Logic có thể là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất ở trường học, giảng đường, buổi diễn thuyết, nơi làm việc… Bởi vì tư duy logic là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống dễ dàng hơn. Vậy ý nghĩa thật sự của logic là gì và bí quyết nào để rèn luyện tư duy logic? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết này.
Logic là gì?
Logic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là logos. Ý nghĩa ban đầu của logic là mô tả những văn bản hoặc lời nói có tính kết nối và cơ sở đáng tin. Hiện nay, logic được dùng với ý nghĩa là sự suy luận hay lập luận mang tính lý trí.
Tư duy logic là gì?
Tư duy logic có thể được định nghĩa là hoạt động phân tích tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý bằng cách sử dụng các kỹ năng lập luận khác nhau. Chẳng hạn như khi đối mặt với vấn đề trong công việc, bạn sẽ sử dụng những dữ liệu, thông tin có sẵn để giải quyết. Đó chính là quá trình sử dụng các kỹ năng suy luận logic.
Bộ não con người được chia thành hai bán cầu là bán cầu não trái và phải:
- Bán cầu não trái cải thiện sự hiểu biết về toán học và khoa học và xử lý thông tin từ chi tiết đến tổng thể. Những chuỗi dữ liệu, ký hiệu, chữ số sẽ rõ ràng hơn khi được sắp xếp theo thứ tự hợp lý.
- Bán cầu não phải có khả năng nhìn tổng quát, từ đó phân chia chi tiết hơn.
Mặc dù có sự giao tiếp và tương tác giữa hai bán cầu nhưng luôn có một bên luôn chiếm ưu thế hơn bên kia. Trong đó, bán cầu não trái có vai trò nhiều hơn trong tư duy logic.
Tư duy logic bao gồm nhiều kỹ năng như:
Giải quyết vấn đề
Mục tiêu của tư duy logic là gì? Đó chính là giải quyết vấn đề. Quá trình giải quyết vấn đề có thể được chia thành 3 phần là xác định lý do tại sao xảy ra vấn đề, suy nghĩ đưa ra các giải pháp và quyết định chọn giải pháp nào. Kỹ năng này đòi cả cả phân tích và sáng tạo. Vì người giải quyết vấn đề xuất sắc sẽ dựa trên các dữ kiện để tiến hành phân tích, từ đó sáng tạo ra những giải pháp phù hợp.
Tư duy phản biện
Có thể nhiều người nhầm lẫn rằng tư duy phản biện đồng nghĩa với tư duy logic. Tuy nhiên, tư duy phản biện lại phát huy tác dụng tốt nhất khi bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề. Những người có tư duy phản biện thường sẽ phân tích chi tiết các thông tin sẵn có để đi đến tận cùng của vấn đề.
Sáng tạo
Khi đề cập đến logic, bạn có thể không nghĩ đến sáng tạo. Nhưng ngược lại chính sự sáng tạo mới là nền tảng để tạo ra giải pháp. Tư duy logic không chỉ là làm theo các dữ liệu mà còn tìm cách kết nối và khám phá theo cách phù hợp nhất.
Xem thêm: Top 5 công việc dành cho người yêu nghệ thuật, phát huy sáng tạo không ngừng
Lập luận
Lập luận trong logic là gì? Đây là khả năng đánh giá mọi thứ dựa trên tính hợp lý. Lập luận thường xảy ra ở giai đoạn sau của quá trình tư duy logic, khi bạn đang quyết định giữa nhiều giải pháp để tiếp tục. Sau đó, bạn có thể sử dụng lập luận để so sánh về ưu nhược điểm của từng giải pháp.
5 giai đoạn của tư duy logic
Giai đoạn 1: Ghi nhớ
Giai đoạn đầu tiên để phát triển tư duy logic là khả năng ghi nhớ. Tư duy logic và khả năng lập luận có thể được kích thích thông qua việc tập luyện và nâng cao trí nhớ. Người có trí nhớ tốt thường có nhiều thông tin để phân tích và tư duy hơn so với người khác. Nhiều người cho rằng, khả năng ghi nhớ phụ thuộc vào IQ mỗi người. Tuy nhiên, trí nhớ có thể được rèn luyện và cải thiện bằng nhiều cách khác nhau như:
- Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho não bộ.
- Sử dụng các kỹ thuật rèn luyện trí nhớ.
- Thường xuyên ôn lại các kỷ niệm trong quá khứ.
- Ghi chép lại các sự kiện, hình ảnh trong ngày để tạo thành chuỗi liên kết.
Giai đoạn 2: Tìm hiểu
Cả giai đoạn ghi nhớ và tìm hiểu đều là những kỹ năng tư duy cơ bản. Ngay cả trẻ em mới sinh cũng tự động thực hiện các quá trình này. Sau khi ghi nhớ các thông tin, con người sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về những điều đó. Đây chính là bước khởi đầu cho giai đoạn rèn luyện tư duy thông qua học tập.
Trong giai đoạn này, bạn cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Đây có thể coi là cách tư duy áp dụng trong các lĩnh vực như toán học, văn học, hội họa và nhiều bộ môn khác. Hãy học những điều mới nhưng không nhất thiết phải tìm hiểu tất cả – hãy chọn những điều mà bạn thực sự yêu thích.
Cách tư duy hiệu quả là tự mình học tập thay vì chỉ lên mạng, tra Google. Các nguồn sách báo sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Ngay cả khi đọc sách, truyện hay tin tức để rèn luyện tư duy logic, bạn cũng nên đọc chúng một cách sâu sắc và suy ngẫm. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng tư duy của bạn.
Giai đoạn 3: Ứng dụng
Không chỉ học cách suy luận logic trên sách vở, đọc báo đã là đủ mà bạn phải biết vận dụng vào thực tế. Bạn cần có cách tư duy thông minh từ chính kiến thức xã hội thực tế, kỹ năng sống khi tham gia vào các hoạt động.
Những trải nghiệm nhỏ nhưng có thể mang đến bài học thực tế mà sách báo không thể có được. Bạn có thể thử các trò chơi rèn luyện tư duy logic như: câu đố, ô chữ, sudoku…Những trò chơi này vừa thoải mái lại rèn luyện trí não.
Việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn là rất quan trọng. Chỉ khi được trải nghiệm thực tế, bạn mới thực sự nắm bắt được những kiến thức đó và có thể vận dụng chúng một cách hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa hay tham gia vào cộng đồng cũng sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Giai đoạn 4: Phân tích – đánh giá
Từ những trải nghiệm thực tế, mỗi người cần phải có tư duy logic riêng để rút ra những phân tích và đánh giá về tính đúng đắn của vấn đề. Đó chính là tư duy và logic. Ngay cả khi ban đầu bạn chưa thể phân tích tốt, đừng ngại đặt câu hỏi để học hỏi.
Những người xung quanh sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng tư duy logic. Thậm chí sau khi đã có kỹ năng cơ bản, bạn còn có thể giúp đỡ những người khác đồng thời củng cố tư duy logic của chính mình. Nếu chưa ổn, hãy cố đọc thật nhiều, học thêm ngoại ngữ để tăng khả năng tiếp cận thông tin và phản xạ tư duy nhanh nhạy hơn.
Giai đoạn 5: Sáng tạo
Sáng tạo là giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy. Trong giai đoạn này, não bộ và tư duy đã có sự phối hợp hài hòa để tạo ra những suy nghĩ riêng của mỗi người. Sức sáng tạo chính là chìa khóa then chốt dẫn đến thành công. Điều quan trọng là bạn cần tìm được niềm đam mê và dốc sức cho nó.
Ví dụ, nếu bạn đam mê máy tính và công nghệ, bạn có thể rèn luyện tư duy lập trình để sáng tạo ra các phần mềm hoặc trò chơi mới. Thậm chí, từ tư duy logic đó, bạn có thể xây dựng nên một công ty riêng hoặc mở ra một thị trường hoàn toàn mới. Đây chính là kỹ năng tư duy logic bậc cao.
Như vậy, 6 giai đoạn của tư duy đều có logic nhất định, phối hợp với nhau để tạo nên kỹ năng tư duy tổng thể. Các phương pháp rèn luyện tư duy logic có thể khác nhau, nhưng đích cuối cùng vẫn là kỹ năng tư duy bậc cao.
Vai trò của tư duy logic
Tư duy logic có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc phát triển sự nghiệp. Bằng tư duy logic, bạn có thể đưa ra các quyết định quan trọng, giải quyết vấn đề, suy nghĩ ý tưởng, sáng tạo và đặt mục tiêu. Dù ở bất kỳ môi trường nào, bạn cũng sẽ gặp phải những thử thách đòi hỏi kỹ năng này. Do đó tư duy logic càng sắc bén, bạn càng dễ dàng đưa ra các giải pháp và kế hoạch phù hợp cho công việc cũng như cuộc sống.
Theo Monster, giải quyết vấn đề – một trong những khía cạnh quan trọng của tư duy logic, là một trong những kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Đây cũng chính là tiêu chí để nhà tuyển dụng xác định được sự phù hợp giữa những gì họ cần với trình độ kỹ năng của ứng viên.
Những hạn chế khi không có tư duy logic?
Khi không có tư duy logic, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Bạn sẽ thường dựa trên cảm xúc, định kiến hoặc thông tin không đầy đủ, dẫn đến việc đưa ra những kết luận vội vàng, thiếu cân nhắc. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các khía cạnh của cuộc sống.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích và đánh giá các thông tin, dữ liệu một cách có hệ thống. Bạn khó có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, tìm ra các mối liên hệ và mẫu số chung. Điều này hạn chế khả năng đề ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả.
Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt ý tưởng và thuyết phục người khác. Các lập luận thiếu chặt chẽ, logic thường gây khó hiểu và khó được người nghe chấp nhận. Điều này càng trở nên quan trọng trong thời đại số, khi khả năng trình bày và thuyết phục là điều vô cùng cần thiết.
Vì vậy, việc rèn luyện và phát triển tư duy logic là một nhu cầu cấp thiết đối với mỗi cá nhân, giúp họ vượt qua các thách thức và đạt được thành công trong cuộc sống.
Bí quyết để rèn luyện, phát triển tư duy logic
Tư duy logic không phải là tài năng bẩm sinh mà có thể phát triển bằng cách học tập và thực hành thường xuyên. Do đó hãy thực hành những hoạt động giúp bạn phát triển khả năng này, ví dụ như:
Dành thời gian cho những sở thích sáng tạo
Nhiều chuyên gia đã phát biểu rằng sở thích sáng tạo như vẽ, tô màu, viết lách, âm nhạc có thể giúp kích thích não bộ và cải thiện tư duy logic. Giả sử khi bạn học một loại nhạc cụ mới, chắc chắn cần sự suy nghĩ và tập trung tối đa. Quá trình này sẽ giúp tư duy của não bộ phát triển một cách tự nhiên. Từ đó giúp bạn tiếp cận công việc chăm chú hơn, giải quyết vấn đề linh hoạt và dễ dàng hơn trong cả công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, sở thích sáng tạo cũng giúp giảm căng thẳng. Khi sự căng thẳng đã được kiểm soát, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn và đưa ra quyết định hợp lý ở những trường hợp cần thiết.
Luôn đặt câu hỏi
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện tư duy logic là đặt câu hỏi về những điều bạn thường chấp nhận đó là sự thật. Làm như vậy sẽ giúp bạn nhìn nhận các tình huống toàn diện và sâu sắc. Điều này rất tốt trong công việc khi bạn có khả năng tiếp cận vấn đề một cách logic và sáng tạo hơn.
Đồng thời khi đặt câu hỏi bạn cũng sẽ khám phá ra nhiều chủ đề mà trước đây chưa từng nghĩ đến. Dần dần các câu hỏi chính là con đường dẫn bạn đến kho tàng của những điều mới lạ và hữu ích.
Học kỹ năng mới
Học kỹ năng mới nào cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực và thời gian. Đây cũng là những điều cần để giải quyết vấn đề. Bạn không cần học lập trình, viết code để cải thiện tư duy logic. Học cách móc len, cắm hoa cũng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong tư duy logic của mình.
Xem thêm: Tự học là gì? Bật mí các bí quyết xây dựng thói quen tự học hiệu quả
Thực hành chia nhỏ công việc
Nếu là người có tư duy tổng thể, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xem xét các chi tiết trước khi đi sâu vào vấn đề và đưa ra giải pháp. Trong khi đó, tư duy logic lại dựa trên việc chia nhỏ các dữ liệu riêng lẻ và kết nối chúng bằng những quy luật phù hợp. Do đó hãy bắt đầu bằng việc chia nhỏ những nhiệm vụ bạn phải làm trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ nếu đó là nhiệm vụ chuẩn bị đi làm, hãy phân chia này các hoạt động như đánh răng, mặc quần áo. Thực hành điều này sẽ giúp phát triển thói quen tập trung vào các thành phần nhỏ hơn của vấn đề.
Quan sát mọi người
Bạn có thể bị giới hạn trong việc tiếp cận vấn đề vì đã luôn tiếp cận theo cách hay làm. Điều này sẽ khiến bạn bỏ lỡ những con đường hay giải pháp khác chưa bao giờ nghĩ đến. Do đó, hãy quan sát cách mọi người giải quyết vấn đề và chiến lược họ sử dụng là gì. Đồng thời thực hành đặt câu hỏi như tại sao họ lại chọn như vậy, hành động của họ có ưu nhược điểm gì trong việc giải quyết vấn đề…
Ngay cả những thiên tài cũng không được sinh ra là biết tất cả, họ cũng đã dày công nghiên cứu, khám phá và nỗ lực rất nhiều để sở hữu tư duy logic xuất chúng. Vì vậy hãy cố gắng thực hiện những phương pháp rèn luyện tư duy logic và biến các hoạt động này thành thói quen trong cuộc sống để thấy được sự phát triển của bản thân. Với bài viết về logic là gì, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những ý tưởng mới để rèn luyện tư duy logic của mình. Và nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội để phát huy các kỹ năng của bản thân, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: 7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chán nản cuộc sống, nhận ra sớm để không hối tiếc