Glass Ceiling, những bức tường kính, tưởng chỉ là cụm từ đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp và nhức nhối trong xã hội hiện đại. Đó là bức tường vô hình ngăn cản phụ nữ và nhóm người thiểu số đạt được những vị trí lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chính trị, kinh doanh hay khoa học. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cùng bạn đi sâu vào phân tích bản chất của rào cản vô hình bao gồm những định kiến xã hội, phân biệt đối xử và các yếu tố khác cản trở sự thăng tiến của phụ nữ.
Glass Ceiling là gì?
Glass ceiling là một thuật ngữ mô tả một rào cản vô hình mà phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số hoặc những nhóm người yếu thế khác gặp phải trong sự nghiệp. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ ra sự không công bằng giới tính hoặc dân tộc trong môi trường làm việc.
Ủy ban Glass Ceiling ở Hoa Kỳ (1991-1996) đã định “Glass ceiling là rào cản vô hình không thể vượt qua, ngăn cản phụ nữ và các nhóm thiểu số vươn lên những vị trí cao hơn trên ‘nấc thang’ quyền lực của công ty, bất kể năng lực hay thành tích của họ.”
David Cotter vào năm 2001 đã xác định 4 đặc điểm để nhận biết sự tồn tại của Glass ceiling
- Sự chênh lệch không thể giải thích: Sự khác biệt về giới tính hoặc chủng tộc không được giải thích bằng các đặc điểm liên quan đến công việc khác của nhân viên.
- Khoảng cách quyền lực: Sự chênh lệch về giới tính hoặc chủng tộc càng lớn ở những vị trí cấp cao hơn.
- Bất bình đẳng cơ hội: Sự bất bình đẳng nằm ở cơ hội thăng tiến lên cấp cao chứ không chỉ đơn thuần là tỷ lệ nam/nữ hay thành phần chủng tộc ở các vị trí đó.
- Bất lợi theo thời gian: Sự bất bình đẳng về giới tính hoặc chủng tộc gia tăng trong suốt quá trình sự nghiệp.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Vào năm 2021, phụ nữ chiếm tới 56,8% lực lượng lao động tại Mỹ. Tuy nhiên, con số đó giảm mạnh đối với các vị trí giám đốc điều hành. Chỉ có 29,1% giám đốc điều hành là phụ nữ và 85,7% là người da trắng theo Cục Thống kê Lao động. Điều này cho thấy sự thiếu bình đẳng rõ ràng ở các vị trí cấp cao của các doanh nghiệp Mỹ.
Nguồn gốc thuật ngữ Glass Ceiling
Thuật ngữ Glass Ceiling xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978 bởi Marilyn Loden, nhà văn và nhà tư vấn người Mỹ, tại Triển lãm Phụ nữ ở New York.
Vào thập niên 70, phụ nữ đã đạt được nhiều tiến bộ trong giáo dục và công việc, nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cao cấp. Những rào cản này không được xác định rõ ràng nhưng lại cản trở phụ nữ tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Thuật ngữ Glass ceiling nhanh chóng được sử dụng rộng rãi để mô tả sự bất bình đẳng giới trong môi trường công việc.
Ủy ban Glass Ceiling Hoa Kỳ (The United States Federal Glass Ceiling Commission) được thành lập vào năm 1991 để nghiên cứu và giải quyết vấn đề này.
Ngày nay, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để phá vỡ các rào cản này, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được bình đẳng thực sự.
Glass Ceiling vẫn đang tồn tại, có thể bạn chưa nhận ra thôi!
Các hình thức của glass ceiling có thể rất khác nhau, ngấm ngầm thấm vào văn hóa công ty hoặc tổ chức mà có thể bạn vô tình không nhận ra
Lương và cơ hội thăng tiến: Phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn khi muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý và cấp cao trong công ty. Họ cũng thể phải nhận mức lương thấp hơn so với các đồng nghiệp nam giới hoặc không được giao các dự án quan trọng.
Chính sách và quy định: Có những chính sách và quy định trong các tổ chức tạo ra rào cản không công bằng. Ví dụ, một số công ty có chính sách định rõ về việc thăng tiến dựa trên thời gian làm việc một ngày dài hơn, điều này có thể là một rào cản cho phụ nữ có trách nhiệm chăm sóc gia đình.
Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức có thể tạo ra rào cản không rõ ràng, như sự thiên vị giới tính trong quyết định thăng tiến hoặc sự thiếu kiên nhẫn đối với sự tiến bộ của nhóm dân tộc thiểu số.
Thiên vị tình cảm: Sự thiên vị tình cảm có thể ảnh hưởng đến cách mà quyết định về thăng tiến được đưa ra, khi sự ưu tiên được đặt cho những người mà quản lý có mối quan hệ thân thiết.
Glass ceiling đặt ra những thách thức lớn đối với sự công bằng và tiến bộ xã hội. Các nỗ lực để loại bỏ rào cản vô hình bao gồm việc thay đổi chính sách, xây dựng một văn hóa tổ chức thúc đẩy sự đa dạng và công bằng, cũng như tạo ra các chương trình hỗ trợ và phát triển cho phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số.
Các tác động của Glass Ceiling đến sự phát triển của tổ chức
Glass ceiling có những tác động lớn đối với môi trường công sở, ảnh hưởng đến cả nhân viên và tổ chức.
Hạn chế cơ hội phát triển
Glass Ceiling là rào cản vô hình ngăn cản phụ nữ và các nhóm thiểu số thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cao cấp. Khi thiếu hụt sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Giảm động lực làm việc
Nhân viên sẽ cảm thấy không có động lực làm việc và cống hiến cho công ty khi họ cảm thấy không có cơ hội thăng tiến, dẫn đến giảm năng suất và sự sáng tạo, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Tạo ra môi trường làm việc độc hại
Glass ceiling có thể dẫn đến sự bất mãn và ganh đua giữa các nhân viên, tạo ra môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của tập thể
Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở
Gây tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có tình trạng Glass ceiling sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, gây điều tiếng xấu và tạo ấn tượng không tốt về hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Cách hạn chế các tác động của Glass ceiling
Việc hạn chế các tác động của Glass ceiling là một quá trình lâu dài và cần sự chung tay của tất cả mọi người.
Nâng cao nhận thức
Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức của nhân viên về Glass ceiling và tác động tiêu cực của nó, nên tổ chức các buổi đào tạo và hội thảo để giúp nhân viên hiểu rõ về vấn đề này.
Thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập
- Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập, nơi mọi người đều được đối xử bình đẳng, bất kể giới tính hay chủng tộc.
- Thực hiện các chính sách tuyển dụng và thăng tiến công bằng, khuyến khích sự đa dạng trong đội ngũ nhân viên.
Xem thêm: Sự thật về bình đẳng giới là gì và cách để thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc
Hỗ trợ sự phát triển của nhân viên
- Doanh nghiệp cung cấp các cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả nhân viên, bao gồm phụ nữ và các nhóm thiểu số.
- Cung cấp các chương trình đào tạo, mentoring và coaching để giúp nhân viên phát triển năng lực và kỹ năng cần thiết cho các vị trí lãnh đạo.
Khen thưởng và công nhận
Công nhận và khen thưởng những thành tích của nhân viên dựa trên năng lực và hiệu quả công việc, không dựa trên giới tính hay chủng tộc. Việc khen thưởng công bằng sẽ giúp khuyến khích nhân viên cống hiến và nỗ lực hết mình cho công việc.
Khuyến khích Work-life balance
- Tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Cung cấp các chính sách hỗ trợ như chính sách nghỉ thai sản, chính sách chăm sóc trẻ em, khám sức khỏe định kỳ…
Xem thêm: Work-life balance là gì? Làm thế nào để bạn cân bằng cuộc sống và công việc?
Hạn chế các tác động của Glass Ceiling là trách nhiệm chung của cả doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Bằng cách thực hiện các biện pháp phù hợp, chúng ta có thể tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Trong lịch sử, có vô số ví dụ về những trường hợp cá nhân đã bền bỉ vươn lên, phá bỏ mọi định kiến và rào cản bủa vây.
Hillary Clinton trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được đề cử của Đảng Dân chủ khi bà ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.
Kamala Harris đã phá vỡ rào cản giới tính khi trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Bà cũng là người Da đen và Nam Á đầu tiên được bầu vào vị trí này. Harris chính thức tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống vào ngày 20/01/ 2021.
Janet Yellen trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính nữ đầu tiên sau khi được Tổng thống Biden đề cử và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 26/01/2021. Đây cũng không phải là rào cản giới tính đầu tiên mà Yellen phá vỡ. Bà cũng từng là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang
Tạm kết
Glass Ceiling là một vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ rất lâu đời, cản trở sự phát triển của phụ nữ cũng như nhóm người thiểu số và kìm hãm tiềm năng của họ. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng, rào cản vô hình này đang dần được phá vỡ.
Ngày càng nhiều phụ nữ tài năng và bản lĩnh đang khẳng định vị trí của mình trong các lĩnh vực vốn được xem là “lãnh địa” của nam giới. Họ là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Để xóa bỏ hoàn toàn rào cản, cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Chúng ta cần thay đổi nhận thức về vai trò giới, xóa bỏ những định kiến và phân biệt đối xử, đồng thời tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát huy năng lực của bản thân.
Hãy cùng hướng đến một xã hội nơi mọi người đều có cơ hội bình đẳng để phát triển, bất kể giới tính, sắc tộc. Đó là xã hội mà bất kỳ ai cũng được tự do lựa chọn con đường sự nghiệp, được cống hiến tài năng và trí tuệ cho cộng đồng và được hưởng thành quả xứng đáng với nỗ lực của mình. Vieclam24h.vn chúc bạn sẽ luôn tự tin dấn bước, dẫu bạn là ai, giới tính nào, xuất phát điểm ra sao, chỉ cần bạn tin, bạn sẽ thành công vượt trội.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?