Survivor Guilt: Vượt qua cảm giác tội lỗi khi đồng nghiệp bị sa thải

Survivor’s Guilt hay cảm giác tội lỗi sau sống sót, tồn tại dưới nhiều hình thức và mức độ. Có một số tình huống nhất định có thể làm xuất hiện cảm giác này như trải qua sự kiện đau thương, thiên tai. Đôi khi chỉ cần đi qua một sự cố hoặc tình huống nào đó cũng có thể cảm nhận được Survivor’s Guilt. Chẳng hạn như là người ở lại ở nơi làm việc sau hàng loạt bão sa thải nhân viên trên toàn thế giới. Hàng nghìn nhân viên đã mất việc làm, ảnh hưởng đến kế sinh nhai và thu nhập. Tuy nhiên, ở nơi làm việc, Survivor’s Guilt khiến những người “sống sót” phải vật lộn với cảm giác tội lỗi. Vậy làm thế nào để đối phó với Survivor’s Guilt? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Survivor’s Guilt là gì?

Survivor’s Guilt là một khía cạnh của tâm lý diễn ra khi bạn cảm thấy căng thẳng, đau đớn và có cảm giác tội lỗi vì đã sống sót qua một sự kiện mà người khác đã không may bị tổn thương hoặc mất mát. Tâm lý này thường xảy ra sau các tình huống như tai nạn, thảm họa tự nhiên, chiến tranh hoặc thậm chí là sau một đợt cắt giảm nhân sự ở nơi làm việc.

Trong môi trường công sở, hiện tượng này thường được gọi là “workplace survivor syndrome” gây ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên. Khi công ty thực hiện cắt giảm quy mô nhân sự, việc đồng nghiệp bị sa thải có thể tạo ra cảm giác tội lỗi và căng thẳng đáng kể đối với những người còn lại. Họ có thể cảm thấy không công bằng vì họ đã giữ được việc làm trong khi người khác không.

survivor's guilt
Workplace survivor syndrome là thuật ngữ chỉ về cảm giác tội lỗi của nhân viên ở lại khi đồng nghiệp xung quanh bị sa thải.

Thực tế những người ở lại còn chịu áp lực tăng khi phải đối mặt với nhiều công việc bị dồn lại khi người khác nghỉ việc và lo lắng về tương lai của mình trong công ty.

Trong thời gian gần đây, sự gia tăng của việc cắt giảm nhân sự hoặc tạm dừng tuyển dụng đã làm gia tăng tình trạng này. Tin tức về sa thải tràn ngập trên các phương tiện truyền thông gây ra sự lo lắng và căng thẳng không chỉ cho những người bị ảnh hưởng mà còn cho những người còn lại trong môi trường làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của toàn bộ tổ chức.

Xem thêm: Top 3 bài test rối loạn cảm xúc chính xác, tham khảo ngay khi cảm thấy không ổn

Tác động của Survivor’s Guilt

Survivor’s Guilt không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý cá nhân mà còn có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất và tinh thần nhóm trong môi trường công việc. Nhà tâm lý học John Hackston đã thực hiện một nghiên cứu về cảm giác tội lỗi của nhân viên ở lại sau khi đồng nghiệp bị sa thải. Khoảng ⅓ số nhân viên cảm thấy tội lỗi vì họ được giữ lại công việc trong khi người đồng nghiệp phải rời đi. Đáng chú ý là cảm giác này không giảm bớt theo thời gian mà ngược lại càng tăng lên và tồi tệ hơn khi tình trạng thất nghiệp và sa thải vẫn tiếp tục diễn ra.

Nghiên cứu từ Leadership IQ cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng đáng kể đối với hiệu suất làm việc của những nhân viên còn lại trong công ty sau một đợt cắt giảm nhân sự. Đến 74% số người được giữ lại cho biết rằng hiệu suất làm việc của họ đã suy giảm đáng kể khi diễn ra sự kiện này. Cảm giác tội lỗi và căng thẳng từ làn sóng sa thải có thể gây ra nhiều triệu chứng và ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc, bao gồm:

– Cảm giác choáng ngợp, mệt mỏi kéo theo sự giảm sút năng lượng và kiệt sức.

– Tinh thần giảm sút, lo lắng và mất cảm hứng trong công việc hàng ngày.

– Thiếu cảm giác an toàn, dẫn đến tự ti, không nhiệt tình trong việc thể hiện ý kiến hoặc đóng góp ý tưởng.

– Khả năng ra quyết định kém.

– Mất niềm tin vào ban lãnh đạo.

survivor's guilt
Survivor’s Guilt khiến những nhân viên ở lại xuống tinh thần và giảm hiệu suất làm việc.

Làm thế nào để đối phó với Survivor’s Guilt giữa bão sa thải nhân viên?

Cảm giác tội lỗi khi đồng nghiệp bị sa thải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất nếu cảm xúc tiêu cực không được giải quyết sớm. Nếu bạn là một trong những nhân viên đang chịu Survivor’s Guilt thì dưới đây là những cách có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn này:

1. Chấp nhận cảm xúc của bản thân

Mặc dù gia đình, bạn bè sẽ chúc mừng vì bạn vẫn còn có công việc nhưng có thể bạn không cảm thấy như vậy. Điều bạn nên làm lúc này là chấp nhận rằng mình đang trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, sự rối bời này làm bạn mệt mỏi. Đồng thời hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc, nhiều người khác cũng đang trải qua cảm xúc tương tự. Do đó đây là thời điểm tốt để dựa vào nhau và hỗ trợ nâng cao tinh thần của nhóm.

Xem thêm: 3 cách giúp bạn kiểm soát bản thân khi công việc rơi vào bế tắc

2. Nghĩ về lý do tại sao bạn lại chọn công việc, công ty 

Theo nghiên cứu của McKinsey, 70% nhân viên cho biết ý thức về mục đích của họ được xác định bởi công việc. Chính vì vậy khi cảm thấy xuống tinh thần vì cảm giác tội lỗi, hãy nhớ lại lý do bạn gia nhập công ty. Điều gì ở công ty đã thu hút bạn? Những nỗ lực của bạn đã tạo nên thành tích nào? Việc nhớ lại những gì tạo ra giá trị và ý nghĩa trong công việc sẽ tiếp theo năng lượng cũng như tinh thần lạc quan để bạn tiếp tục tiến về phía trước.

3. Gắn kết mối quan hệ

Một cách khác để giải quyết cảm giác tội lỗi khi là người ở lại giữa bão sa thải là giúp đỡ đồng nghiệp cũ khi họ cần. Ngay cả việc giới thiệu công việc mới trên các trang tuyển dụng cũng có thể giúp ích rất nhiều. 

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để bạn xây dựng mối quan hệ mới với những đồng nghiệp còn lại trong công ty. Từ đó cùng giúp đỡ nhau vượt qua cảm giác tội lỗi đồng thời hỗ trợ trong công việc tốt hơn.

Xem thêm: Những nguyên tắc ngầm khi giao tiếp, kết bạn với đồng nghiệp nơi công sở 

4. Biết cách thiết lập ranh giới

Khối lượng công việc có thể tăng lên khi bạn là người ở lại. Do đó cần học cách đặt ranh giới một cách khéo léo với người quản lý nếu bạn bị quá tải. Ngoài ra, việc phân chia công việc theo thứ tự ưu tiên hay khẩn cấp cũng rất quan trọng trong thời điểm này. Đồng thời xác định xem bạn có thể đảm nhận thêm những công việc nào mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất chung. 

5. Chủ động tìm kiếm cơ hội mới trong công việc

Ngay cả trong hoàn cảnh đầy thử thách thì vẫn có cơ hội. Trước tiên, hãy xem xét những công việc hiện tại mà bạn cảm thấy phù hợp hay muốn theo đuổi. Bên cạnh đó là nhu cầu trước mắt của công ty và cách bạn có thể đáp ứng nhu cầu ấy bằng kỹ năng, kiến thức của mình như thế nào. Cuối cùng là chủ động đề xuất với người quản lý để nắm bắt cơ hội.

Mặc dù việc đối mặt với Survivor’s Guilt sẽ khiến bạn khó chịu nhưng đây không phải là trở ngại. Mọi cảm xúc của bạn đều tự nhiên và bạn có quyền kiểm soát bản thân để giải quyết vấn đề cũng như bảo vệ mình giữa làn sóng sa thải hiện nay.

Xem thêm: 4 mẹo reset công việc bạn cần biết ngay nếu đang cảm thấy chán nản!

survivor's guilt
Tập trung vào công việc là cách để vượt qua cảm giác tội lỗi giữa bão sa thải.

Nhìn chung, Survivor’s Guilt giữa làn sóng sa thải ngày một nhiều không phải là cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là cảm giác tội lỗi của người sống sót là rất tự nhiên và phổ biến. Do đó khi ở tình huống này, bạn cần tìm cách để vượt qua càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến cả chất lượng công việc và sức khỏe tinh thần của bản thân. Với những chia sẻ trên, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc về chủ đề Survivor’s Guilt. Để tìm bến đỗ công việc mới, đừng quên truy cập Vieclam24h.vn nhé!

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Spotlight Effect: Đừng để nỗi sợ bị đánh giá chiếm lấy bạn!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục