Bạn đang ấp ủ một dự án kinh doanh đầy tiềm năng nhưng lại loay hoay không biết cách thu hút nhà đầu tư? Executive Summary chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Không chỉ có khả năng truyền tải thông điệp hiệu quả, Executive Summary còn là công cụ giúp bạn thuyết phục nhà đầu tư. Executive Summary là gì? Đâu là cách viết Executive Summary hiệu quả? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Executive Summary là gì?
Executive Summary (tạm dịch: tóm tắt điều hành) là bản tóm tắt siêu ngắn giúp các nhà đầu tư và những người liên quan nắm được thông tin quan trọng của kế hoạch kinh doanh ngay tức thì, ví dụ như: công ty bạn làm gì, chọn thị trường ra sao, tài chính thế nào.
Thông thường, Executive Summary sẽ chứa 2 thành phần chính:
- Một câu ngắn gọn về vấn đề hoặc đề xuất được giải thích chi tiết trong tài liệu.
- Thông tin cơ bản, phân tích nhanh và kết luận.
Executive Summary giúp lãnh đạo và nhà đầu tư quyết định có nên “bật đèn xanh” cho kế hoạch của bạn hay không. Executive Summary sẽ đi kèm với một bản thuyết trình ngắn gọn (Pitch Deck) để nhấn mạnh những lợi ích và điểm hấp dẫn của kế hoạch.
Khác với bản tóm tắt thông thường chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan vắn tắt, Executive Summary giống như bản thu nhỏ của cả tài liệu đề xuất.
Xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cách đọc báo cáo tài chính dễ hiểu nhất
Mục đích của Executive Summary là gì?
Viết Executive Summary thoạt nghe có vẻ là điều không cần thiết. Vì suy cho cùng, bạn vẫn có thể tìm thấy những thông tin tương tự khi đọc toàn bộ tài liệu. Tuy nhiên, Executive Summary mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Dưới đây là 3 lợi ích thiết thực bạn của Executive Summary:
Tiết kiệm thời gian cho người đọc
Executive Summary chính là bản tóm tắt “siêu ngắn” của toàn bộ tài liệu. Nhờ đó, những người bận rộn như các giám đốc điều hành và nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt các thông tin quan trọng. Với Executive Summary, người đọc có thể dành thời gian cho những công việc quan trọng khác, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai bên.
Truyền tải thông tin cực nhanh
Executive Summary chính là “tấm bản đồ” dẫn dắt các giám đốc và nhà đầu tư đi qua những nội dung cốt lõi của dự án, giúp họ hiểu rõ bản chất, mục tiêu cũng như giá trị mà dự án mang lại.
Nâng cao khả năng thuyết phục
Executive Summary chính là cơ hội để bạn “khoe khoang” những điểm mạnh, tiềm năng và lợi ích của dự án. Bạn có thể nhấn mạnh điểm khác biệt nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của dự án. Từ đó, bạn sẽ thu hút sự chú ý và “hạ gục” những vị sếp khó tính nhất.
Tăng hiệu quả gây quỹ
Executive Summary là công cụ đắc lực giúp bạn thu hút nhà đầu tư tiềm năng. Bản tóm tắt này cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá tiềm năng sinh lời của dự án.
Cải thiện tính chuyên nghiệp
Executive Summary thể hiện sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng và thái độ chuyên nghiệp của bạn đối với dự án. Đây là cách giúp bạn gây ấn tượng tốt đẹp với các nhà đầu tư, khẳng định năng lực và khả năng thực hiện dự án thành công.
Cách viết Executive Summary hiệu quả
1. Kể câu chuyện về doanh nghiệp của bạn
Những điều bạn nên chia sẻ trong phần “kể chuyện” này:
- Công ty bạn làm gì? Ngành nghề chính của bạn là gì và sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp là gì?
- Tại sao bạn làm điều đó? Động lực nào thôi thúc bạn xây dựng công ty? Sứ mệnh hay mục tiêu của bạn là gì?
- Đội ngũ của bạn như thế nào? Hãy giới thiệu sơ lược về những người lãnh đạo chủ chốt, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của họ.
- Phương thức hoạt động ra sao? Tóm tắt cách thức công ty bạn vận hành, cung cấp sản phẩm/dịch vụ như thế nào.
- Bạn giải quyết vấn đề gì? Sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng?
- Tại sao điều này quan trọng? Giải thích lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ bạn mang lại cho khách hàng và nhà đầu tư.
2. Làm nổi bật dữ liệu quan trọng
Dù ngắn gọn, nhưng Executive Summary vẫn phải chứa đựng những thông tin chất lượng. Đó có thể là:
- Dữ liệu then chốt: Bất kỳ dữ liệu hoặc số liệu quan trọng nào bạn tìm thấy trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh. Kế hoạch kinh doanh sẽ cung cấp chi tiết, nhưng Executive Summary cần nêu bật những điểm mấu chốt.
- Thị trường mục tiêu: Ai là những khách hàng tiềm năng của bạn? Họ đang gặp phải những khó khăn gì và bạn sẽ giải quyết chúng như thế nào? Chiến lược tiếp cận thị trường của bạn ra sao?
- Thông tin tài chính: Ngân sách hoạt động tổng thể, giá cả sản phẩm/dịch vụ và dự báo tài chính là những nội dung quan trọng cần có trong Executive Summary.
3. Sử dụng giọng văn phù hợp
Văn phong phù hợp với Executive Summary là gì?
Executive Summary cần được viết với giọng văn chuyên nghiệp, súc tích, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với văn hóa công ty và đối tượng mục tiêu.
Mục tiêu của Executive Summary là truyền tải thông tin rõ ràng, uy tín, dễ hiểu và thu hút người đọc.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn truyền tải thông tin Executive Summary hiệu quả:
- Trình bày thông tin khách quan: Sử dụng số liệu và bằng chứng cụ thể.
- Tránh bày tỏ ý kiến cá nhân: Giữ cho giọng văn trung lập, không nên đưa ra những đánh giá chủ quan.
- Ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản: Viết dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ chuyên ngành quá nhiều.
- Súc tích và dễ hiểu: Đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man và vòng vo.
- Tránh cường điệu quá mức: Đừng đưa ra những lời hứa hẹn “trên trời”.
- Ngôn ngữ tích cực và mạnh mẽ: Sử dụng động từ mạnh, câu chủ động để truyền tải thông điệp hiệu quả.
- Thấu hiểu người đọc: Nhấn mạnh những vấn đề và lợi ích liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.
4. Tránh ngôn từ sáo rỗng
Trong bất kỳ kiểu văn bản nào, tốt nhất bạn nên tránh những cụm từ sáo rỗng (cliché). Chúng có thể khiến người đọc hiểu sai thông điệp hoặc đánh giá không chính xác về doanh nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó, ngôn từ sáo rỗng thường hứa hẹn quá nhiều nhưng thực tế lại không đạt được. Ví dụ, tuyên bố “Nhà hàng ngon nhất thành phố” là không phù hợp vì chưa được kiểm chứng. Executive Summary nên phản ánh sự thật và bản sắc của công ty bạn.
Để tránh ngôn ngữ sáo rỗng, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Nhận biết các cụm từ sáo rỗng phổ biến: Ví dụ:
- “Suy nghĩ không theo khuôn khổ”
- “Giải pháp sáng tạo”
- “Công nghệ tiên tiến”
- Thay thế bằng ngôn ngữ miêu tả: Thay vì dùng cụm từ sáo rỗng, bạn hãy miêu tả chi tiết và nhấn mạnh những điểm độc đáo của thương hiệu. Thay vì nói “Sản phẩm của chúng tôi đã thống trị thị trường”, bạn có thể giải thích sản phẩm mang lại lợi ích gì cho khách hàng.
- Thể hiện bằng giải pháp cụ thể: Thay vì chỉ nói suông, bạn hãy cho người đọc thấy sản phẩm/dịch vụ hoạt động như thế nào và tạo ra giá trị gì.
5. Viết Executive Summary sau khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Executive Summary – đúng như tên gọi, đây là phần tóm tắt ngắn gọn của toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ rất khó để tóm tắt nếu như bản gốc chưa hoàn thành. Do đó, Executive Summary nên là phần cuối cùng bạn viết trong kế hoạch kinh doanh.
- Hiểu rõ kế hoạch toàn diện: Khi viết kế hoạch kinh doanh xong, bạn sẽ nắm được toàn bộ các mục tiêu, chiến lược, phân tích thị trường và dự báo tài chính. Điều này giúp bạn chọn lọc chính xác những khía cạnh quan trọng nhất để đưa vào bản tóm tắt.
- Tránh giao tiếp sai lệch: Viết Executive Summary trước có thể khiến bạn dễ dàng truyền đạt sai bản chất của kế hoạch kinh doanh tới các nhà quản lý và cổ đông. Mặc dù bạn có thể có sẵn một bản dàn ý, nhưng việc thiếu thông tin chi tiết có thể dẫn đến sự mâu thuẫn hoặc không chính xác.
Trong report, Executive Summary là gì?
Executive Summary trong report (báo cáo) là phần tóm tắt ngắn gọn, súc tích, trình bày những điểm chính yếu nhất của một báo cáo.
Vai trò và vị trí của Executive Summary trong report là gì?
- Vị trí: Executive Summary thường được đặt ở đầu report, trước phần nội dung chính.
- Vai trò:
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về report, giúp người đọc hiểu rõ mục đích, nội dung và kết quả chính.
- Tiết kiệm thời gian cho người đọc bận rộn, chỉ cần đọc Executive Summary là họ có thể nắm được những thông tin quan trọng nhất.
- Gây ấn tượng ban đầu và thu hút sự chú ý của người đọc.
- Hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên thông tin quan trọng.
Cách viết Executive Summary trong report hiệu quả
- Ngắn gọn: Executive Summary thường chỉ dài từ 1-2 trang, tóm tắt những điểm chính yếu nhất của report.
- Rõ ràng: Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên ngành.
- Súc tích: Trình bày thông tin súc tích, tập trung vào những điểm chính.
- Có logic: Sắp xếp thông tin logic, theo trình tự rõ ràng.
- Hành động: Nêu rõ những khuyến nghị hoặc hành động cần thiết dựa trên kết quả của report.
- Chính xác: Đảm bảo thông tin trong Executive Summary chính xác và nhất quán với nội dung report.
Ví dụ thực tế
Executive Summary cho report về hiệu quả của chiến dịch marketing:
- Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing mới.
- Phương pháp: Sử dụng khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu.
- Kết quả: Chiến dịch marketing đã thành công trong việc tăng nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng (Số liệu cụ thể chứng minh).
- Khuyến nghị: Tiếp tục triển khai chiến dịch marketing với một số điều chỉnh để nâng cao hiệu quả.
Executive Summary đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và thu hút sự chú ý của người đọc. Viết Executive Summary hiệu quả giúp bạn tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả giao tiếp và đạt được mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Due diligence là gì? Vì sao thẩm định kinh doanh rất quan trọng?