Ownership mang theo sức mạnh kì diệu giúp chúng ta thực sự làm chủ công việc và cuộc sống cá nhân. Bên cạnh đó, đây còn là giá trị văn hoá được nhiều công ty, tập đoàn lớn tìm kiếm và tập trung phát triển bền vững. Không ít lần bạn đã nghe qua về Ownership nhưng chưa thực sự hiểu rõ Ownership là gì và làm cách nào để trở thành những người có tinh thần làm chủ. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Ownership là gì?
Ownership là tinh thần làm chủ và tư duy chịu trách nhiệm cho các quyết định. Tư duy làm chủ thể hiện qua tinh thần làm tới nơi tới chốn, không chỉ hoàn thành mà phải dành tâm huyết cho toàn bộ các nhiệm vụ, công việc liên quan đến trách nhiệm cá nhân.
Trong công việc, những người có tư duy làm chủ luôn giàu nhiệt huyết, trách nhiệm, không nề hà, không chờ đợi, không đổ lỗi, luôn tích cực, chuyên nghiệp trong mọi khía cạnh. Nếu chưa hiểu rõ về công việc, họ sẽ chủ động tìm kiếm và thu thập thông tin cần thiết. Nếu chưa biết làm, họ nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của những quản lý, cấp trên. Nếu có lỗi, họ sẽ tìm cách sửa và không để cho sai phạm này xuất hiện trong công việc một lần nào nữa. Điều này xuất phát từ tâm lý để tâm đến kết quả và nghĩ đến những điều mang lại lợi ích cho công ty, tổ chức.
Ý nghĩa của Ownership là gì?
Tư duy làm chủ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân, với những ý nghĩa quan trọng sau:
Quyền kiểm soát: Tư duy làm chủ giúp bạn tự tin trong mọi quyết định và hành động của mình. Bạn tin vào khả năng của mình và không ngại đối diện với những khó khăn, thử thách trong công việc. Bên cạnh đó, bạn không phải đợi chờ chỉ thị của cấp trên để thực hiện công việc mà chủ trương lập kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ trong quyền hạn của mình.
Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng
Chủ động tạo ra cơ hội cho bản thân: Thay vì chờ đợi cơ hội đến, tư duy làm chủ thúc đẩy bạn tìm kiếm, tạo ra và tận dụng những cơ hội mới để phát triển sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng tinh thần làm chủ để lập kế hoạch và định hướng công việc theo mục tiêu và kế hoạch rõ ràng.
Khả năng quản lý thời gian: Tinh thần làm chủ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả, ưu tiên công việc nào thực sự quan trọng, để đảm bảo mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
Tư duy sáng tạo: Bạn có thể tự do thể hiện sự sáng tạo và tìm kiếm các giải pháp mới khi là người chủ động trong công việc. Điều này giúp bạn tạo ra giá trị đối với công ty cũng như tạo động lực, thúc đẩy bản thân.
Phát triển và hoàn thiện kỹ năng: Bạn càng chủ động, bạn càng không thể thời gian trôi qua mà không đem lại giá trị tích cực, tư duy này giúp bạn luôn học hỏi và nâng cao khả năng chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, tư duy này giúp bạn sẵn sàng tham khảo ý kiến đóng góp của những người xung quanh để hoàn thiện hơn.
Nâng cao khả năng thích nghi: Bạn có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi trong môi trường làm việc thay đổi, thậm chí tận dụng chúng để phát triển và cải thiện bản thân.
Tinh thần làm chủ giúp bạn nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của đồng nghiệp, cấp trên. Mọi người thường có xu hướng đề cao và trọng dụng những ý tưởng, quan điểm của bạn trong các dự án hoặc kế hoạch quan trọng. Chính điều này sẽ giúp bạn gặt hái nhiều cơ hội thành công trong công việc và cuộc sống.
Vì sao doanh nghiệp đề cao tinh thần làm chủ của nhân viên?
Sức mạnh của một doanh nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên quan trọng trên tất thảy là sự đồng lòng, hết mình với trách nhiệm và cùng chung lý tưởng, hướng đến mục tiêu cao cả của tất cả thành viên. Những tố chất này thường thấy ở những nhân viên tận tâm, tuy nhiên, doanh nghiệp cùng cần phải có biện pháp hệ thống hoá để duy trì tinh thần Ownership của đội ngũ.
Nếu đội ngũ làm việc qua loa hời hợt, hay đổ lỗi, thiếu trách nhiệm,… dần trở thành “zombie” nơi công sở, hao mòn nhiệt huyết sẽ khiến doanh nghiệp khó tồn tại bền vững. Trong khi đó, những nhân viên hừng hực khí thế dần dần kiệt quệ năng lượng, mất tinh thần và động lực “chiến đấu”. Chính vì thế, tinh thần làm chủ là giá trị văn hoá mà doanh nghiệp phải nuôi dưỡng và giữ gìn để trở thành giá trị cốt lõi, giúp doanh nghiệp vững mạnh trên thương trường như chiến trường ngày nay.
Cách nuôi dưỡng và rèn luyện tư duy Ownership là gì?
1. Tư duy đây là công ty của tôi
Bắt đầu rèn luyện Ownership mindset từ việc quan tâm đến những điều đơn giản như mỉm cười với khách hàng, tắt đèn, tắt điều hòa khi ra về, giữ gìn hình ảnh công ty,… Tinh thần làm chủ chỉ xuất hiện khi bạn thật sự quan tâm đến công việc và công ty như một phần ý nghĩa trong cuộc đời mình.
2. Sẵn sàng nhận trách nhiệm
Để thực sự là người làm chủ trong công việc, bạn phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về một nhiệm vụ, dự án cụ thể. Trách nhiệm càng lớn đi kèm với áp lực lớn, tuy nhiên, nó cũng giúp bạn học cách làm việc với vai trò mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đừng ngại sai sót vì đây là cơ hội để bạn tiến bộ hơn trong công việc. Nếu sếp giao cho bạn một nhiệm vượt quá khả năng, đừng trốn tránh, trái lại, hãy tìm kiếm giải pháp và bắt tay giải quyết ngay lập tức.
3. Tập trung tạo ra giá trị
Tinh thần làm chủ giúp bạn phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nhiệm vụ, nhờ đó, bạn có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng. Bằng cách tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất, bạn tối ưu thời gian và hiệu suất công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, nếu xác định điều gì tạo ra giá trị tốt nhất, bạn nên tập trung hoàn thành những việc đó.
4. Kiên nhẫn từng bước
Công thức của Ownership là gì? Đó là sự kiện + thái độ = kết quả.
Sự kiện là yếu tố bên ngoài, không thể thay đổi được. Kết quả dù được hay mất sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn trước mỗi sự việc xảy ra. Bạn nên kiên nhẫn xây lòng tin bằng những bước nhỏ với thái độ cầu tiến, nỗ lực, trung thực, không ngại khó khăn, không sợ hạ cái tôi. Sự tin tưởng không được đặt ra ngay từ đầu, mà phụ thuộc vào thái độ và hành động của bạn.
Nếu công ty yêu cầu bạn một nhiệm vụ cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi thẳng thắn để được “trao quyền” và đảm bảo bạn có được sự hỗ trợ khi cần thiết. Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ sẽ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng trong những nhiệm vụ quan trọng hơn.
5. Thói quen lên kế hoạch ownership là gì?
Hình thành thói quen lập kế hoạch giúp bạn tăng tinh thần làm chủ và đạt được hiệu quả cao trong công việc. Những người biết mình muốn gì và cần gì sẽ hiểu rõ mục đích những việc đang làm cũng như ảnh hưởng đến hành trình phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Hơn nữa, khi hiểu rõ về mục tiêu của nhóm, bộ phận và công ty; bạn hiểu rõ mình nên làm gì để phối hợp cùng đồng đội tốt hơn. Nhờ đó, bạn định hướng mục tiêu cá nhân đến mục tiêu chung của cả nhóm cũng như công ty rõ ràng hơn.
Xem thêm: To do list là gì? Các app To do list và các mẫu To do list không thể bỏ lỡ
6. Tâm lý vững vàng
Làm việc với tinh thần làm chủ là điều không mấy dễ dàng. Sẽ có lúc, những trách nhiệm được trao khiến bạn phải đối diện với căng thẳng hay mệt mỏi chồng chất. Bạn có thể lo lắng, thậm chí sợ hãi nhưng hãy học cách đối diện với những cảm xúc tiêu cực và biến chúng trở thành sức mạnh trên hành trình sự nghiệp. Bạn có thể thẳng thắn nói ra những khó khăn, thử thách trong công việc với cấp trên, đồng nghiệp, phòng nhân sự,… và tìm kiếm giải pháp từ họ.
Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng bạn và đồng nghiệp, cấp trên, công ty đều đang trên hành trình phát triển và trưởng thành. Do đó, đừng quá khắt khe. Đôi khi, tư duy cởi mở và linh hoạt sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả.
7. Không ngừng học hỏi
Trên hành trình phát triển, các kiến thức và kỹ năng luôn đổi mới liên tục. Việc rèn luyện, trau dồi và tích lũy những kiến thức, kỹ năng mềm mới giúp bạn tạo ra đòn bẩy vững chắc trước mọi cơ hội cũng như thách thức. Do đó, đừng ngại trải nghiệm những điều mới mẻ và thử thách đổi mới để bản thân linh hoạt thích nghi và chủ động trước mọi diễn biến xảy đến.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ Ownership là gì và cách rèn luyện tinh thần tự chủ để tiến xa hơn trên hành trình trở thành chủ nhân thực sự của cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng tinh thần làm chủ có thể áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Bất kỳ ai, dù ở trong lĩnh vực nào, đều có thể tận dụng sức mạnh này để đạt được thành công và hạnh phúc.
Xem thêm: 4 loại chứng chỉ tiếng Nhật có giá trị nhất hiện nay bạn cần biết