Manage Out là gì? Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị công ty đuổi khéo

Dù ở bất kỳ vị trí nào trong công ty, bạn vẫn có thể bị cho thôi việc. Nếu thường xuyên nhận được những tín hiệu “đuổi khéo”, bạn có thể đang rơi vào tình trạng Manage Out. Manage Out là gì? Có những dấu hiệu nào nhận biết Manage Out? Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về thuật ngữ Manage Out ngay nhé!

Manage Out là gì?

Manage Out hay còn được gọi là “sa thải trong âm thầm”. Đây là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhân sự và nhân viên. Manage Out là quá trình mà các doanh nghiệp thực hiện để loại bỏ những nhân sự không phù hợp hoặc không đạt hiệu suất trong công việc một cách thiếu rõ ràng, không có sự hỗ trợ. Quá trình này có thể khiến nhân viên tự rời bỏ công việc.

manage out là gì
Manage Out là đuổi việc trong thầm lặng.

Mục đích chính của Manage Out là giúp doanh nghiệp chắt lọc lại đội ngũ nhân sự hiệu quả, phù hợp với mục tiêu. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây ra sự căng thẳng, không thoải mái cho nhân viên, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa tổ chức.

Ưu điểm và hạn chế của Manage Out là gì?

Ưu điểm của Manage Out là gì?

Tăng hiệu quả lao động

Việc Manage Out những nhân viên không phù hợp giúp cải thiện hiệu quả làm việc của nhóm/tổ chức. Không những thế, Manage Out còn là chìa khóa để doanh nghiệp tăng năng suất, đạt hiệu quả và chinh phục mục tiêu kinh doanh.

Tăng cơ hội cho nhân viên khác

Khi loại bỏ những nhân viên không phù hợp, công ty sẽ tạo ra cơ hội cho những nhân viên khác phấn đấu và cải thiện kỹ năng chuyên môn, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và động lực cho sự phát triển cá nhân.

Góp phần xây dựng văn hóa công ty

Việc Manage Out những nhân viên không phù hợp còn giúp xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tại đây, mọi người có thể tập trung vào hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu chung.

manage out là gì
Manage Out góp phần cải thiện văn hoá công ty.

Hạn chế của Manage Out là gì?

Tác động đến tâm lý nhân viên

Những nhân viên bị Manage Out có thể cảm thấy bất an, thất vọng và mất tự tin. Trong nhiều trường hợp, Manage Out còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc và hiệu suất của nhân viên khác. 

Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên

Chi phí

Trên thực tế, Manage Out có thể khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí, như chi phí đào tạo nhân viên mới để thay thế những người bị loại bỏ. Chi phí này có thể ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của tổ chức.

Mất thời gian

Manage Out thường tốn khá nhiều thời gian để đưa ra quyết định và thực hiện. Quá trình này ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công ty trong thời gian chờ đợi. 

Các dấu hiệu của Manage Out là gì?

Giảm phân công công việc

Nhân viên bắt đầu nhận ít nhiệm vụ hoặc chỉ nhận những nhiệm vụ không quan trọng hơn so với trước đây. Các dự án quan trọng mà họ thường tham gia đã được chuyển sang cho những đồng nghiệp khác.

manage out là gì
Giảm phân công công việc là dấu hiệu của Manage Out.

Các nhiệm vụ mới có thể khiến nhân viên cảm thấy không phù hợp kỹ năng, kinh nghiệm của họ. Việc đặt nhân viên vào vị trí thấp hơn năng lực sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Ít được mời tham gia các cuộc họp hay dự án quan trọng

Nhân viên không còn được tham gia vào những cuộc họp chiến lược hoặc các dự án quan trọng. Dấu hiệu này phản ánh nhân viên đã không còn là nhân tố thiết yếu hoặc ý kiến của họ không còn quan trọng như trước đây. 

Phản hồi tiêu cực

Nhân viên nhận được phản hồi tiêu cực về công việc mà không có phản hồi xây dựng. Phản hồi này không nêu rõ những hướng giải quyết cụ thể để cải thiện. Thay vào đó, chúng chỉ tập trung vào những điểm yếu hoặc lỗi của nhân viên.

Các quản lý hoặc đồng nghiệp có thể bày tỏ sự thất vọng hoặc không hài lòng về hiệu suất làm việc của nhân viên rõ ràng, gây áp lực và căng thẳng cho họ.

Ít được đánh giá hoặc ghi nhận

Nhân viên không nhận được đánh giá hoặc ghi nhận đóng góp của họ vào tổ chức. Các thành tích, nỗ lực của họ có thể không được công nhận hoặc không được đánh giá cao, làm mất động lực và khiến họ thiếu tự tin. Việc không được đánh giá hoặc ghi nhận có thể khiến cho nhân viên cảm thấy bị lãng quên, thiếu sự tôn trọng.

Sự thay đổi trong môi trường làm việc

Nhân viên cảm nhận sự thay đổi trong môi trường làm việc, như thay đổi trong cách giao tiếp, cách cư xử hoặc cách mọi người tiếp xúc với mình. Môi trường làm việc có thể trở nên căng thẳng hoặc không còn cảm thấy thoải mái. Dấu hiệu này sẽ khiến nhân viên bị mất hứng thú và động lực trong công việc hàng ngày. của mình.

Dần bị cô lập

Nhân viên có thể cảm nhận sự lạnh lùng hoặc xa cách từ đồng nghiệp, không còn được mời tham dự những hoạt động nhóm hoặc các buổi gặp mặt bình thường. Thậm chí, nhân viên sẽ bị cô lập, không có sự hỗ trợ hoặc đồng cảm từ các thành viên khác trong tổ chức.
Trong nhiều trường hợp, tần suất kết nối giữa nhân viên và các đồng nghiệp hoặc sếp sẽ giảm dần. So với trước đây, nhân viên không còn được mọi người chia sẻ thông tin hay bày tỏ ý kiến. Họ dần trở nên tách biệt, xa rời với tổ chức. 

Xem thêm: Tẩy chay là gì? Phải làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay?

Cần làm gì khi bị Manage Out

Đánh giá lại bản thân

Nếu cảm thấy mình đang bị Manage Out, bạn nên dành thời gian để tự đánh giá lại bản thân, xem xét xem trong thời gian qua liệu mình đã làm điều gì không hài lòng sếp. Bạn hãy đánh giá khách quan về các kỹ năng và kiến thức cần cải thiện để đáp ứng yêu cầu công việc.

Trò chuyện trực tiếp với sếp

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Bạn có thể chủ động trò chuyện trực tiếp với sếp để trao đổi ý kiến và mong muốn của mình. Qua cuộc trò chuyện này, bạn có thể hiểu rõ hơn về quan điểm và ý định của sếp, cũng như có cơ hội để diễn đạt suy nghĩ của mình.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp lôi cuốn khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!

Trau dồi kiến thức và kỹ năng

Tích cực học hỏi, trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng mới để nâng cao kỹ năng chuyên môn, đóng góp nhiều hơn cho công việc. Không chỉ giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc, đây còn là cách giúp bạn thể hiện mong muốn được thay đổi, trở thành phiên bản tốt hơn trong công ty.

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới khi bị Manage Out là gì?

Nếu cảm thấy không còn phù hợp với môi trường làm việc hiện tại hoặc khi “giọt nước tràn ly”, bạn hãy tích cực tìm kiếm các cơ hội việc làm mới. Rời bỏ môi trường làm việc toxic, tìm kiếm một nơi làm việc mới và tốt hơn là một lựa chọn hợp lý.

Cách thức triển khai Manage Out là gì?

Đánh giá và lập kế hoạch

Trước tiên, người quản lý cần tiến hành đánh giá toàn diện về hiệu suất làm việc, mức độ hoà đồng và sự phù hợp với mục tiêu, giá trị của tổ chức đối với từng nhân viên. Để thu thập những thông tin này, người quản lý cần dựa trên các báo cáo về hiệu suất, đánh giá phản hồi từ đồng nghiệp, quản lý cấp trên, tìm hiểu mục tiêu phát triển nghề nghiệp và động lực của nhân viên. 

manage out là gì
Manage Out cần có kế hoạch cụ thể

Thực hiện kế hoạch

Sau khi kế hoạch được lập ra, quản lý cần tiến hành thực hiện các bước như sau:

  • Cung cấp phản hồi xây dựng: Trong quá trình này, quản lý cần đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng cho nhân viên về các vấn đề liên quan đến hiệu suất làm việc, mức độ hòa đồng của họ với những nhân sự khác. Phản hồi này cần được đưa ra công bằng, xác định rõ ràng các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện cho nhân viên.
  • Đào tạo hoặc hỗ trợ cải thiện hiệu suất làm việc: Trong một số trường hợp, quản lý có thể đào tạo hoặc hỗ trợ để giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc. Nếu đã nhận được sự hỗ trợ hết sức từ phía công ty nhưng nhân viên vẫn không thay đổi, đến lúc này công ty mới tính đến bước sa thải.
  • Giảm bớt vai trò và trách nhiệm: Quản lý cần thiết lập các biện pháp nhằm giảm bớt vai trò và trách nhiệm của nhân viên trong tổ chức, đồng thời tạo điều kiện cho họ chuyển giao công việc.

Sa thải và theo dõi

Sau khi kế hoạch đã được triển khai, quản lý cần chú ý đến quá trình sa thải khéo léo, không gây ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày của đội ngũ nhân sự. Đồng thời, quản lý cũng cần theo dõi và đảm bảo quá trình sa thải được thực hiện hợp pháp, công bằng, tránh tình trạng phản đối và tranh cãi từ phía nhân viên bị sa thải.

Triển khai Manage Out đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ lưỡng từ phía quản lý, đồng thời cần phải được thực hiện một cách nhân văn, công bằng đối với tất cả các nhân viên trong tổ chức.

manage out là gì
Sa thải nhân sự một cách khéo léo.

Qua bài viết trên, Vieclam24h.vn hy vọng bạn đã hiểu Manage Out là gì. Đừng quên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để đón đọc thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.

Xem thêm: Micromanagement là gì: Khi sếp việc gì cũng muốn xen vào, tốt hay xấu?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục