Người xưa thường quan niệm rằng “an cư mới lập nghiệp”, tức bạn phải xác định được chỗ ở cụ thể cho bản thân hoặc gia đình rồi bắt đầu quá trình đi làm, lập nghiệp. Tuy nhiên, trong cuộc sống không ai có thể biết trước chuyện gì, đặc biệt trong thời thế nhiều biến chuyển như hiện nay, có thể nay bạn ở đây nhưng ngày mai sẽ phải chuyển chỗ ở đến một nơi khác. Những lúc thế này, thay vì phải kiếm một công việc mới thì bạn có thể sử dụng đơn xin chuyển công tác để được làm việc gần nơi sống mới hơn. Vậy cụ thể đơn xin chuyển công tác là gì? Hãy để Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giới thiệu đến bạn những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất cho mọi ngành nghề trong bài viết bên dưới nhé!
1. Đơn xin chuyển công tác là gì?
Là loại đơn được người lao động sử dụng khi có mong muốn xin chuyển đến nơi làm việc hoặc chuyển đến nơi công tác mới. Hình thức đơn này thường được sử dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước, trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, các bộ phận, các phòng ban,…
Cụ thể hơn thì công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… sẽ là những người sử dụng chủ yếu loại văn bản này.
Xem thêm: 3 trở ngại khiến bạn khó quyết định có nên thay đổi công việc và cách giải quyết
2. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác
Mục đích của việc viết đơn xin sẽ tùy thuộc vào các nhu cầu, vị trí việc làm của người muốn chuyển công tác. Thông thường, đơn xin chuyển công tác được dùng khi:
- Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển hơn
- Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê.
- Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện.
- Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh.
Nhờ có đơn mà những người có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra các quyết định phù hợp cho cơ quan, tổ chức và người lao động.
3. Nội dung của đơn xin
Tương tự như các loại đơn khác, nội dung gồm những đầu mục chính như sau:
- Quốc hiệu tiêu ngữ (phần bắt buộc có trong đơn),
- Tiêu đề đơn (“Đơn xin chuyển đổi đơn vị công tác”, “Đơn xin chuyển công tác”,…).
- Những thông tin cá nhân về tên tuổi chức vụ, vị trí hiện tại, mong muốn được điều chuyển công tác đến vị trí nào, hoặc đến nơi đâu.
- Lý do của việc xin chuyển công tác này.
- Lời hứa, lời cam đoan sẽ thực hiện, chấp hành đúng quy định.
- Lời cảm ơn, chữ ký
Về bố cục, đơn xin cần được trình bày rõ ràng, khoa học. Bạn có thể viết tay hoặc sử dụng form mẫu có sẵn tùy theo quy định từng đơn vị khác nhau.
4. Hồ sơ đi kèm gồm có gì?
Trong các cơ quan, tổ chức, bạn không chỉ cần tờ đơn xin mà còn phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đi kèm. Tùy vào quy trình làm việc mà hồ sơ chuyển công tác của người lao động sẽ cần có những giấy tờ khác nhau:
- Đơn xin có xác nhận đồng ý của quản lý.ị.
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, doanh nghiệp mới. đến
- Sơ yếu lý lịch cá nhân hợp lệ có dán ảnh và có dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan đang công tác.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (nếu có).
- Bản sao của quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại.
- Giấy tờ tùy thân như bản sao căn cước công dân, sổ hộ khẩu có công chứng,…
Đối với các công chức, viên chức làm việc trong ngành giáo dục, công an cần có:
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngành.
- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định điều chỉnh lương.
5. Cách viết đơn xin chuyển công tác
- Trước khi viết đơn, người lao động cần xác định nơi làm việc và công tác hiện tại của mình, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để viết đúng thông tin về người, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng.
- Nơi sinh: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
- Nơi ở hiện nay: Ghi rõ xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Trình độ học vấn: Ghi rõ
- Chuyên ngành đào tạo
- Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình – khá, yếu
- Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…
- Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác.
- Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…
- Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân theo dòng thời gian từ hiện tại đến xa nhất. .
Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội phải bổ sung thêm một số thông tin liên quan:
- Ngày vào ngành
- Ngày về đơn vị công tác hiện nay
- Hệ số lương
- Mã ngạch
- Ghi chi tiết lí do có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
- Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.
- Thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết đóng dấu và ký tên
6. Những mẫu đơn hay nhất
Như đã đề cập ở trên, tuỳ vào từng ngành, từng mục đích, từng vị trí khác nhau sẽ có những mẫu đơn xin khác nhau. Dưới đây, Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu đơn xin phổ biến và chuẩn nhất nhé!
6.1. Mẫu đơn của giáo viên
Đơn xin trong ngành giáo dục thường dành cho các giáo viên đang công tác tại trường nhưng muốn chuyển vị trí công tác từ địa điểm này sang một địa điểm khác hoặc chuyển công tác sang một đơn vị, trường học khác phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
Trong đơn chuyển công tác của giáo viên sẽ cần có thông tin về đơn vị quản lý trực tiếp của trường ví dụ như phòng giáo dục đào tạo, sở giáo dục và tên trường đang công tác.
Ở phần kính gửi, giáo viên làm đơn cần kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn ví dụ như ủy ban nhân dân huyện, phòng nội vụ, ban giám hiệu trường,…
Tiếp đó sẽ trình bày lý do viết đơn chuyển công tác ngắn gọn, đúng trọng tâm và ghi nơi muốn chuyển công tác. Sau đó người viết đơn sẽ ký và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét và giải quyết.
Bạn có thể tải ngay mẫu đơn TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Bật mí TOP 10 công việc lý tưởng giúp trả lời câu hỏi con gái nên học ngành gì
6.2. Mẫu dành cho ngành y tế
Đơn xin chuyển công tác ngành y tế là một mẫu đơn được những người đang công tác trong ngành y tế khi muốn xin chuyển đến một bộ phận khác hoặc là xin chuyển đến một đơn vị khác trong ngành.
Giống như các mẫu đơn thông thường khác, cần đảm bảo ghi đầy đủ tên cơ quan quản lý trực tiếp, quốc hiệu tiêu ngữ ngày tháng năm viết đơn và tên đơn.
Tiếp đó sẽ nêu cụ thể về lý do viết đơn: ví dụ như chuyển đến một bộ phận khác để phù hợp với trình độ chuyên môn của bản thân, mong cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết đơn;…
Cuối cùng người viết đơn ký và đừng quên xin xác nhận tại đơn vị.
Bạn có thể tải ngay mẫu đơn TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Học điều dưỡng ra làm gì? Xem điểm chuẩn ngành điều dưỡng mới nhất
6.3. Mẫu đơn xin chuyển công tác về gần nhà
Đơn xin về gần nhà thường được người lao động, cán bộ, viên chức,… viết khi có nhu cầu xin chuyển công tác tại đơn vị mình đang công tác về gần nhà để tạo thuận lợi cho công việc.
Nội dung đơn sẽ trình bày lý do xin chuyển công tác như: vì điều kiện gia đình khó khăn có người già hay đau ốm mà không có ai chăm sóc,… Để thuận tiện cho công tác cũng như được chăm sóc người thân, người lao động có thể viết đơn này xin được chuyển công tác về gần nhà. Lưu ý ghi đầy đủ nơi công tác muốn chuyển về trong đơn sau đó người viết đơn ký và xin xác nhận của thủ trưởng quản lý trực tiếp.
Bạn có thể tải ngay mẫu đơn TẠI ĐÂY.
6.4. Mẫu đơn trong quân đội
Mẫu đơn này thường được những người đang công tác trong quân đội viết khi muốn chuyển sang công tác tại một bộ phận khác hoặc là chuyển sang công tác tại đơn vị mới.
Nội dung trong đơn cần ghi rõ lý do xin chuyển công tác, ví dụ như chuyển sang một bộ phận khác để phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân hoặc là chuyển sang một đơn vị mới để tạo thuận lợi cho việc đi lại và công tác.
Sau khi trình bày lý do viết đơn để xin chuyển công tác cần xin xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và người viết đơn ký tên.
Bạn có thể tải ngay mẫu đơn TẠI ĐÂY.
Tạm kết
Trên đây là những mẫu đơn xin mà Việc Làm 24h muốn giới thiệu đến bạn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích những ai đang có ý định xin chuyển công tác đến một bộ phận khác hoặc một cơ quan, tổ chức khác trong ngành thì hãy sử dụng các mẫu đơn trên nhé! Chúc bạn luôn thành công.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Tiết lộ 10 đặc điểm thế hệ Gen Z giúp thu hút và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng