng tiện ích của Chrome, công cụ backlink hoặc HTML code.
Cách 1: Sử dụng tiện ích Chrome
- Bước 1: Truy cập vào vào trình duyệt Chrome -> Chọn mục “Cài đặt” -> Tại mục “Công cụ khác” -> Click vào “Tiện ích mở rộng”.
- Bước 2: Tiếp tục kéo chuột xuống và tích vào mục “Tải thêm tiện ích”.
- Bước 3: Tại ô tìm kiếm nằm ở mục trái màn hình, nhập từ khoá “No Follow”.
- Bước 4: Chọn tiện ích No Follow -> Click vào nút thêm vào Chrome.
- Bước 5: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị thông báo hỏi bạn có thêm tiện ích hay không. Lúc này, bạn chỉ cần click vào nút thêm tiện ích. Sau đó, bạn cần tắt trình duyệt Chrome và mở lại là có thể sử dụng.
Cách 2: Dùng công cụ phân tích backlink
Công cụ phân tích backlink phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là Ahref. Trước tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ Ahref, điền tên miền website của mình và chọn mục “Backlinks”. Lúc này, màn hình sẽ hiển thị toàn bộ link Do Follow và No Follow.
Thông qua công cụ phân tích backlink, bạn có thể kiểm tra liên kết Do Follow và No Follow dễ dàng hơn. Ngoài ra, công cụ này cũng giúp bạn xây dựng hệ thống backlink hiệu quả, phù hợp với website của mình.
Cách 3: Kiểm tra HTML code hoặc source code
- Bước 1: Tại trang web cần kiểm tra, bạn chỉ cần click chuột phải vào trang và chọn mục “Inspect” hoặc “View Page Source”.
- Bước 2: Nhấn “Ctrl F” và gõ mục “No Follow” -> Màn hình sẽ hiển thị những thẻ Do Follow và No Follow (phần được bôi màu).
Xem thêm: HTML là gì? Từ newbie thành chuyên gia HTML với loạt website tự học
Bí quyết sử dụng Do Follow để tăng cường “sức mạnh” SEO
Xây dựng liên kết từ trang web uy tín
Để tạo nên kết quả tốt nhất từ các liên kết, bạn nên tìm cách liên kết với những trang web uy tín và có độ tin cậy cao trong lĩnh vực mình hoạt động.
Đây là những trang web sở hữu chỉ số DA (Domain Authority) cao. Khi liên kết với các website này, sức mạnh trang web của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn cần phải tạo dựng quan hệ với các chuyên gia trong ngành và đảm bảo rằng nội dung trên trang web của bạn đáp ứng được yêu cầu của các trang web uy tín.
Xem thêm: Bật mí 20++ thuật ngữ SEO cần biết giúp website lên TOP tìm kiếm hiệu quả
Tạo nội dung chất lượng cao
Để thu hút các liên kết, bạn cần phải tạo ra nội dung chất lượng và mang lại giá trị cho người đọc. Tốt nhất, bạn nên tập trung vào việc sáng tạo nội dung có tính chất thực tế, cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích và hấp dẫn. Nội dung càng chất lượng và có giá trị, càng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc cũng như tăng khả năng liên kết đến trang web của bạn.
Sử dụng các từ khóa chính
Sử dụng các từ khóa chính trong các liên kết Do Follow sẽ giúp tăng cường sức mạnh trang web trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo rằng các từ khóa được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lý và vừa phải để tránh bị xem là spam. Bạn có thể sử dụng những từ khóa chính trong các văn bản liên kết hoặc trong đoạn mô tả trang web để được công cụ tìm kiếm đánh giá tích cực.
Đặt các liên kết trong văn bản nổi bật
Đặt các liên kết Do Follow trong văn bản nổi bật sẽ giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận người đọc. Nghĩa là người dùng Internet sẽ có nhiều khả năng tìm thấy trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Các liên kết được đặt trong những văn bản đậm, nghiêng hoặc gạch chân sẽ thu hút sự chú ý của độc giả hơn liên kết ẩn.
Sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ liên kết
Sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ các liên kết Do Follow sẽ giúp trang web của bạn tăng khả năng truy cập và chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ các liên kết trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, LinkedIn và Pinterest để thu hút lượng lớn lượt truy cập.
Tối ưu hóa trang web của bạn
Để tăng cường sức mạnh trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm, bạn cần tối ưu hóa trang web của mình. Tốt nhất, bạn nên tập trung vào những yếu tố tối ưu hóa trang web như tốc độ tải trang, cấu trúc trang, thiết kế thân thiện với người dùng, đảm bảo rằng trang web có bố cục và thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng.
Xem thêm: Phần mềm SEO là gì? Tiết lộ 7 phần mềm SEO tốt nhất dành cho thợ xây website
Liên kết nào mang lại hiệu quả?
Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá chính xác Do Follow hay No Follow mang lại hiệu quả cao hơn.
Thông thường, Do Follow links được xem là tốt hơn. Nhiều người cho rằng những liên kết này cho phép các công cụ tìm kiếm theo dõi và chấm điểm cho trang web của bạn. Khi những trang web khác đặt liên kết Do Follow đến trang web của bạn, chúng sẽ trở thành một phần sức mạnh.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng Do Follow links, trang web của bạn có thể trở nên thiếu tự nhiên, dễ bị các công cụ tìm kiếm nhận ra và đánh giá là spam. Lúc này, website của bạn có thể bị phạt và giảm thứ hạng tìm kiếm trên Google.
Vì vậy, việc phối hợp cả liên kết là cách tối ưu hóa trang web hiệu quả. Bằng cách đặt liên kết Do Follow vào những nội dung quan trọng, hữu ích, và sử dụng liên kết No Follow cho những trường hợp như liên kết đến trang web khác hoặc liên kết trong các bình luận, bạn sẽ giúp cho trang web của mình tăng cường sức mạnh trong kết quả tìm kiếm mà vẫn giữ được tính tự nhiên cũng như chất lượng.
Nhìn chung, đều là những yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch SEO. Nếu chưa có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm, bạn có thể tìm đến những chuyên gia tư vấn SEO hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ này để “build web” hiệu quả hơn nhé!
Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc về Do Follow và No Follow. Hãy tiếp tục theo dõi để đón đọc những bài viết hữu ích về SEO, cùng các cơ hội làm việc khác bạn nhé!
Xem thêm: SEO mũ đen là gì? Áp dụng SEO mũ đen có rủi ro gì không?