RGB là thuật ngữ đã quá quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và công nghệ, tuy nhiên một số bạn designer mới, chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn chưa hiểu rõ bảng màu RGB là gì? Nguyên tắc hoạt động của 3 màu cơ bản RGB ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu mã màu RGB và ứng dụng bảng màu RGB qua bài viết dưới đây nhé!
RGB là hệ màu gì?
RGB được viết tắt của Red (màu đỏ), Green (màu xanh lá), và Blue (màu xanh dương), là 3 màu gốc trong mô hình ánh sáng bổ sung. Các màu này tương ứng với tia sáng đỏ, xanh lá và xanh dương trong ánh sáng trắng. Mỗi màu sẽ đại diện cho 1 giá trị từ 0 – 255, trong đó, 0 là không có màu và 255 là màu sáng nhất. Sự kết hợp của 3 màu cơ bản RGB theo cường độ khác nhau cho ra các màu sắc diễn tả các màu sắc khác nhau trong tự nhiên.
Tuy nhiên, 3 màu cơ bản RGB không định nghĩa “đỏ”, “xanh lá” và “xanh dương” chính xác. Với cùng các giá trị, RGB có thể mô tả các màu khác nhau trên các thiết bị khác nhau. Trong khi cùng chia sẻ một mô hình màu chung nhưng không gian màu dao động có thể khác nhau đáng kể.
Nguyên lý hoạt động của RGB là gì?
Hệ màu RGB hoạt động theo cơ chế cộng để tạo ra màu mới. Tùy vào tỷ lệ pha trộn giữa 3 màu cơ bản RGB, mỗi màu sẽ có một độ sáng khác nhau. Khi 3 màu Red, Green và Blue hòa trộn theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo thành màu trắng trong mô hình ánh sáng bổ sung (màu sáng hơn màu gốc). Khi kết hợp 3 màu cơ bản RGB theo nhiều phương thức, chúng ta có thể tạo ra hơn 16 triệu màu sắc khác nhau trên các thiết bị điện tử.
Ứng dụng của mã màu RGB là gì?
Hệ màu RGB được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hiển thị, thiết kế đồ họa, lập trình web, in ấn, và nhiều lĩnh vực khác. Nguyên lý hoạt động của mã màu RGB là phát các điểm sáng khác nhau để tạo ra hình ảnh sắc nét và màu sắc chân thực hơn trên nền đen nguyên bản của màn hình máy tính, điện thoại, tivi, camera kỹ thuật số,… Chẳng hạn như khi màn hình TV tắt sẽ trở nên tối đen, khi được bật trở lại, màn hình sẽ thành các màu đỏ, xanh lá, xanh dương và cộng với hiệu ứng tích lũy là màu trắng, từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Bên cạnh đó, mỗi pixel bên trong màn hình LED sẽ hiển thị các màu sắc theo hướng này, bằng cách kết hợp đèn LED đỏ, xanh lá và xanh dương (điốt phát quang). Khi điểm ảnh có màu đỏ được đặt trở thành 0, đồng nghĩa với đèn LED tắt. Khi điểm ảnh hiện lên với màu đỏ được đặt thành 255, đồng nghĩa với đèn LED được bật hoàn toàn.
Đặc biệt là các file hệ RGB sẽ thể hiện tốt trên các thiết bị phát quang có sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Vì thế, hệ màu RGB thường được sử dụng cho các màu được thể hiện trên màn hình máy tính hoặc các màu trong lĩnh vực thiết kế digital trên website được chiếu qua các màn hình hoặc máy chiếu dùng ánh sáng.
Bảng màu RGB là gì?
Hiện nay bảng màu RGB được sử dụng phổ biến ở các trang web, ứng dụng hoặc phần mềm khác nhau dưới một số định dạng. Mã màu là cách thể hiện màu sắc mà máy tính có thể giải thích, hiển thị.
Hiện nay, mã Hex Code 6 chữ số là phổ biến nhất. Tiếp đến là mã thập lục phân byte 3 chữ số, mỗi byte đại diện cho cường độ của màu đỏ, xanh lá và xanh dương.
Giá trị byte của mã Hex nằm trong cường độ từ 00 (thấp nhất) đến FF (cao nhất). Ví dụ màu trắng được tạo ra khi pha trộn 3 màu cơ bản RGB dẫn đến mã Hex Code là #FFFFFF. Trong khi màu đen không có màu nào thì cần kết hợp 3 màu cơ bản RGB ở mức thấp nhất để có Hex Code là #000000.
3 màu cơ bản RGB (Đỏ, Lục, Lam) sử dụng 8 bit, có giá trị nguyên từ 0 – 255.
Điều này đã tạo ra 256 x 256 x 256 = 16.777.216 màu có thể. Khi sử dụng bảng màu RGB, cách viết RGB = (giá trị 1, giá trị 2 hoặc giá trị 3) từ 0 – 255. Ví dụ như RGB (157,167,3).
Bảng màu RGB cơ bản
Bảng màu RGB phổ biến
Bảng màu RGB đầy đủ
Tra mã màu RGB bằng cách nào?
Với những designer chuyên nghiệp thì việc tra mã màu đã quá dễ dàng, tuy nhiên những designer mới thường gặp nhiều khó khăn khi tra mã màu. Các bạn có thể sử dụng Công cụ ColorPix trên máy tính để tra mã màu RGB của một điểm trên thiết kế dễ dàng. Lưu ý là nếu màn hình hiển thị màu quá kém, quá trình tra mã màu của các phần mềm có thể trả về kết quả sai lệch.
Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra code của các phần tử cần tra màu RGB trên trình duyệt web bằng cách: Kéo chuột đến vị trí cần tra mã màu >> Click chuột phải >> Inspect (Kiểm tra) >> Tab Style sẽ hiển thị thuộc tính Color/Background-color >> Bạn kiểm tra mã màu và lưu lại để sử dụng. Bên cạnh mã màu sẽ có 1 ô vuông nhỏ để bạn thử thiết kế đó với các màu sắc khác nhau. Các bạn click chuột trái vào ô vuông để truy cập công cụ lấy mã màu của Chrome.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ RGB là gì và ứng dụng bảng màu RGB để tạo ra các hình ảnh hoặc ấn phẩm thiết kế đồ hoạ và công nghệ sáng tạo, thú vị.
Xem thêm: Ngành thiết kế thời trang thi khối nào, ra trường làm gì?