Eustress: Nghịch lý căng thẳng nhưng lại tích cực?

Có thể bạn chưa biết không phải mọi loại căng thẳng hay stress đều giống nhau. Một số loại căng thẳng mà bạn gặp phải trong cuộc sống sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, nhưng một số số khác lại mang đến động lực, giúp bạn trở nên tốt hơn. Những loại này được gọi là Eustress. Eustress là gì, làm thế nào để xác định? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Eustress là gì?

Eustress là căng thẳng tích cực, một dạng căng thẳng có lợi cho sức khỏe tinh thần và tác động đến hành vi, khuyến khích chúng ta thử một sở thích mới, học những kỹ năng mới và thậm chí bước ra khỏi vùng an toàn. Đồng thời, căng thẳng tích cực còn khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi nỗ lực hướng đến mục tiêu, trải qua những thay đổi quan trọng hoặc bắt đầu những chương mới trong cuộc đời. 

Về mặt thể chất, căng thẳng làm bạn lo lắng, tim đập nhanh, suy nghĩ liên tục. Tuy nhiên, khác biệt giữa căng thẳng tích cực và tiêu cực là cách cảm nhận những cảm giác vật lý của cơ thể. Với stress thông thường, bạn sẽ thấy khó chịu, choáng ngợp, còn với Eustress bạn có thể cảm thấy phấn khích hoặc mong chờ. Ví dụ như:

– Những thay đổi lớn như bắt đầu một công việc mới, mối quan hệ mới hay nuôi dạy con cái.

– Trải nghiệm đi du lịch ở nơi xa, buổi hẹn hò đầu tiên, làm việc với khách hàng mới…

eustress
Eustress là gì? Eustress là sự căng thẳng dẫn đến những phản ứng tích cực.

Căng thẳng tích cực có tác động như thế nào đến cuộc sống?

Những cảm xúc tích cực luôn được chào đón, là điều cần có trong cuộc sống. Eustress tạo bạn động lực để bạn vượt qua những thử thách, công việc hàng ngày. Khi động lực tăng lên, bạn sẽ duy trì nỗ lực để đạt được mục tiêu. Bạn sẽ có lý do để làm việc chăm chỉ hơn, cố gắng hơn trong từng giây phút.

Tất cả những căng thẳng tích cực giúp bạn tập trung năng lượng vào những điều quan trọng. Bạn sẽ tập trung vào những gì cần làm, bước ra khỏi vùng an toàn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc biết khi nào nên dừng lại và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên về bản chất thì Eustress vẫn là một loại căng thẳng. Do đó Eustress có thể trở thành Stress hoặc thậm chí là căng thẳng mãn tính nếu những cảm xúc kích thích trở nên quá mãnh liệt hoặc kéo dài quá lâu. 

Làm thế nào để xác định căng thẳng có phải là Eustress hay không?

Không phải lúc nào bạn cũng biết rằng căng thẳng mà mình đang trải qua là tốt hay xấu nhưng bạn có thể học cách xác định chúng. Thông qua việc theo dõi sự căng thẳng của mình, bạn sẽ xác định liệu đó có được xem là trạng thái hưng phấn hay không. Hãy tham khảo các cách sau:

Đánh giá năng lượng mà loại căng thẳng này mang lại

Năng lượng này làm bạn có động lực, được khích lệ hay đang làm bạn dần cạn kiệt tinh thần? Eustress sẽ thúc đẩy và giúp bạn đưa ra những hành động hiệu quả nhưng sẽ không làm bạn kiệt sức.

Xem thêm: Stresslaxing: Nghịch lý khi thư giãn cũng biến thành căng thẳng

Suy nghĩ về khả năng tập trung 

Những loại căng thẳng tiêu cực sẽ làm bối rối tâm trí và khiến bạn không biết phải làm gì trong tình huống đó. Eustress lại giúp sự tập trung của bạn trở nên rõ ràng hơn để bạn biết mình cần hoàn thành điều gì.

eustress
Để quản lý mức độ căng thẳng, điều quan trọng là nhận ra sự khác biệt giữa trạng thái hưng phấn và các loại căng thẳng khác.

Phấn khích hay sợ hãi?

Eustress sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng với bất kỳ thay đổi nào mà bạn đang hoặc sắp trải qua. Việc có một chút lo lắng là bình thường nhưng không lấn át được sự phấn khích trong bạn, không giống như căng thẳng tiêu cực khiến bạn lo lắng, sợ hãi trước những điều mới mẻ. 

Bạn có đặt niềm tin ở tương lai?

Khi rơi vào bất kỳ tình huống căng thẳng nào, bạn thường lo lắng về tương lai. Do đó, nếu nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với tâm thế chấp nhận và xem đó như một trải nghiệm thú vị cho bản thân, đó có thể là căng thẳng tích cực. Tại sao phải lo lắng về những gì có thể xảy ra trong tương lại khi bạn hoàn toàn nắm quyền chủ động ở hiện tại để mọi thứ đi đúng hướng.

Cách để lật ngược thế cờ từ Stress thành Eustress

Biến căng thẳng tiêu cực thành tích cực đòi hỏi sự thay đổi trong cách bạn tiếp cận và đánh giá các tình huống. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử:

1. Chấp nhận tình huống

Thay vì coi căng thẳng như một trở ngại, hãy nhìn nhận nó như một phần không thể thiếu của sự phát triển. Đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang phát triển và mở rộng ranh giới của bản thân, chuẩn bị cho những cơ hội mới mà cuộc sống mang đến hoặc đối mặt với những thách thức giúp bạn khám phá năng lực.

2. Chuyển hướng tư duy

Thay đổi cách suy nghĩ không chỉ là việc chuyển từ một tư duy tiêu cực sang tích cực, mà là quá trình tạo ra một tư duy mới, linh hoạt và sáng tạo. Thay vì chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, rơi vào thói quen tự trách bản thân, hãy dừng lại và nhìn nhận căng thẳng từ một góc độ khác. 

Hãy đặt ra những câu hỏi như “Tôi có thể học được điều gì từ tình huống này?”, “Tại sao tôi cảm thấy căng thẳng và điều gì có thể làm cho tôi cảm thấy thoải mái hơn?” hoặc “Làm thế nào để tận dụng căng thẳng để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình?”.

3. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

Bằng cách tập trung vào những gì có thể kiểm soát, bạ sẽ lạc quan và tự tin hơn đối với những thách thức mà bạn đang đối diện. Thay vì lãng phí thời gian, năng lượng vào việc lo lắng về những điều không thể thay đổi, hãy tập trung phát triển và tận dụng những khả năng của bản thân để tạo ra những giải pháp sáng tạo. Một khi nhận ra và tin vào sức mạnh của cá nhân, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc đối mặt với mọi thách thức cũng như tìm ra cơ hội trong bất kỳ tình huống nào.

Xem thêm: Shadow work: Hành trình khám phá bóng tối sâu thẳm trong tâm hồn 

4. Chăm sóc bản thân

Bên cạnh việc đối mặt với những thách thức bên ngoài, chăm sóc bản thân cũng là một phần không thể thiếu. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh mà còn làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Thiền hay yoga là những phương pháp tập trung vào hơi thở, làm dịu tâm trí, tạo ra tinh thần thư thái và cân bằng. Bên cạnh đó, việc thưởng thức một tách trà ấm hay đọc một cuốn sách yêu thích cũng có thể giúp bạn thư giãn và làm mới lại tinh thần. 

Quan trọng nhất, hãy tạo ra lịch trình tự chăm sóc cho bản thân và cam kết thực hiện như một ưu tiên hàng ngày. Bằng cách đầu tư vào sức khỏe, bạn sẽ có nguồn năng lượng dồi dào để đối mặt với mọi thách thức trong cuộc sống.

Xem thêm: Dopamine Detox là gì? Bật mí 6 cách giúp tăng Dopamine tích cực

eustress
Dành thời gian để kết nối với cơ thể và tinh thần của bạn qua các hoạt động tự chăm sóc, thư giãn.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài

Khi cảm thấy áp lực và căng thẳng vượt quá khả năng tự giải quyết, hãy mạnh dạn tìm kiếm sự hỗ trợ đáng tin cậy như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Hành động này không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là biểu hiện của sự tự biết mình và quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Quản lý căng thẳng không phải là điều bạn có thể dễ dàng làm một mình.

Mặc dù Eustress là tích cực nhưng cần nỗ lực để tìm ra sự cân bằng lành mạnh trong cuộc sống. Chúng ta không thể mãi sống những ngày tích cực, hãy luôn dũng cảm đối mặt với những căng thẳng tiêu cực và vượt qua. Với bài viết trên hy vọng đã mang đến thông tin bổ ích về Eustress là gì cũng như các giải pháp để đối phó với căng thẳng. Để tìm đọc những chủ đề thú vị khác, đừng quên theo dõi blog của Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Secondhand Stress: Bị lây căng thẳng từ người khác

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục