Platform là gì? Những mô hình Platform phổ biến, nổi bật hiện nay

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thuật ngữ “platform” ngày càng trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy thực chất platform là gì và vì sao nó lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Trong bài viết dưới đây, Việc Làm 24h sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm, các loại hình platform phổ biến, cũng như tầm quan trọng của nó trong  việc kết nối và xây dựng các hệ sinh thái số toàn cầu.

1. Một số khái niệm cần biết

1.1. Platform là gì?

Trước tiên, chúng ta cần lý giải khái niệm Platform là gì. Platform (được hiểu đơn giản theo tiếng Việt là nền tảng) là  hệ thống hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, giao diện và các tiêu chuẩn liên quan. Platform thường được sử dụng để xây dựng, triển khai, vận hành và phát triển các ứng dụng, dịch vụ hay sản phẩm kỹ thuật số nào đó.

Ví dụ: Platform của Apple sẽ bao gồm phần cứng Macbook, IMAC, Iphone và phần mềm (hệ điều hành iOS, macOS, ứng dụng App Store). 

1.2. Hệ sinh thái Platform là gì?

Hệ sinh thái Platform (Platform Ecosystem) là  mô hình kinh doanh trong đó các tổ chức, nhà phát triển, và người dùng cuối tạo thành  mạng lưới tương tác để phát triển và cung cấp các giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ hoặc dịch vụ. Hệ sinh thái này bao gồm nhiều ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm và nguồn lực từ các nhà cung cấp khác nhau.

Mục tiêu của hệ sinh thái Platform là xây dựng  nền tảng cốt lõi mạnh mẽ, kết nối các bên liên quan, và cung cấp nhiều giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối. Điều này đạt được thông qua việc chia sẻ dữ liệu, chuyển tiếp quy trình hoặc tích hợp công nghệ, trong đó các đối tác và bên thứ ba sẽ hợp tác cùng nhau để xây dựng và phát triển nền tảng.

Hiểu Platform là gì giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng mạnh mẽ.

Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo – Xu hướng và ứng dụng nổi bật trong năm 2025

Các hệ sinh thái dựa được xây dựng dựa trên Platform mang lại giá trị vượt trội cho tất cả  bên tham gia, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong  ngành công nghiệp hiện tại.

Ví dụ điển hình về hệ sinh thái Platform là App Store của Apple. Tại đây, các nhà phát hành có thể tạo ra và phân phối ứng dụng, dịch vụ của mình để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. Ngoài ra, họ còn tận dụng hệ sinh thái Apple nhằm không ngừng nâng cao trải nghiệm của người dùng cuối. 

2. So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống

Mô hình kinh doanh Platform và truyền thống sẽ có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

Đặc điểmPlatformMô hình kinh doanh truyền thống
Tiếp cận thị trườngXây dựng  nền tảng kết nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ, nhằm tạo ra giá trị cho các bên tham gia thông qua việc phát triển một cộng đồng vững mạnh.Thông qua các kênh phân phối truyền thống như cửa hàng bán lẻ, đại lý và quảng cáo truyền thống, mô hình kinh doanh truyền thống thường chú trọng vào việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ theo phương thức tuyến tính trước khi ra mắt thị trường.
Tạo giá trị cho khách hàngƯu tiên cải thiện trải nghiệm của khách hàng, đồng thời gia tăng giá trị thông qua các mạng lưới kết nối, chia sẻ thông tin và sáng tạo.Chú trọng vào việc cải tiến quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, trong khi sự tham gia của khách hàng thường ít được chú ý.
Cơ hội cạnh tranhTạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ vào việc kết nối, tương tác và  sáng tạo từ các bên liên quan. Đồng thời, nền tảng sẽ liên tục đổi mới để nâng cấp giá trị.Tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua chiến lược sản phẩm, chính sách giá cả và các hoạt động tiếp thị.

3. Những thành tố cấu thành Platform cơ bản 

3.1. Phần cứng đơn

Phần cứng đơn là thành phần đầu tiên trong Platform, thường xuất hiện trong các hệ thống nhúng có quy mô nhỏ. Trong cấu trúc của Platform, phần cứng đơn được sử dụng để kết nối trực tiếp với phần cứng mà không cần phải thông qua hệ điều hành.

3.2. Trình duyệt

Trình duyệt được xem là một nền tảng Platform khi nó hoạt động như một môi trường cho các ứng dụng web (Chrome, Firefox,…).

3.3. Ứng dụng

Có nhiều ứng dụng được dùng để cấu thành Platform như:

  • Trình xử lý văn bản.
  • Các loại bảng tính.
  • Ứng dụng dùng để lưu trữ dữ liệu, phần mềm.
  • v.v.
Platform do nhiều thành tố cấu thành, trong đó có ứng dụng.

3.4. Frameworks

Frameworks đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng là phát triển nền tảng. Cụ thể, nó cung cấp các công cụ, thư viện, cấu trúc để tăng tốc, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Mặt khác, nó cũng giúp định hình cách mà các thành phần bên trong tương tác với nhau và với ứng dụng dịch vụ bên ngoài.

3.5. Máy tính ảo

Máy tính ảo là  công nghệ quan trọng cung cấp môi trường ảo hoá độc lập với phần cứng vật lý của máy, giúp chạy các ứng dụng, dịch vụ,… Nó bao gồm các thành phần như phần cứng, hệ điều hành, phần mềm. Từng Platform khác nhau sẽ quy định chức năng của máy tính ảo khác nhau.

4. Những ưu điểm và hạn chế của Platform là gì?

Mô hình Platform sở hữu những ưu và nhược điểm dưới đây để bạn cân nhắc lựa chọn:

4.1. Ưu điểm của Platform

Platform  phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm sau:

  • Đem lại giải pháp công nghệ hiệu quả, thuận tiện cho khách hàng.
  • Tăng độ tương tác giữa bên bán và bên mua thông qua tính năng kết nối thông tin.
  • Đẩy nhanh các mặt hàng còn tồn kho.
  • Hỗ trợ quản lý những yếu tố phức tạp trên thị trường.
  • Thúc đẩy phát triển hiệu quả theo quy mô lớn.

4.2. Hạn chế của Platform là gì?

Song, Platform vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, cụ thể là:

  • Không phù hợp khi quản lý các chuỗi giá trị vì khó mang lại kết quả như ý muốn.
  • So với các hình thức truyền thống, cách Platform quản trị trải nghiệm khách hàng không tốt bằng.
Mô hình Platform có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn đọng hạn chế.

5. Một số mô hình Platform nổi bật hiện nay

Khi đã hiểu được Platform nghĩa là gì, để dễ hình dung thì bạn nên tham khảo một vài mô hình nổi bật dưới đây:

5.1. Platform phần mềm

Platform phần mềm đem đến môi trường thuận lợi để thiết kế, triển khai các ứng dụng, tính năng xuất hiện trên nhiều hệ điều hành đang phổ biến. Hay nói cách khác, nó là nhân tố quyết định việc phần lớn thiết bị công nghệ có thật sự thông minh hay không.

5.2. Platform phần cứng

Mô hình Platform phần cứng cực kỳ quan trọng ở phần lớn những thiết bị điện tử và có sự khác nhau tùy vào từng thiết bị khác nhau. Chẳng hạn như ở máy tính, nền tảng phần cứng sẽ là hệ điều hành, RAM và CPU. Trong khi đó, các thiết bị thông minh khác thì bộ vi xử lý chính là Platform phần cứng. Nhìn chung, phần cứng đảm nhận chức năng quan trọng là nâng cao tốc độ vận hành và đem lại  tính ổn định, mượt mà cho từng thiết bị.

Mô hình Platform phần cứng giúp thiết bị hoạt động mượt mà hơn.

5.3. Cloud Computing Platform

Cloud Computing Platform, còn được gọi là Platform điện toán đám mây, được sử dụng với mục đích lưu trữ toàn bộ dữ liệu. Ngoài ra, mô hình này còn hỗ trợ phân tích dữ liệu cũng như trí tuệ nhân tạo.

5.4. Social Platform

Hiện nay, trong số những mô hình Platform nổi bật thì Social Platform được ứng dụng phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như xây kênh truyền thông, website. Với mô hình này, việc kết nối và cung cấp thông tin giữa các người dùng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5.5. Platform AI

Platform AI nhờ việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để mô phỏng tư duy, hành động của con người đã đảm nhận được những công việc tưởng chừng như chỉ con người mới thực hiện được.

Platform AI mô phỏng hành động và tư duy con người bằng công nghệ tiên tiến.

5.6. Blockchain Platform

Blockchain là  công nghệ phân tán cho phép ghi chép các giao dịch mà không cần trung gian và bảo mật cao nhờ vào các chuỗi khối (blockchain).  Các nền tảng blockchain thường được sử dụng để tạo ra các ứng dụng phi tập trung (DApps) có thể kể đến như ứng dụng mạng xã hội Facebook,  Tiktok hay các ứng dụng xem phim v..v.

5.7. Digital Marketing Platform

Digital Marketing Platform là  hệ thống hoặc nền tảng tích hợp cung cấp các công cụ và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chiến lược tiếp thị trực tuyến. Nó giúp các công ty tiếp cận khách hàng, quản lý chiến dịch quảng cáo bằng đa dạng các loại tài nguyên.

