Marketplace là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với những ai đang kinh doanh online hoặc bắt đầu bước vào con đường này. Hiểu rõ về Marketplace là gì cũng như cách thức hoạt động sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình quản lý cũng như vận hành hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!
Marketplace là gì?
Marketplace là chợ hoặc trung tâm bách hóa online để người bán và người mua gặp gỡ, mua bán sản phẩm. Đây là một mô hình kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử trong đó các giao dịch được thực hiện ở cùng một nơi, cung cấp nhiều lựa chọn cho người mua hàng. Ở đây, người bán sẽ “thuê” một mặt bằng để trưng bày, quảng cáo và thu hút người truy cập mua hàng. Marketplace sẽ được vận hành bởi các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng và quản lý nền tảng.
Ví dụ một số mô hình Marketplace thông qua nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee… Ngoài ra, Marketplace còn được phát triển ở các mạng xã hội, ứng dụng như TikTok, Facebook, Zalo.
Cách hoạt động của Marketplace là gì?
Chức năng cơ bản của Marketplace liên quan đến việc tạo ra không gian ảo nơi người bán giới thiệu sản phẩm và người truy cập tìm mua. Marketplace cung cấp các công cụ để quản lý đơn hàng, xử lý thanh toán, liên hệ giữa người mua, người bán và các tài nguyên để người bán quảng bá sản phẩm của mình cũng như cải thiện khả năng hiển thị, phạm vị tiếp cận của nền tảng.
Một điểm đáng chú ý khác là người bán phải trả phí để đăng sản phẩm và hoa hồng trên doanh số bán được. Đổi lại họ được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường khách hàng rộng lớn. Còn người mua có thể tìm thấy nhiều loại sản phẩm ở một nơi với giá cả cạnh tranh cũng như trải nghiệm mua sắm thuận tiện.
Có những loại Marketplace nào?
Phân loại theo đối tượng
Có hai đối tượng trên Marketplace là doanh nghiệp và cá nhân, trong đó:
– C2C Marketplace kết nối tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh với người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử. Do đó bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà bán hàng trên Marketplace vì không cần nhiều vốn, kho bãi hay chi phí để tạo website bán hàng hay quảng cáo tiếp cận nhiều người dùng. Ví dụ bạn có thể tham gia bán hàng ở Shopee, TikTok, Zalo, Facebook…
Xem thêm: C2C là gì? Cách thức hoạt động của mô hình C2C như thế nào?
– B2C Marketplace đề cập đến đối tác là các doanh nghiệp, nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu. Đặc điểm nhận biết họ là nằm trong danh mục Mall như Shopee Mall, Lazada Mall… Nếu doanh nghiệp muốn bán hàng trên Mall phải cung cấp đầy đủ giấy tờ nên mua hàng ở đây sẽ đảm bảo chất lượng và uy tín.
Xem thêm: B2C là gì? Bí quyết áp dụng mô hình B2C hiệu quả, cải thiện doanh số
Phân loại theo sản phẩm
Hình thức phân loại này sẽ chia Marketplace thành:
– Marketplace theo chiều dọc là mô hình cung cấp các sản phẩm cùng loại từ nhiều người bán khác nhau.
– Marketplace theo chiều ngang là loại cung cấp đa dạng sản phẩm hơn nhưng có đặc điểm tương tự nhau hay cùng ngành hàng.
– Marketplace hỗn hợp là mô hình bán hàng với đầy đủ các sản phẩm từ nhiều ngành và người bán khác nhau.
Ưu điểm khi sử dụng Marketplace là gì?
Tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nhanh hơn
Mô hình Marketplace mang lại lợi ích vượt trội nhất là khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn. Với số lượng truy cập lên đến hàng triệu người, người bán có thể thu được lợi nhuận đáng kể so với bán hàng truyền thống. Hơn nữa, người bán trên các nền tảng thương mại điện tử còn được hưởng lợi từ các chiến lược quảng cáo, chương trình khuyến mãi từ các nền tảng này.
Cải thiện niềm tin
Marketplace cung cấp một nền tảng lý tưởng để nuôi dưỡng niềm tin với khách hàng vì minh bạch về giá cả, chất lượng sản phẩm thông qua phản hồi, đánh giá của người mua. Với tính năng này, bạn có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý và đảm bảo người mua nhận hàng trong thời gian sớm nhất. Qua đó sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng mới và duy trì lòng trung thành với khách hàng hiện tại.
Giảm chi phí vận hành
Tham gia vào Marketplace không chỉ giúp những người bán cá nhân, hộ kinh doanh với nguồn vốn hạn chế tiết kiệm được nhiều chi phí từ mở cửa hàng, lưu kho đến vận chuyển và nhiều chi phí khác nữa.
Nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì?
Cạnh tranh khốc liệt
Trên các Marketplace như Shopee, TikTok.. sự cạnh tranh giữa các người bán có thể nói là khốc liệt, đặc biệt là về giá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu vì phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. Để nổi bật và thu hút khách hàng, người bán phải đầu tư nhiều hơn vào việc quảng cáo, cải thiện trải nghiệm mua sắm cũng như tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn để thu hút và giữ chân khách hàng.
Phí hoa hồng
Tham gia vào các Marketplace đòi hỏi người bán phải chịu phí hoa hồng cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, người bán còn tốn chi phí quảng cáo để nổi bật và tiếp cận nhiều khách hàng hơn trên nền tảng. Do đó có thể tạo ra một gánh nặng tài chính đáng kể và yêu cầu các biện pháp quản lý chi phí cẩn thận.
Xem thêm: Tiền hoa hồng là gì? Tiết lộ 5 cách tính tiền hoa hồng chuẩn nhất hiện nay
Phụ thuộc vào Marketplace
Người bán hoàn toàn phụ thuộc vào các chính sách và quy định của Marketplace mà họ tham gia. Do đó, một thay đổi nhỏ trong các chính sách này cũng có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, việc thay đổi thuật toán tìm kiếm có thể làm thay đổi vị trí của sản phẩm trong kết quả tìm kiếm, ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng.
Hay việc điều chỉnh các tiêu chuẩn, phí vận chuyển sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng, cuối cùng dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và doanh số bán hàng của người bán. Do đó người bán cần phải liên tục theo dõi và điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo các thay đổi trong chính sách của Marketplace.
Cách để kinh doanh hiệu quả trên Marketplace là gì?
Để kinh doanh hiệu quả trên Marketplace, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Nghiên cứu thị trường: Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường mà bạn muốn tham gia và cạnh tranh như thế nào. Thông qua việc nghiên cứu về đối thủ, nhu cầu của khách hàng, xu hướng sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được vị trí cạnh tranh và điểm mạnh của mình.
– Chọn Marketplace phù hợp: Nên lựa chọn Marketplace phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu và nguồn lực của bạn. Một số Marketplace phổ biến bao gồm Shopee, Lazada, TikTok.
– Tối ưu hóa hồ sơ và danh mục sản phẩm: Tạo hồ sơ người bán, danh mục sản phẩm hấp dẫn, chuyên nghiệp như có mô tả sản phẩm rõ ràng, ảnh sản phẩm chất lượng và thông tin giá cả đầy đủ.
– Xây dựng uy tín: Bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, sản phẩm chất lượng, giải quyết vấn đề tốt, bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng. Từ đó thu hút được khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ.
– Quảng cáo: Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ quảng cáo của Marketplace để tăng khả năng xuất hiện của sản phẩm của bạn trong kết quả tìm kiếm và trang chủ của Marketplace. Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội cũng là một cách để để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
– Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Sử dụng dữ liệu từ Marketplace và phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh, cải thiện chiến lược kinh doanh của bạn theo thời gian.
Tạm kết
Tham gia vào Marketplace không còn là điều quá xa xôi mà gần như bất kỳ ai kinh doanh cũng đều nên thử qua để khám phá và phát triển tiềm năng. Với bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Marketplace là gì và có những ý tưởng mới cho việc kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi blog của Vieclam24.vn để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi ngày nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Bùng nổ doanh thu với 6 cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu