Bạn có biết rằng phần đông người dùng sẽ rời khỏi website nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin? Navigation Bar đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng website và tạo ra trải nghiệm người dùng tối ưu. Navigation Bar là gì? Có bao nhiêu loại Navigation Bar ? Đâu là cách tối ưu Navigation Bar tốt nhất cho website? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Navigation Bar là thanh điều hướng hay thanh menu, được sử dụng để điều hướng người dùng đến các mục chính trên giao diện website như Trang chủ, Giới thiệu, Tin tức, Liên hệ,… Navigation Bar thường nằm ở đầu trang hoặc header tùy vào thiết kế website, giúp người dùng truy cập và thao tác dễ dàng hơn.
Tầm quan trọng của thanh điều hướng
Navigation Bar là thành phần không thể thiếu trên website, góp phần tạo nên giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp. Thanh điều hướng cung cấp cấu trúc rõ ràng cho website, nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm thông tin, sản phẩm/dịch vụ và di chuyển giữa các trang dễ dàng. Người dùng có thể tiết kiệm thời gian và gia tăng sự hài lòng khi trải nghiệm website. Kết quả là giảm thiểu tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và tăng lượng truy cập tự nhiên (organic traffic).
Không những thế, dựa vào thanh điều hướng, doanh nghiệp có thể dẫn dắt người dùng đến các mục quan trọng như trang sản phẩm/dịch vụ, giỏ hàng,… Từ đó, kích thích hành động của người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Không những thế, các công cụ tìm kiếm cũng có thể hiểu cấu trúc website, đảm bảo thứ hạng tìm kiếm.
Đây là loại thanh điều hướng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do phù hợp với hầu hết giao diện website. Thanh điều hướng ngang hiển thị các danh mục chính của website theo hàng ngang đầu trang, ngay dưới logo hoặc header. Loại này với trang web có giao diện đơn giản, dễ nhìn và có nhiều danh mục chính.
Thanh điều hướng dọc hiển thị các danh mục chính của website dọc theo bên trái hoặc bên phải màn hình. Loại thanh điều hướng này có ưu điểm là tiết kiệm diện tích màn hình, phù hợp với website có nhiều nội dung dài. Tuy nhiên, nhược điểm là người dùng khó nhìn thấy các danh mục ở dưới cùng màn hình.
3. Thanh điều hướng Hamburger: Hamburger Menu
Thanh điều hướng Hamburger thường được biểu thị bằng 3 dấu gạch ngang hoặc 3 dấu chấm tròn nhỏ xếp chồng lên nhau. Khi người dùng click chuột vào biểu tượng này, thanh điều hướng sẽ hiển thị. Hamburger Menu có thể được thu lại bằng cách nhấp vào biểu tượng này một lần nữa.
Loại thanh điều hướng này thường được sử dụng trên các thiết bị di động do có kích thước nhỏ gọn và giúp tiết kiệm diện tích màn hình. Tuy nhiên, người dùng có thể mất thời gian tìm kiếm thanh điều hướng trên website nếu không chú ý chi tiết này.
4. Thanh điều hướng Mega: Mega Menu là gì?
Thanh điều hướng Mega được thiết kế để hiển thị nhiều thông tin hơn. Loại này thường được sử dụng trên các website có nhiều danh mục và nội dung phức tạp. Khi người dùng click chuột qua một danh mục chính trên thanh điều hướng, một menu con sẽ hiện ra với nhiều thông tin hơn, bao gồm các liên kết đến các trang nội dung, hình ảnh, video,…
Tuy nhiên, Mega menu có thể chiếm nhiều diện tích màn hình, đặc biệt là trên các thiết bị di động. Đồng thời, Mega menu có thể làm chậm tốc độ tải trang nếu không được tối ưu.
5. Thanh điều hướng Menu cố định
Đây là thanh điều hướng nằm cố định ở một vị trí duy nhất trên website. Dù người dùng có chuyển đến các trang khác trong website thì vị trí thanh điều hướng này cũng không thay đổi. Nhờ đó, người dùng không phải tốn thời gian di chuyển lên đầu trang khi cần chuyển hướng.
Dưới đây là các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn thanh điều hướng:
- Nội dung website: Website có nhiều hay ít danh mục?
- Loại website: Website bán hàng, blog, tin tức,…?
- Đối tượng truy cập: Website hướng đến ai?
- Thiết kế website: Giao diện website như thế nào?
- Tính năng: Các tính năng của website hiển thị trên Navigation Bar như thế nào?
Bạn nên thử nghiệm các loại Navigation Bar khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất với website của mình.
Trước khi thiết lập Navigation Bar, bạn cần xây dựng sơ đồ thanh điều hướng trực quan và xác định những trang được bố trí bao hàm toàn bộ nội dung quan trọng của website. Hãy phân cấp các mục với nội dung theo thứ tự logic, giúp người dùng dễ hiểu và dễ thao tác khi tìm kiếm thông tin.
Đặc biệt các doanh nghiệp nên tập trung phát triển những trang bán hàng và thúc đẩy chuyển đổi xây dựng cấu trúc điều hướng. Đó có thể là trang CTA – Call to action, kêu gọi người dùng hành động như “Tải xuống”, “Dùng thử”, “Đăng ký ngay”,…
Xem thêm: Silo là gì? Làm thế nào xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO cho website?
Xác định số lượng liên kết trên thanh điều hướng
Nhờ vào các liên kết con đến Trang chủ, đây là trang có vai trò quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm. Số lượng các mục liên kết vừa đủ sẽ giúp công cụ tìm kiếm truy cập dễ dàng và bảo đảm SEO website hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên giới hạn số lượng liên kết trên thanh điều hướng để không ảnh hưởng đến diện tích màn hình hiển thị cũng như gây rối mắt người dùng.
- Vị trí: Vị trí phổ biến nhất của Navigation Bar là đầu trang, giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy và truy cập thông tin. Bạn cũng có thể đặt ở 2 bên và chân trang, tùy vào nhu cầu sử dụng của đối tượng mục tiêu.
- Thứ tự menu điều hướng: Thông thường các mục nằm ở đầu và ở cuối thường dễ nhớ hơn. Bạn nên bố trí các mục trên menu điều hướng theo vị trí nối tiếp để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Kiểu dáng: Lựa chọn kiểu dáng phù hợp với bố cục website và mục tiêu sử dụng.
- Màu sắc: Phối hợp màu sắc hài hòa với giao diện website, tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người dùng. Hypertext phải nổi bật hơn so với các phần tử khác trong website.
- Phông chữ: Lựa chọn phông chữ dễ đọc, phù hợp với phong cách website. Không nên sử dụng các từ tối nghĩa, chuyên ngành, gây khó hiểu cho người dùng.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng màu sắc nổi bật hoặc khoảng trắng để tách thanh điều hướng khỏi nội dung chính của trang web.
Thiết lập tính năng điều hướng
Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể thiết lập menu con để sắp xếp các mục liên quan, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin mong muốn. Đồng thời bạn nên tích hợp thanh tìm kiếm vào Navigation Bar để người dùng có “lối tắt” khi tìm kiếm thông tin .
Bạn cũng có thể thêm các hiệu ứng tương tác khi di chuột qua hay click vào các mục để tăng trải nghiệm người dùng. Điều quan trọng là thanh điều hướng phải được sử dụng mượt mà trên nhiều thiết bị.
Chú trọng tính đơn giản
Tránh thiết kế thanh điều hướng quá cầu kỳ, rườm rà, gây khó khăn cho người dùng Thay vì các liên kết nhiều trang con thông qua Trang chủ (Homepage), hãy sử dụng cấu trúc Navigation Bar đơn giản và ưu tiên liên kết đến Trang chủ trước tiên.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các nhãn trên thanh điều hướng chỉ cho người dùng biết nội dung bằng cách click chuột như ảnh, video,…
Bạn có thể thử nghiệm thiết kế và bố trí thanh điều hướng khác nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất cho website. Sau đó, tiến hành kiểm tra người dùng (user testing) để đảm bảo thanh điều hướng hoạt động hiệu quả và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên tối ưu SEO các liên kết trong Navigation Bar để cải thiện khả năng tìm kiếm. Thanh điều hướng cần ưu tiên chứa các liên kết quan trọng đến trang chính của website.
Bạn cũng có thể sử dụng footer website như một thanh điều hướng với những thông tin về doanh nghiệp hoặc lặp lại các thông tin quan trọng. Chú ý cập nhật nội dung, cấu trúc và chức năng của Navigation Bar để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng và xu hướng thiết kế website.
Kết luận
Navigation Bar đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ Navigation Bar là gì cũng như cách tối ưu Navigation Bar. Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Category là gì? Cách tạo category hiệu quả cho website bạn cần biết