Lãi gộp là gì? Cách tính lãi gộp chi tiết từ A đến Z
Nếu bạn hoàn toàn chưa nghe gì về lãi gộp là gì hay chỉ biết loáng thoáng về loại lãi sinh lợi nhuận trong kinh doanh này, hãy cùng tìm hiểu nhanh dưới đây:
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp còn có tên gọi là lãi ròng, được hiểu là số tiền thu lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tiền vốn mà bạn phải bỏ ra để kinh doanh. Hay hiểu đơn giản hơn lãi gộp là lợi nhuận thu được sau khi kinh doanh, là sự chênh lệch giữa tiền doanh thu và tiền chi phí của tất cả hàng hóa bán ra của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh sản xuất 1000 sản phẩm bình thủy tinh, bán với giá 10.000VND/bình. Tổng cộng là 10.000.000 VND, trong đó chi phí mua nguyên liệu và và chi phí sản xuất là 5.000VND. Thì lãi gộp sẽ là 10.000.000 – 5.000.000 VND.
Cách tính lãi gộp chuẩn chính xác nhất
Công thức tính lãi gộp chuẩn cho nhân viên kinh doanh cần nắm như sau:
Lãi gộp = doanh thu – trừ đi chi phí vốn hàng kinh doanh.
Còn tỷ lệ gộp % = lợi nhuận gộp/doanh thu
Trong đó: lãi gộp và lợi nhuận gộp thực chất tên gọi khác nhau nhưng bản chất lại hoàn toàn giống nhau.
Lợi ích mà lãi gộp mang lại trong kinh doanh?
Lãi gộp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Cụ thể, một tổ chức doanh nghiệp khi kinh doanh có hệ số biên nhuận gộp cao hơn đối thủ. Việc này chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi cũng như kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn. Có thể khẳng định lãi gộp chính là yếu tố quan trọng trước tiên để các nhà đầu tư đánh giá tình hình của một công ty. Từ đó đưa ra quyết định hợp tác lâu dài với doanh nghiệp.
Lãi gộp mang đến những lợi ích nào cho kinh doanh?
Dựa trên các con số của lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Khi thấy chi phí sản xuất gần bằng hay cao hơn so với doanh thu, doanh nghiệp có thể giảm vốn. Hoặc sẽ tìm cách khắc phục tốt nhất để giảm chi phí sản xuất hàng hóa và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, lãi gộp còn giúp doanh nghiệp ghi lại chi phí cần thiết để cho ra doanh thu. Khi nắm được mức lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được các khoản phí từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp gia tăng doanh thu hiệu quả.
Các trường hợp kinh doanh phí thấp nhưng lãi gộp cao
Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh ổn định thì sau đây là những trường hợp kinh doanh với mức phí thấp nhưng lại có được lãi gộp cao.
- Các quán bán đồ ăn sáng tiện lợi và giao hàng tận nơi
- Kinh doanh rau sạch và hoa quả online
- Bán các loại thức uống mang đi
- Bán quần áo, các vật dụng gia đình online
- Các cửa hàng nhỏ lẻ bán cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online
Trường hợp nào kinh doanh chi phí thấp lại có lãi gộp cao?
Trên đây là bài chia sẻ về lãi gộp là gì cũng như cách tính lãi gộp, lợi ích lãi gộp mang lại và các trường hợp kinh doanh chi phí thấp lãi gộp cao. Hy vọng thông qua những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được tất tần tật về lãi gộp nhé!