Thuật ngữ “Hiệu ứng cánh bướm – Butterfly Effect” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này là gì. Trên thực tế, không chỉ chứa đựng những triết lý sâu xa, hiệu ứng còn được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly Effect) là một hiệu ứng tâm lý, bắt nguồn từ giả thuyết: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể tạo ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Về cơ bản, hiệu ứng cánh bướm chính là phép ẩn dụ hàm chứa ý nghĩa sâu xa: một hành động hoặc quyết định nhỏ có thể làm thay đổi kết quả, thậm chí là tạo ra lịch sử hoặc số phận mới của một con người.
Trong văn hoá hiện đại, hiệu ứng cánh bướm được ứng dụng như một chủ đề và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số nhà làm phim, tác giả văn học đã dùng hiệu ứng làm chất liệu sáng tạo Theo đó, biểu thị thuyết hỗn loạn, cho thấy sự nhạy cảm của cả hệ thống đối với những thay đổi nhỏ.
Xem thêm: Khám phá 5 cách tự chữa lành tâm hồn tổn thương khi bị bắt nạt nơi công sở
Hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ đâu?
Người phát hiện ra thuật ngữ: “Hiệu ứng cánh bướm” là Edward Lorenz – nhà khoa học, khí tượng học người Mỹ. Trong những năm 1960, Edward Lorenz đã sử dụng máy tính để thiết lập mô hình dự báo thời tiết dựa trên các thuật toán chặt chẽ. Thay vì nhập từng số liệu chính xác, ông đã làm tròn các dữ liệu với mục đích đơn giản hóa mô hình. Tất nhiên, những con số được làm tròn có tỷ lệ sai sót cực kỳ nhỏ. Thông thường, các sai sót này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả chung.
Dù vậy, khác hẳn với suy nghĩ của Edward Lorenz, kết quả cuối cùng lại bị sai lệch rất nhiều so với kết quả giá trị gốc. Dựa vào đó, ông kết luận rằng những con số có thể làm biến đổi những dự báo mình sẽ đưa ra sau đó. Vì vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở biên độ dao động, các nhà dự báo thời tiết có thể đưa ra những kết quả thiếu chính xác, có độ sai lệch rất lớn.
Qua sai phạm này, Edward đã đưa ra một nhận định nổi tiếng với câu nói mà Việc Làm 24h đã đề cập ở mục trên. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm có thể tạo nên những tác động lớn so với điều kiện gốc ban đầu.
Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh và Marketing
Trong kinh doanh
Sau khi tìm hiểu về hiệu ứng cánh bướm, chúng ta đều rút ra một bài học là: những sự thay đổi dù rất nhỏ có thể tạo ra các hệ quả lớn theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vậy trong lĩnh vực kinh doanh, được ứng dụng như thế nào?
Kinh doanh là một thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khắc nghiệt. Chính vì thế, không một ai có thể nắm bắt, kiểm soát hoặc dự đoán những biến đổi trong kinh doanh. Vậy nên, hiệu ứng cánh bướm trong lĩnh vực này mang lại nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.
Về phương diện tích cực, các chủ doanh nghiệp có thể tận dụng những thay đổi tích cực để tạo ra những giá trị lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, những động thái nhỏ nếu không được kiểm soát tốt, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hệ quả khó kiểm soát.
Quản lý nhân sự
Richard Branson đã từng nói: “Nhân viên đến trước chứ không phải khách hàng”. Câu nói này cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân sự đối với một doanh nghiệp. Bằng cách đối xử tốt với nhân viên qua những hành động nhỏ, họ có thể giúp bạn làm việc một cách năng suất, hiệu quả, mang lại chất lượng lao động tuyệt vời. Nhờ đó, doanh nghiệp bạn sẽ phát triển một cách bền vững, ổn định và thành công trước các đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm: Stakeholder là gì? Gợi ý các cách quản lý stakeholder hợp lý và hiệu quả
Khách hàng
Nhân tố người tiêu dùng đóng vai trò quyết định đến sự sinh tồn của một doanh nghiệp. Khách hàng chính mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận và rất nhiều giá trị khác nhau. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm chất lượng, bạn cũng cần tạo ra những dịch vụ nhỏ nhằm nâng cao chế độ chăm sóc khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể “gieo” vào tư duy người tiêu dùng những thông tin tích cực về thương hiệu qua các hành động nhỏ. Điều này giúp khách hàng tin cậy và trung thành hơn với doanh nghiệp bạn.
Đối tác, cổ đông
Nếu khách hàng là nguồn sống, đối tác và cổ đông chính là mảnh ghép không thể thiếu của một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Để tận dụng đúng vai trò của đối tác, cổ đông, doanh nghiệp cần rõ ràng, minh bạch và phân cấp trong từng nhiệm vụ, hành động nhỏ nhất. Về lâu về dài, sự chỉn chu của doanh nghiệp có thể làm tăng mối quan hệ đối tác, cổ đông, tạo nên nền tảng phát triển bền vững.
Trong Marketing
Trên thực tế, hiệu ứng là 1 trong 7 hiệu ứng tâm lý được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Marketing. Phần lớn phương tiện truyền thông hiện nay đều là công cụ tạo nên hiệu ứng để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Vì vậy, doanh nghiệp rất nên tận dụng những kênh này để tạo ra các nội dung độc đáo nhằm quảng cáo thương hiệu, sản phẩm. Nếu nội dung đủ độ viral, “chạm” đúng sự tò mò của người xem, chúng sẽ được lan truyền mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi áp dụng hiệu ứng trong lĩnh vực Marketing, bạn rất khó dự đoán trước hoặc kiểm soát kết quả. Chính vì thế, nhiệm vụ của Marketers là luôn đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị đều mang chủ đích tốt, tích cực, phù hợp với các giá trị thương hiệu. Đồng thời, các chiến thuật Marketing phải được thực thi đúng cách, phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp.
Xem thêm: KOL là gì? Bật mí 7 bước trở thành KOL chuyên nghiệp thu hút triệu fans
Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiệu ứng cánh bướm đã tạo nên những thay đổi nổi bật trong nền kinh tế, tạo ra nhiều nguồn động lực lớn. Ở phạm vi trong nước, chúng ta không khó để bắt gặp nhiều người ứng dụng rất thành công.
Nguyễn Hà Đông – người sáng lập trò chơi Flappy Bird chính là một trong những nhân vật tạo nên hiệu ứng cánh bướm đối với lĩnh vực lập trình ở nước ta. Ngay từ lần đầu ra mắt, trò chơi Flappy Bird đã tạo nên tiếng vang lớn và “gây bão” tại thị trường Việt Nam.
Không những thế, trò chơi này còn là niềm tự hào, tạo ra động lực thúc đẩy nhiều bạn trẻ theo đuổi con đường lập trình. Có thể nói, đây chính là “một cái đập của cánh bướm”, giúp thôi thúc niềm đam mê và tinh thần trẻ tạo ra các sản phẩm game chất lượng cho thị trường Việt Nam.
Một cái tên khác cũng đã tạo nên, giúp nền kinh tế Việt “thăng hoa” hơn trên thế giới, đó chính là Vinasoy. Thương hiệu này đã giúp người Việt nhận định tốt hơn về giá trị và dưỡng chất của hạt đậu nành – một loại thực phẩm bình dân.
Chính nhờ những bước ngoặt đầu tiên, Vinasoy đã mở đường cho các thương hiệu sữa đậu nành khác. Không những thế, thương hiệu này còn lọt top 5 các công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới. Tại thị trường Việt Nam, Vinasoy cũng là cái tên luôn giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực khi tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.
Tựu trung, hiệu ứng cánh bướm là một lý thuyết chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, giàu giá trị. Nếu biết cách áp dụng hiệu ứng này, bạn có thể tạo ra những thành tựu lớn từ các thói quen, hành động hoặc quyết định nhỏ. Việc Làm 24h hy vọng thông tin của bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng cánh bướm. Chúc bạn sớm áp dụng thành công hiệu ứng tâm lý đặc biệt này!
Xem thêm: Người làm sáng tạo nội dung làm sao để định vị thương hiệu bản thân trong thị trường rộng lớn