5.8. Business Service Platform

Mô hình Business Service Platform được ứng dụng rộng rãi trong cung cấp các công cụ và dịch vụ tích hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, cải thiện quy trình làm việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ví dụ cho mô hình này có thể kể đến như ứng dụng Grab hay Foody có thiết kế giao diện khoa học kèm theo nhiều tính năng. Cho đến nay, Business Service Platform vẫn là mô hình được đánh giá hiệu quả, tích cực.

Ứng dụng rộng rãi mô hình Business Service Platform để tăng trải nghiệm khách hàng.

6. Câu hỏi liên quan đến Platform

Liên quan đến khái niệm Platform là gì, sau đây là một số thắc mắc được nhiều người dùng đặt ra:

6.1. Platform trong Mobile là gì?

Platform trong Mobile là hệ thống hoặc môi trường mà các ứng dụng di động được phát triển, vận hành ở đó. Chẳng hạn như các hệ điều hành Ios, Android, và các kho ứng dụng của chúng.

6.2. Platform trong phương tiện truyền thông xã hội là gì?

Thông qua mô hình Platform, người dùng có thể chia sẻ, đăng bài hoặc tương tác với bạn bè,… ở những kênh truyền thông xã hội. Trong khi đó, đối với các công ty thì mô hình này giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin quan trọng đến nhóm người đang  theo dõi.

6.3. Applications Software có phải là Platform không?

Applications Software là phần mềm giúp đáp ứng những nhu cầu công việc, tác vụ xác định. Theo đó, những phần mềm như chỉnh sửa ảnh, xử lý văn bản, trình phát nhạc,… không phải là mô hình Platform. Song, một số ứng dụng khác chẳng hạn Facebook, Chrome, Safari,… lại được xem là Platform. 

Applications Software có phải Platform không còn tùy thuộc vào phần mềm.

6.4. Cách ứng dụng Platform ở trong lĩnh vực Mobile? 

Ứng dụng Platform có thể được hiểu là việc sử dụng các nền tảng di động (mobile platforms) để phát triển, triển khai, và tối ưu hóa ứng dụng di động. Việc tận dụng nền tảng này giúp tạo ra các sản phẩm hiệu quả đáp ứng yêu cầu người dùng, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí phát triển. Ví dụ như các lập trình viên dùng các công cụ như Flutter, React Native hoặc Xamarin để tạo ứng dụng cho cả Android và iOS từ mã nguồn duy nhất,…

6.5. Mô hình Pipeline và mô hình Platform có gì khác biệt?

Khi so sánh mô hình Pipeline và mô hình Platform, ta có thể thấy sự khác biệt chính thể hiện qua sự đơn giản hóa, kiến trúc phân tán, khả năng tích hợp đa dịch vụ, những phương thức quản lý – giám sát cũng như khả năng tùy chỉnh cao.

PlatformPipeline
Khái niệmLà mô hình kinh doanh hiện đại thông qua việc tạo ra nền tảng kết nối giữa bên cung cấp và người tiêu dùng. Từ đó, nó đóng vai trò trung gian và tạo điều kiện để diễn ra các giao dịch.Là mô hình kinh doanh truyền thống cho phép doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm/dịch vụ và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Có thể hình dung mô hình này như cái ống, trong đó sản phẩm sẽ được đẩy từ đầu ống (nhà cung ứng) đến cuối ống (khách hàng).
Khả năng mở rộngNhanh chóng khi có sự tham gia của nhiều người.Vì là mô hình hoạt động theo quy trình nên khả năng mở rộng trở nên khó khăn hơn.
Chi phíThấp, doanh nghiệp chỉ duy trì và phát triển nền tảng.Cao hơn, doanh nghiệp phải đầu tư từ nguyên liệu, nhân công, marketing
Mức độ tương tácTương tác cao giữa bên cung cấp và tiêu dùngÍt tương tác hơn

6.6. Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng còn được xem là Platform

Một số phần mềm ứng dụng được xem là Platform có thể chia thành 2 nhóm như sau:

  • Ứng dụng Social Media: Twitter, Instagram, Facebook,…
  • Trình duyệt web: Internet Explorer, Chrome, Safari,…

Một số ứng dụng Social Media và trình duyệt web được xem là Platform.Bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc Platform là gì, ưu nhược điểm cũng như những mô hình Platform nổi bật. Khi biết cách ứng dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ có phương hướng phát triển phù hợp và gặt hái được nhiều thành tựu hơn. Việc Làm 24h cũng hy vọng đây sẽ là tiền đề để doanh nghiệp thu hút được nguồn đầu tư và tệp khách hàng vững chắc!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục