Tương tác hay Engagement là số liệu quan trọng bậc nhất và không thể thiếu khi nhắc đến Social Media Marketing. Trong đó Engagement Rate thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch thương hiệu, đặc biệt là Viral Marketing. Vậy Engagement là gì, làm thế nào để tính Engagement Rate? Hãy cùng Nghề nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Engagement là gì?
Không có định nghĩa chung về Engagement là gì trong Social Media Marketing, nhưng hiểu đơn giản Engagement đề cập đến những tương tác của người dùng đối với nội dung của thương hiệu. Tùy vào mỗi nền tảng mà Engagement bao gồm những hành động như:
– Facebook: nhấp chuột, lượt reaction (thích, thả tim…), bình luận, chia sẻ, nhắn tin.
– Instagram: lượt thích, bình luận, chia sẻ, lưu, nhắn tin, lượt truy cập profile, chạm vào story sticker, sử dụng hashtag có thương hiệu, nhấn vào nút get directions.
– LinkedIn: thích, bình luận, đăng lại, chia sẻ qua tin nhắn, nhấp vào nút tùy chọn.
– Tiktok: thích, bình luận, lưu, chia sẻ.
– Youtube: thích, bình luận, chia sẻ, tải xuống, lưu.
– Twitter: retweet, bình luận, đề cập (mentions), sử dụng hashtag.
Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) là gì?
Engagement Rate là thước đo mức độ tương tác của người dùng đối với nội dung mà thương hiệu chia sẻ. Trong SMM, Engagement Rate cao giúp bạn có khả năng hiển thị tốt hơn và tạo cảm giác đáng tin cậy hơn khi người dùng mới truy cập vào profile thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy Engagement Rate bao nhiêu là tốt?
Hầu hết các chuyên gia SMM cho rằng tỷ lệ tương tác tốt là từ 1% đến 5%, tuy nhiên càng có nhiều người theo dõi thì càng khó đạt được Engagement này vì nội dung sẽ bị phân tán đến nhiều người. Theo báo cáo của Hootsuite, tỷ lệ tương tác trung bình trên Instagram là 4,59% vào năm 2022.
Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Làm thế nào để trở thành một marketer thành công?
Tầm quan trọng của Engagement là gì?
Khi tạo nội dung hoặc các chiến dịch trên mạng xã hội, không chỉ tiếp cận đến càng nhiều người càng tốt mà còn tạo sự thích thú hoặc chạm đến cảm xúc người dùng để họ tương tác. Do đó, Engagement là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động trên mạng xã hội. Với tỷ lệ tương tác tốt sẽ dẫn đến:
– Khả năng hiển thị nội dung trên newsfeed cao hơn.
– Xây dựng sự yêu thích thương hiệu.
– Tạo sự uy tín và tin cậy vào thương hiệu.
– Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
– Giới thiệu, chia sẻ và Marketing truyền miệng.
Cách sử dụng Engagement là gì?
Tỷ lệ tương tác không chỉ dùng để báo cáo hàng tháng mà còn là dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu, xây dựng các chiến lược phù hợp hơn. Các Social Media Marketer thường sử dụng Engagement Rate để:
– Điều chỉnh và tạo nội dung độc đáo hơn: số lượt tương tác của mỗi bài đăng sẽ cho biết nội dung nào thu hút nhiều người dùng nhất, bạn hãy tìm điểm chung của chúng, chẳng hạn như định dạng video, tiêu đề hấp dẫn, bài viết ngắn…
– Đo lường hiệu suất trên mạng xã hội: mỗi doanh nghiệp thường có tài khoản ở nhiều mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok… Theo dõi Engagement Rate để biết khách hàng mục tiêu thực sự đang ở đâu, từ đó tập trung nguồn lực vào nền tảng đó.
– Là cơ sở để tìm kiếm Influencers: mức độ tương tác cho biết cá nhân đó có tầm ảnh hưởng như thế đến công chúng và có phù hợp để làm đại diện cho thương hiệu hay không.
– Đo lường hiệu quả của các chiến dịch: tỷ lệ tương tác thể hiện cảm nhận của người dùng về sản phẩm và hoạt động của thương hiệu.
– Nhắm đúng đối tượng mục tiêu: bạn nên chú ý đến yếu tố nhân khẩu học của những người dùng tương tác. Nếu nhận thấy hầu hết họ khác với chân dung khách hàng của thương hiệu, hãy điều chỉnh chiến lược của bạn.
Xem thêm: Social Listening là gì? 11 công cụ lắng nghe khách hàng hiệu quả
Cách tính Engagement Rate
Dưới đây là những công thức tính Social Engagement Rate phổ biến nhất:
1. Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận (Engagement rate by reach – ERR)
ERR là cách tính phổ biến nhất trên mạng xã hội, đặc biệt là các chiến dịch Facebook Ads.
ERR = Tổng số tương tác của mỗi bài đăng/Phạm vi tiếp cận của mỗi bài đăng x 100
Để tính ERR trung bình nhiều bài đăng, hãy cộng tất cả các ERR và chia cho số lượng bài đăng:
ERR trung bình = Tổng số ERR/Tổng số bài đăng
2. Tỷ lệ tương tác theo bài đăng (Engagement rate by posts – ER post)
Công thức này áp dụng khi bạn muốn đo lường tỷ lệ tương tác của những người theo dõi cho một bài đăng cụ thể. Cách tính này thường được áp dụng cho các Influencers. Công thức tính ER post như sau:
ER post = Tổng số tương tác trên 1 bài đăng/Tổng số người theo dõi x 100
Nếu xét về tính ổn định thì ER post sẽ là cách tính thay thế ERR vì dựa trên số lượng người theo dõi. Do đó khi dùng ER post để đo lường mức độ tương tác từng bài đăng chính xác hơn. Tuy nhiên trong các chiến dịch viral hay quảng cáo, chỉ số này không cung cấp được thông tin tổng thể vì không tính đến Reach.
3. Tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem (Engagement rate by views – ER lượt xem)
Cách tính này được áp dụng cho các nội dung có định dạng video, công thức như sau:
ER lượt xem = Tổng số tương tác trong một video/Tổng số lượt xem của video x 100
Tương tác là thước đo quan trọng đối với các thương hiệu, đặc biệt khi xu hướng ngày nay là khách hàng coi trọng trải nghiệm hơn các tính năng và giá cả của sản phẩm. Do đó bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để thu hút khách hàng tương tác với thương hiệu từ đó tăng Engagement Rate. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Engagement là gì và cách tính tỷ lệ tương tác trên các nền tảng xã hội. Để theo dõi các chủ đề thú vị khác, đừng quên theo dõi Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Reach là gì? 5 cách đơn giản để tăng lượt tiếp cận Facebook