Đòn bẩy tài chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì, tính đòn bẩy tài chính như thế nào? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu về đòn bẩy tài chính và hướng dẫn cách tính
Thuật ngữ này là một khái niệm thường gặp trong kinh doanh, tiếng Anh là Financial Leverage (viết tắt là FL).
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đây là mức độ vốn vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Nói một cách dễ hiểu, đòn bẩy tài chính là cách doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, bằng cách huy động thêm các nguồn vốn vay ngoài vốn chủ sở hữu.
Trên thực tế, đòn bẩy được sử dụng rất phổ biến. Bởi rất ít doanh nghiệp nào có thể thành công nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có. Nếu biết cách sử dụng đòn bẩy thông minh và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nắm trong tay những tài sản và lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều công ty lạm dụng đòn bẩy và lâm vào kết cục nợ nần, phá sản…
Hệ số là gì
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tiếng Anh là Financial Leverage Ratio) là chỉ số dùng để đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này tỉ lệ thuận với rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay tổ chức. Cụ thể, nếu hệ số đòn bẩy tài chính cao, nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nợ hơn so với vốn sở hữu (mức độ rủi ro cao). Còn nếu hệ số này thấp, nghĩa là doanh nghiệp đang ổn định.
Công thức
Công thức đòn bẩy tài chính được xác định chính xác dựa theo phương trình sau:
DFL = (ΔEPS / EPS0) / (ΔEBIT / EBIT0)
Trong đó:
– EBIT: lợi nhuận trước lãi và thuế VAT.
– EPS: lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.
Công thức tính nợ sau khi đã có thêm khoản vay lãi cần phải trả:
DFL = EBIT0 / EBIT0 – I = Q x (p – v) – F / Q x (p – v) – F – I
Trong đó:
– F: chi phí cố định.
– v: chi phí biến đổi trên một sản phẩm.
– p: giá bán.
– Q: số lượng sản phẩm.
– I: lãi vay phải trả.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính là gì
Tỷ lệ còn được gọi là tỷ lệ vay vốn. Đây là tỷ lệ giữa tổng nợ của doanh nghiệp dùng để kinh doanh trên tổng vốn sở hữu của doanh nghiệp đó. Tỷ lệ này thể hiện mức độ sử dụng vốn vay để tăng cường vốn đầu tư, đồng thời cho thấy mức độ rủi ro của doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay.
Ví dụ cụ thể cách tính đòn bẩy tài chính
Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo ví dụ về đòn bẩy tài chính sau đây nhé:
Công ty Hoàng Long kinh doanh thực phẩm với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ, trong đó bao gồm 50.000.000 VNĐ là tiền vay với lãi suất 10%/ năm. Dự kiến trong năm 2023, lượng tiêu thụ đạt 10.000 sản phẩm, giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. Sau đây là cách tính:
Theo đó:
I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
F = 40.000.000 VNĐ
v = 14.000 VNĐ
p = 20.000 VNĐ
Q = 10.000 sản phẩm
Như vậy, mức độ tác động lên công ty Hoàng Long là:
DFL =10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.00010.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 – 5.000.000 1,34
Ưu điểm và rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Cũng như bất kỳ công cụ đầu tư và kinh doanh nào khác, đòn bẩy cũng sở hữu những ưu điểm và rủi ro riêng:
Ưu điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Khi sử dụng, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn vay để tối ưu hoá các khoản đầu tư, tăng cường lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng. Đòn bẩy tài chính sẽ hỗ trợ bạn khi có nhu cầu xử lý các khoản đầu tư vượt quá khả năng, ví dụ như thuê văn phòng mới hoặc nâng cấp dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ mới…
Rủi ro khi sử dụng
Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức, nhưng đòn bẩy tài chính cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt là với các doanh nghiệp có lợi nhuận không ổn định. Đặc trưng này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thanh toán các khoản vay theo chu kỳ cố định, từ đó khiến tỷ lệ vỡ nợ tăng cao. Sau đây là một số rủi ro thường gặp nhất khi sử dụng đòn bẩy tài chính:
– Rủi ro về tài chính (Financial Risk): nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ, khoản vay sẽ trở thành một vấn đề tài chính nghiêm trọng.
– Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk): lãi suất tăng sẽ kéo theo các chi phí nợ cũng tăng lên, tạo ra gánh nặng tài chính lớn hơn cho doanh nghiệp và giảm lợi nhuận ròng.
– Rủi ro kinh doanh(Business Risk): sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm tăng rủi ro kinh doanh nếu doanh nghiệp không thể sinh lời đủ để chi trả nợ.
– Rủi ro quản lý (Management Risk): doanh nghiệp không được quản lý hiệu quả hoặc có những quyết định đầu tư không chính xác có thể dẫn đến lỗ nặng khi sử dụng đòn bẩy.
– Rủi ro hệ thống (Systemic Risk): một số rủi ro có thể xuất phát từ các yếu tố vĩ mô và có hệ thống, ví dụ như suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, hoặc thậm chí là biến động trong chính trị quốc gia.
Xem thêm: Năm tài chính là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về năm tài chính
Ý nghĩa và mối quan hệ với rủi ro tài chính
Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa rất lớn trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Và đặc biệt công cụ này cũng có mối quan hệ mật thiết với rủi ro tài chính.
Ý nghĩa
Đòn bẩy thực sự là con dao hai lưỡi. Bởi nó có thể mang đến lợi nhuận rất cao nhưng cũng có thể là con đường dẫn đến thất bại. Công cụ này có rất nhiều ý nghĩa đối với tài chính của một doanh nghiệp:
– Bù đắp thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp, duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ tăng trưởng mạnh mẽ, gia tăng tỷ suất lợi nhuận nhanh chóng.
– Là công cụ thúc đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu.
– Được coi như “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp. Bởi theo luật, cả khoản vay và tiền lãi đều được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, sau đó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán. Do đó, khi sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ chỉ nộp ít thuế hơn mà lợi nhuận vẫn tăng.
Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy
Đòn bẩy tài chính có thể làm tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố này:
– Tăng rủi ro: khi sử dụng đòn bẩy, doanh nghiệp thường sử dụng một lượng vốn nhỏ để kiểm soát khối tài sản lớn. Nếu giá trị tài sản giảm, tỷ lệ lỗ sẽ tăng lên nhanh chóng.
– Lợi nhuận và lỗ: nếu doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy để phát triển, lợi nhuận sẽ được tăng cường. Ngược lại, nếu thị trường không thuận lợi, rủi ro lỗ sẽ gia tăng.
– Nợ và năng lực chi trả: nếu doanh nghiệp không quản lý được khoản vay thì khả năng chi trả sẽ suy giảm, khiến tình hình tài chính trở nên nguy hiểm.
– Biến động thị trường: các biến động của thị trường có thể tác động lớn đến mức độ rủi ro khi sử dụng đòn bẩy. Nếu thị trường không ổn định, việc sử dụng đòn bẩy có thể trở nên rủi ro hơn.
Cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả
Để sử dụng đòn bẩy hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
– Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường tiêu thụ, nguồn cung ứng… sẽ giúp hạn chế các nguy cơ xấu nhất đối với doanh nghiệp nếu thị trường có sự biến động mạnh.
– Siết chặt các biện pháp quản trị chi phí, nhằm tối đa hoá mục tiêu về lợi nhuận, gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
– Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và đề ra các phương án ứng phó cho doanh nghiệp trong các tình huống khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp có thể xử lý kịp thời và đưa ra quyết định phù hợp trong trường hợp kinh doanh không thuận lợi.
– Kết hợp đòn bẩy tài chính với đòn bẩy kinh doanh nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Trên đây là những thông tin về đòn bẩy tài chính. Đây là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy tận dụng nó một cách thận trọng, khôn ngoan để tối đa hoá lợi ích và tạo động lực để doanh nghiệp của bạn vươn lên phát triển thật mạnh mẽ nhé.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Green Marketing (Tiếp thị xanh): Xu hướng nhất thời hay quá trình đầu tư bài bản