Skill Gap là gì? Làm thế nào xác định và thu hẹp khoảng cách năng lực?

Trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc duy trì và nâng cao kỹ năng trở thành yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, nhiều người đang phải đối mặt với một vấn đề, đó chính là Skill Gap. Skill Gap là gì, tại sao quan trọng? Đâu là cách xác định và thu hẹp Skill Gap? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp trong bài viết dưới đây!

Skill Gap là gì?

skill gap
Skill Gap là gì? Có những khoảng cách năng lực phổ biến nào?

Skill Gap (khoảng cách năng lực) là sự chênh lệch giữa kỹ năng hiện tại của cá nhân so với những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hoặc hoàn thành mục tiêu hiệu quả. Skill Gap xảy ra khi nhân viên thiếu hụt những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không đáp ứng được yêu cầu công việc và gây trở ngại trong quá trình làm việc. 

3 Skill Gap phổ biến hiện nay

Khoảng cách về kiến thức 

Kiến thức là nền tảng của mọi kỹ năng và hiệu suất làm việc. Khoảng cách kiến thức xảy ra khi nhân viên thiếu thông tin hoặc hiểu biết cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Ví dụ nhân viên mới chưa nắm rõ quy trình làm việc, thiếu kiến thức về công nghệ mới hoặc không cập nhật xu hướng thị trường.

Khoảng cách về kỹ năng

Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế để hoàn thành công việc. Khoảng cách về kỹ năng xảy ra khi nhân viên thiếu những kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, có thể là kỹ năng chuyên môn hoặc kỹ năng mềm. Ví dụ như nhân viên thiếu kỹ năng sử dụng phần mềm mới, kỹ năng giao tiếp không tốt.

Khoảng cách về hiệu suất

Hiệu suất liên quan đến việc đạt được mục tiêu công việc và đảm bảo chất lượng công việc. Skill Gap về hiệu suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa hiệu suất thực tế của nhân viên và hiệu suất kỳ vọng. Ví dụ nhân viên không đạt được chỉ tiêu bán hàng, dự án bị trễ hạn hoặc sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. 

Nguyên nhân dẫn đến Skill Gap

skill gap
Vì sao xuất hiện khoảng cách năng lực? Skill Gap gây ra hậu quả như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Skill Gap, bao gồm:

  • Công nghệ thay đổi liên tục và các kỹ năng cần thiết để làm việc với các công nghệ mới thường không được cập nhật kịp thời trong chương trình đào tạo.
  • Các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể không theo kịp với yêu cầu thực tế từ thị trường lao động, dẫn đến việc sinh viên và học viên ra trường thiếu hụt những kỹ năng thực tiễn mà doanh nghiệp cần.
  • Sự chuyển đổi trong các ngành nghề và lĩnh vực có thể làm thay đổi các kỹ năng đầu vào, khiến nhiều người khó thích ứng kịp trước những yêu cầu mới.
  • Doanh nghiệp không đầu tư đủ vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, dẫn đến thiếu hụt kỹ năng cần thiết.
  • Trong khi kỹ năng chuyên môn được chú trọng, các kỹ năng mềm thường bị bỏ qua. 

Skill Gap có thể gây ra hậu quả gì?

Đối với cá nhân

Skill Gap ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội nghề nghiệp và phát triển cá nhân. Khi kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc hoặc định hướng phát triển sự nghiệp. Càng chênh lệch năng lực, bạn càng có nguy cơ bị bỏ lại phía sau so với những ứng viên có kỹ năng phù hợp, giảm cơ hội thăng tiến.

Đối với doanh nghiệp

Skill Gap khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng giảm năng suất công việc. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần tận dụng năng lực nhân viên để đạt được mục tiêu chiến lược, Skill Gap sẽ là rào cản khiến doanh nghiệp khó đi đến thành công. Thiếu hụt kiến thức và kỹ năng cần thiết khiến nhân viên thường xuyên chậm trễ, không đạt yêu cầu hoặc mắc sai sót trong quá trình làm việc. 

Đội ngũ nhân sự là hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng thích ứng trước những xu hướng mới. Những kỹ năng lỗi thời khiến doanh nghiệp khó mà đáp ứng trước các thay đổi của thị trường, thậm chí là bị tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh. Để bù đắp, doanh nghiệp phải chi khá nhiều tiền để tổ chức đào tạo hoặc tuyển dụng nhân viên mới. 

Đối với nền kinh tế

Xét theo diện rộng, Skill Gap không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân và doanh nghiệp mà còn có tác động lâu dài đến nền kinh tế của một quốc gia. Khi người lao động thiếu hụt kiến thức và kỹ năng, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể gặp khó khăn.

Vì sao phân tích Skill Gap lại quan trọng?

skill gap
Phân tích Skill Gap mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhân sự. 
  • Nhận diện các khoảng trống kỹ năng: Phân tích Skill Gap giúp xác định những kỹ năng mà cá nhân còn thiếu để đáp ứng yêu cầu công việc. Nhờ đó, lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tăng cơ hội thăng tiến. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào Skill Gap để phân bổ nhân sự trong doanh nghiệp và thiết lập chương trình đào tạo, huấn luyện và phát triển kỹ năng nhằm nâng cao năng lực nhân viên.
  • Cải thiện hiệu quả công việc: Bằng cách phân tích và khắc phục các khoảng cách kỹ năng, mỗi cá nhân sẽ nhận định rõ những mục tiêu phát triển để nâng cao hiệu suất công việc.
  • Đáp ứng yêu cầu thị trường: Trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng, phân tích Skill Gap giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trên thị trường. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh mục tiêu tuyển dụng và chiến lược đào tạo nhân sự để phù hợp với các xu hướng mới và nhu cầu của khách hàng, cũng như giảm chi phí hiệu quả.
  • Cải thiện sự hài lòng và giữ chân nhân viên: Những nhân viên cảm thấy được quan tâm và đầu tư vào việc phát triển kỹ năng sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Phân tích Skill Gap giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể. 

Làm thế nào xác định Skill Gap của nhân viên?

1. Xác định các yêu cầu kỹ năng cho công việc

Doanh nghiệp nên phân tích mô tả công việc và xác định các yêu cầu kỹ năng cần thiết cho các công việc, dự án cụ thể hoặc các mục tiêu chiến lược. Dựa vào đó, doanh nghiệp nhận diện những khoảng trống năng lực cần được lấp đầy để đảm bảo đội ngũ nhân sự có thể đáp ứng chính xác các yêu cầu công việc.

2. Đánh giá kỹ năng hiện tại

Bước tiếp theo là đánh giá kỹ năng hiện tại của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tổ chức các bài kiểm tra năng lực hoặc yêu cầu nhân viên sử dụng các công cụ đánh giá kỹ năng. Đồng thời thực hiện các cuộc phỏng vấn hoặc khảo sát để hiểu nhân viên mong muốn cải thiện kỹ năng gì và những thách thức họ gặp phải trong công việc. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xác định những kỹ năng nào cần cải thiện và mức độ khoảng cách năng lực.

3. So sánh và phân tích năng suất làm việc

Doanh nghiệp nên xem xét các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và kết quả công việc để xác định các khoảng trống kỹ năng dựa trên hiệu quả thực tế. Các cuộc đánh giá hiệu suất định kỳ và thu thập phản hồi từ cấp quản lý sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện các lĩnh vực cần cải thiện.

Sau khi thu thập thông tin cần thiết, doanh nghiệp đối chiếu kỹ năng hiện tại của nhân viên với yêu cầu công việc và các tiêu chí dự án để xác định các khoảng trống kỹ năng. Doanh nghiệp nên phân tích các xu hướng và sự thay đổi trên thị trường lao động để đề xuất các yêu cầu kỹ năng phù hợp. 

Làm thế nào thu hẹp Skill Gap?

skill gap
Đâu là biện pháp hiệu quả thu hẹp khoảng cách năng lực?

Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên

Một trong những cách hiệu quả để thu hẹp Skill Gap là tổ chức đào tạo và phát triển năng lực đội ngũ nhân sự. Doanh nghiệp nên lập kế hoạch đào tạo dựa trên những kỹ năng thiếu sót của nhân viên. Chú trọng tạo ra môi trường phát triển liên tục để nhân viên luôn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi, thách thức trong công việc.

  • Sử dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến như Coursera, Udemy hay LinkedIn Learning để cung cấp các khóa học phù hợp với từng nhân viên.
  • Đào tạo nhân viên ngay trong quá trình làm việc ( OJT – On the job training).
  • Thiết lập các chương trình mentoring và coaching, các nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên mới, cần cải thiện kỹ năng.

Hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ chức coaching

Một giải pháp hiệu quả khác để thu hẹp Skill Gap là hợp tác với các tổ chức coaching để xây dựng chương trình nâng cao kỹ năng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường. Doanh nghiệp có thể cung cấp phản hồi về những kỹ năng cần thiết để các tổ chức coaching điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp.

Tuyển dụng và thu hút nhân tài

Nếu việc đào tạo nội bộ không thể đáp ứng đủ nhu cầu kỹ năng, doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược tuyển dụng, tập trung tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công việc. 

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Một doanh nghiệp đề cao văn hoá học và làm việc chuyên nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao và phát triển kỹ năng. Hãy tạo điều kiện và khuyến khích nhân viên tự học hoặc tài trợ học phí tham gia các khóa học trực tuyến, sách và tài liệu học tập phù hợp. Đặc biệt là xây dựng môi trường làm việc thân thiện để nhân viên có thể chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau.

Kết luận

Khi bước vào “cuộc đua” việc làm, sẽ có lúc bạn phải đối mặt với Skill Gap. Dù bạn là người đang tìm kiếm cơ hội công việc mới hoặc một doanh nghiệp muốn cải thiện hiệu suất làm việc, việc chủ động học hỏi và phát triển kỹ năng là chìa khóa quan trọng để thu hẹp Skill Gap. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ SKill Gap là gì và cách thu hẹp khoảng cách Skill Gap. Thay vì để Skill Gap cản trở bạn, hãy biến nó trở thành cơ hội để phát triển và vươn lên. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Kỹ năng giao việc chuyên nghiệp: Cải thiện 50% hiệu suất công việc

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục