Marketing là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về Marketing và khám phá được từng “ngóc ngách”, “ngõ hẻm” của lĩnh vực này, bạn hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu 21 thuật ngữ Brand Marketing qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên tìm hiểu các thuật ngữ Brand Marketing?
Có rất nhiều lý do để bạn dành thời gian nghiên cứu các thuật ngữ Marketing, nhất là khi bạn muốn dấn thân vào lĩnh vực này. Trước hết, thuật ngữ Marketing là ngôn ngữ phổ biến trong thế giới kinh doanh. Việc hiểu rõ các ngôn ngữ này giúp bạn thuận lợi hơn trong việc kết nối với khách hàng.
Các thuật ngữ Marketing cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về những xu hướng mới trên thị trường cũng như lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Thuật ngữ “Social Media Marketing” hoặc “Influencer Marketing” đã phản ánh tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số và mạng xã hội trong việc hình thành hành vi của người tiêu dùng.
Cuối cùng, việc tìm hiểu các thuật ngữ Marketing cũng giúp bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết trong nền kinh tế hiện đại.
Thuật ngữ Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là quá trình quảng bá, gây dựng hình ảnh và danh tiếng cho một thương hiệu hoặc công ty cụ thể. Quá trình này có thể liên quan đến nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau, bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông xã hội,… Brand Marketing hướng đến mục tiêu xây dựng nhận thức về thương hiệu, tăng lòng trung thành của khách hàng và tạo màu sắc riêng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đồng thời, Brand Marketing cũng thiết lập mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng mục tiêu, tạo ra bản sắc thương hiệu phù hợp với các giá trị, nhu cầu và nguyện vọng của họ.
Tổng hợp các thuật ngữ Brand Marketing
1. Branding
Branding (xây dựng thương hiệu) là một trong những khái niệm quan trọng của thuật ngữ Brand Marketing. Khái niệm này liên quan đến quá trình doanh nghiệp tạo ra hình ảnh, bản sắc độc đáo cho một sản phẩm/dịch vụ hoặc công ty trong tâm trí người tiêu dùng, như tạo ra một cái tên, logo, phong cách đại diện cho những giá trị và phẩm chất của thương hiệu.
2. Brand Awareness
Brand Awareness (Mức độ nhận diện thương hiệu) là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu. Đo lường Brand Awareness là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đơn giản, khách hàng có biết đến thương hiệu này không.
Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng
3. Top of mind: thuật ngữ Brand Marketing thường dùng khi báo cáo
Top of mind (TOM) là thuật ngữ Brand Marketing, dùng để chỉ việc thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ được khách hàng nhớ đến ngay khi nghĩ về một lĩnh vực cụ thể. Tức là sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu ấy luôn nằm trong tâm trí của khách hàng và là sự lựa chọn hàng đầu khi họ có nhu cầu sử dụng.
Xem thêm: 5 phương pháp giúp thương hiệu chinh phục vị trí Top Of Mind trong lòng khách hàng
4. Brand Positioning
Đây là thuật ngữ Brand Marketing dùng để chỉ việc định vị thương hiệu của một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Brand Positioning cố gắng xác định và phân biệt sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu so với những thương hiệu khác trong cùng phân khúc. Bạn là ai, bạn có thể mang đến gì cho khách hàng là những câu hỏi mà nhiệm vụ làm Brand Positioning phải giải quyết.
Xem thêm: Brand Positioning là gì? Bật mí 12 bước xây dựng định vị thương hiệu thành công
5. Positioning Statement
Đây là lời tuyên bố định vị thương hiệu ngắn gọn, được dùng để mô tả cách thức một thương hiệu muốn được khách hàng nhận thức và định vị trên thị trường. Brand Positioning Statement thường tập trung vào các giá trị cốt lõi của thương hiệu, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, điểm đặc trưng của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
6. Brand Strategy
Brand Strategy (chiến lược thương hiệu) là kế hoạch dài hạn để xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ. Kế hoạch này bao gồm các quyết định về tầm nhìn, giá trị cốt lõi, định vị thương hiệu, thông điệp Marketing và những hoạt động quảng bá thương hiệu.
Xem thêm: Brand Strategy là gì? Tiết lộ 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công
7. Brand Attribute: thuật ngữ Brand Marketing bạn sẽ thường hay nghe
Brand Attribute (thuộc tính thương hiệu) là những thuộc tính đặc biệt của thương hiệu, bao gồm lý tính và phi lý tính, được dùng để mô tả và phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Những thuộc tính này bao gồm các đặc điểm: chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, truyền thông, dịch vụ khách hàng và màu sắc hình dáng logo, giá cả,…
8. Brand Archetype
Nếu Brand Attribute chỉ những thuộc tính đặc biệt của thương hiệu thì Brand Archetype (hình mẫu thương hiệu) lại được dùng để chỉ những đặc điểm tính cách riêng biệt, giá trị, thái độ và hành vi riêng sử dụng để định hình cho tính cách thương hiệu gắn liền với khách hàng của một thương hiệu nào đó. Theo Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, con người có 12 hình mẫu cơ bản với những đặc điểm hoàn toàn khác nhau về trang phục, phong thái, giọng nói, chiều cao, gương mặt, …. Tương tự con người, thương hiệu cũng vậy.
9. Brand Asset
Brand Asset (tài sản thương hiệu) bao gồm phông chữ, màu sắc, hình ảnh, biểu tượng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Chúng được kết hợp với nhau để tạo nên “bộ nhận diện thương hiệu”.
10. Brand Identity
Brand Identity là gì? Brand Identity (nhận diện thương hiệu) là những yếu tố người bên ngoài dễ nhìn thấy nhất của thương hiệu, bao gồm: logo, màu sắc, font chữ, hình ảnh,… Tất cả những yếu tố này được kết hợp với nhau và tạo thành một bộ nhận diện riêng biệt, giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến.
Xem thêm: Brand Identity là gì? 7 yếu tố không thể thiếu của Brand Identity
11. Brand Voice
Brand Voice (tiếng nói thương hiệu) là cách thức diễn đạt, giao tiếp của một thương hiệu, đóng vai trò như một quy chuẩn phát ngôn, quyết định thương hiệu nói gì và nói như thế nào. Brand Voice bao gồm các yếu tố: ngôn ngữ, phong cách và cảm xúc mà thương hiệu muốn truyền tải đến người tiêu dùng.
Xem thêm: Brand Voice: Xây dựng tiếng nói thương hiệu nổi bật trên thị trường
12. Brand Vision/ Brand Mission/ Brand Promise
Brand Vision (tầm nhìn thương hiệu) là mục tiêu, mong muốn và tầm nhìn dài hạn của thương hiệu muốn đạt được trong tương lai. Brand Vision cũng hướng đến những hoạt động và quyết định chiến lược của thương hiệu, giúp thương hiệu phát triển, tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. là Brand Mission (sứ mệnh thương hiệu) là cách thức thương hiệu chinh phục được mục tiêu mà Brand Vision đã đề ra. Brand Promise (lời hứa của thương hiệu), đây chính là những cam kết giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu mang lại theo mong muốn của khách hàng.
13. Brand Equity: thuật ngữ Brand Marketing mà bạn cần biết
Brand Equity là gì? Brand Equity (giá trị thương hiệu) là các tài sản tài chính và phi tài chính của một thương hiệu, được đo lường bằng nhận thức và ảnh hưởng đối với công chúng. Brand Equity bao gồm các yếu tố: nhận thức thương hiệu, sự liên kết thương hiệu, giá trị thương hiệu và mức độ trung thành của khách hàng…
14. Brand Essence
Brand Essence là gì? Brand Essence (tinh chất thương hiệu) là những triết lý tinh túy nhất của thương hiệu, giá trị cốt lõi là triết lý vận hành, là giá trị cốt lõi và đồng thời là niềm tin bền vững của thương hiệu về sự tồn tại của mình trong lòng khách hàng. Thuật ngữ này chính là “linh hồn” của một thương hiệu và được xác định qua những điểm đặc trưng như tính khác biệt, độc đáo, giá trị độc tôn.
Xem thêm: Brand Essence là gì? Đi tìm những gì tinh túy nhất của thương hiệu có khó không?
15. Brand Loyalty
Brand Loyalty là gì? Brand Loyalty (lòng trung thành với thương hiệu) là thuật ngữ dùng để mô tả mức độ trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu. Thuật ngữ này cho biết mức độ khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ và họ cảm thấy hài lòng với chất lượng, giá thành, tính năng, luôn lựa chọn sử dụng thương hiệu một cách tự nhiên
16. Brand Health
Brand Health (sức khỏe thương hiệu) là thuật ngữ Brand Marketing dùng để mô tả mức độ vững mạnh và thịnh vượng của một thương hiệu trên thị trường. Thuật ngữ này được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: mức độ hài lòng của khách hàng, tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng xã hội, doanh số bán hàng.
Xem thêm: Tuyệt chiêu đo lường Brand Health giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững
17. Target Audience
Target Audience (khách hàng mục tiêu) là một nhóm người phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn tiếp cận. Nhóm người này thường có những đặc điểm chung về độ tuổi, sở thích, giới tính, nhu cầu và thu nhập, Việc xác định đúng Target Audience có thể giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược Marketing hiệu quả và tối ưu hoá chi phí quảng cáo.
18. Segmentation
Segmentation (phân khúc thị trường) là thuật ngữ Brand Marketing quen thuộc, dùng để chỉ quá trình phân chia thị trường thành những nhóm nhỏ hơn. Các nhóm này sở hữu những đặc điểm chung để doanh nghiệp tập trung vào quảng cáo và tiếp cận. Segmentation được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, nơi sinh sống,…
19. Thuật ngữ Brand Marketing thường thấy: Insight
Insight là gì? Insight (sự thật ngầm hiểu) là mức độ hiểu biết sâu sắc về nhu cầu, mong muốn, giá trị và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Thông qua Insight, các Marketers có thể hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả.
Xem thêm: Insight là gì? Hướng dẫn cách tìm insight khách hàng dễ thực hiện nhất
20. Brief
Brief là gì? Brief là một tài liệu mô tả những yêu cầu, mục tiêu và các yếu tố khác liên quan đến chiến dịch Marketing của thương hiệu. Tài liệu này cung cấp hướng dẫn và thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu, văn hoá, giá trị thương hiệu,…, để giúp định hướng các chiến lược Marketing hiệu quả.
Xem thêm: Brief là gì, làm thế nào để đưa và nhận brief hiệu quả trong công việc?
21. Pitching: Thuật ngữ Brand Marketing thường dùng khi tổ chức các buổi bàn ý tưởng, báo cáo
Pitching là gì? Pitching (buổi trình bày ý tưởng) là quá trình giới thiệu sản phẩm, ý tưởng, kế hoạch thương hiệu. Thông thường, Pitching sẽ được thực hiện qua các buổi thuyết trình hoặc hội thảo để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cạnh tranh với đối thủ khác trong ngành. Quá trình này luôn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả để thu hút sự quan tâm và củng cố niềm tin của khách hàng.
Xem thêm: Pitching là gì? Tiết lộ các kỹ năng Pitching bách chiến bách thắng
Nhìn chung, các thuật ngữ Brand Marketing không đơn thuần là một khái niệm mà còn là những chiến lược tất yếu để doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về các thuật ngữ Brand Marketing. Chúc bạn thành công theo đuổi lĩnh vực đầy thú vị và mới mẻ này!
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi: Chiến thuật khôn khéo trong Marketing không phải ai cũng biết