Là nhà quản lý, bạn cần biết khi nào nhân viên bị quá tải công việc. Từ đó, tìm cách giúp họ thoát khỏi tình trạng và nhanh chóng quay lại với công việc của mình. Nếu bạn không nhìn nhận được tình trạng của nhân viên hoặc cố ý phớt lờ thì bạn sẽ nhận lại những hậu quả khó lường cho công ty bạn. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem những dấu hiệu nhận biết nhân viên quá tải để kịp thời điều chỉnh nhé!
Bật mí 5 dấu hiệu nhận biết nhân viên quá tải công việc
1. Năng suất công việc giảm
Từ một nhân viên xuất sắc, luôn làm tốt mọi công việc được giao, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì hiệu quả công việc giảm sút rất nhiều. Nguyên nhân là gì? Có phải họ đang bất mãn điều gì với công ty hay một lý do nào đó?
Bạn đừng chỉ ngồi đoán tình trạng của họ mà hãy tìm cách tiếp cận và trò chuyện với họ, xem họ có gặp vấn đề gì không và từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp. Bạn đừng nên khiển trách họ quá nhiều khi bạn chưa biết nguyên nhân là gì, điều đó chỉ làm họ chán nản và có ý định nghỉ việc sớm. Khi quyết định làm điều gì bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có thể đưa ra cách giải quyết tốt hơn.
Xem thêm: 7 cách hiệu quả giúp bạn trở thành sếp tốt trong mắt nhân viên
2. Thiếu tinh thần làm việc nhóm chính là dấu hiệu nhận biết nhân viên quá tải rõ ràng nhất
Làm việc nhóm không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn gắn kết mọi người với nhau. Một nhóm mạnh là các thành viên trong nhóm phải biết quan tâm, lắng nghe ý kiến của nhau. Nếu doanh nghiệp bạn thiếu tinh thần làm việc nhóm thì gánh nặng công việc với từng nhân viên sẽ rất lớn, khiến họ thêm quá tải công việc.
Xem thêm: 5 bí quyết làm sếp khiến nhân viên tâm phục, muốn gắn bó lâu dài với công ty
3. Đi muộn về sớm
Nếu có nhân viên biểu hiện như thế này thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết ngay lập tức. Có thể họ đang bị quá tải từ công việc hoặc cuộc sống riêng của họ, không muốn ở công ty nhiều và phải làm việc ở nhà đến khuya. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì các nhân viên khác phải chịu thêm áp lực công việc và chất lượng công việc cũng bị giảm sút. Bạn hãy giúp nhân viên điều chỉnh lại giờ giấc để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Nhờ đó, các nhân viên sẽ làm việc thoải mái hơn và cũng đảm bảo chất lượng công việc.
Xem thêm: 4 cách giúp người lãnh đạo quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả
4. Xin nghỉ ốm thường xuyên
Khi làm việc quá tải thường xuyên, chắc chắn nhân viên của bạn sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe. Đó cũng là lý do tại sao họ xin nghỉ nhiều đến vậy. Bạn nên tạo điều kiện để nhân viên thư giãn nhiều hơn, đặc biệt là trong những lúc cao điểm. Có thể là tăng thời gian nghỉ trưa, mở một vài hoạt động thể thao, giải trí nhẹ trong một góc nào đấy trong công ty bạn. Khi tinh thần họ thỏa mái, ít gặp vấn đề về sức khỏe thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Xem thêm: Sếp bạn có phải người biết lắng nghe, làm sao để sếp lắng nghe tâm tư của bạn?
5. Nhiều nhân viên xin nghỉ việc
Bạn chợt nhận ra trong tháng này nhân viên nghỉ việc khá nhiều, đặc biệt hơn đó lại là nhân viên lâu năm. Đây là một tổn thất nặng nề với công ty bạn. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý đang “đau đầu” tìm hướng giải quyết, vì việc giữ chân nhân viên khi họ đã có ý định rời khỏi thật sự không dễ.
Để hạn chế trường hợp này, bạn nên xem xét lại chính sách phúc lợi của công ty có xứng đáng với nhân viên hay chưa. Bạn có thể tăng thời gian nghỉ phép, bù thêm ngày nghỉ khi nhân viên tham gia dự án lớn của công ty và thay đổi chính sách lương thưởng để nhân viên hứng thú làm việc hơn.
Mong rằng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết nhân viên quá tải công việc để quản lý nhân sự tốt hơn. Với những dấu hiệu và cách giải quyết cơ bản ở trên sẽ giúp bạn phần nào hạn chế được tình trạng bị quá tải của nhân viên. Giúp nhân viên luôn có tinh thần thoải mái khi làm việc và gắn bó lâu dài hơn với công ty.
Xem thêm: Relaxation là gì? 10 cách giải phóng căng thẳng cho dân văn phòng