Tuyệt chiêu tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ trên ghế nhà trường

lam-the-nao-de-sinh-vien-vua-ra-truong-da-co-2-nam-kinh-nghiem-hinh-anh

1. Nâng cao trình độ tiếng Anh

Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hội nhập, các công ty đa quốc gia mọc lên như nấm nhưng sinh viên mới ra trường muốn làm ở những nơi đó thì chẳng phải dễ. Công ty Việt Nam thì sao? Cạnh tranh càng khắc nghiệt vì bạn cứ thử nghĩ xem, hằng năm trên cả nước có hàng chục ngàn sinh viên ra trường, do đó, điều khiến bạn nổi bật hơn chính là khả năng nói tiếng Anh “như gió”. Một trình độ tiếng Anh giỏi không những mang nhiều cơ hội việc làm mà còn giúp chúng ta giao lưu văn hóa dễ dàng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới.

2. Trau dồi các kĩ năng cần thiết

Thường xuyên lên các trang tuyển dụng xem thông tin và ghi chú lại những điều mà đa số các nhà tuyển dụng hay yêu cầu ở ứng viên trong những vị trí phù hợp với mong muốn được làm việc của bạn. Những yêu cầu đó thường là cần kĩ năng gì (ví dụ: làm việc nhóm, tiếng Anh, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, thuyết trình,…), hay khả năng chuyên môn nào (ví dụ: sử dụng thành thạo tin học văn phòng, Photoshop, viết bài SEO,…). Sau đó, bạn bắt đầu bồi dưỡng cho bản thân các kiến thức cần có thông qua việc tự học, hay đi học thêm các khóa đào tạo kĩ năng,…Đến khi ra trường, bạn sẽ rất tự tin vì đã sở hữu đầy đủ những yêu cầu của các vị trí mà mình muốn ứng tuyển.

Đánh giá ứng viên tiềm năng qua 6 câu hỏi EQ phổ biến hình ảnh 2

3. Hạn chế Facebook, tập dùng Linkedln

Linkedln ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến bằng các quốc gia khác nhưng đây vẫn là trang mạng xã hội uy tín được các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng với mục đích tuyển dụng, tìm việc làm, mở rộng mối quan hệ đối tác,…Thay vì bỏ quá nhiều thời gian sử dụng Facebook để giải trí, bạn hãy thử sử dụng Linkedln để mang lại cho bản thân cơ hội việc làm nhiều hơn. Với các tính năng khá tương đồng với Facebook nhưng mục đích sử dụng khác, Linkedln sẽ giúp bạn tạo các mối quan hệ, nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của các công ty, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng,…

4. Đi làm thêm

Hồi sinh viên, thấy bạn bè đi làm, mình cũng bắt chước vì muốn “nếm trải” cảm giác khó khăn khi kiếm tiền, và cũng vì bạn bè ai cũng làm, mình không làm, chỉ nhờ vô sự chu cấp của ba mẹ thì cũng hơi kì. Do đó bạn nên quyết định đi làm thêm. Phải nói, từ những công việc bưng bê cho đến các việc liên quan đến ngành học bạn sẽ cảm thấy bản thân học hỏi được rất nhiều thứ mà trong trường không dạy. Vì vậy khi “bị” đòi hỏi kinh nghiệm, bạn sẽ chẳng phải lo lắng vì đã có thể “lắp đầy CV” bằng những kinh nghiệm mình gói ghém được khi làm thêm! Vừa kiếm thêm thu nhập, vừa giúp chúng ta đỡ lăn tăn về vấn đề “kinh nghiệm” khi ra trường, tại sao không làm thêm bạn nhỉ? Nhưng dù sao đi nữa, hãy cố gắng đừng xao nhãng việc học nhé!

5. Chủ động tham gia các “Ngày hội Tuyển dụng”

Một tình trạng đáng báo động hiện nay mà Vui Vẻ thấy chính là sự bị động của những bạn sinh viên. Để tìm việc làm, các bạn chỉ ở nhà mở máy tính và tìm việc online, việc đến thì làm, việc không đến thì tiếp tục “click” chuột và chờ đợi. Tại các trường đại học, nhằm hỗ trợ việc làm cho sinh viên, nhà trường cũng đã bắt đầu tổ chức các ngày hội “Tuyển dụng” với tần suất nhiều hơn, các doanh nghiệp tham gia cũng rất uy tín. Chỉ bỏ ra một ngày tham gia nhưng bạn có thể được gặp trực tiếp nhà tuyển dụng để lắng nghe những chia sẻ, được trải nghiệm buổi phỏng vấn thật sự, và nộp ngay CV mà không tốn quá nhiều thời gian. Không những vậy, các nhà tuyển dụng khi quyết định hợp tác tổ chức ngày hội, họ sẽ có những “ưu đãi” cho sinh viên, do đó mà độ khắt khe so với một kì tuyển dụng thông thường sẽ có phần giảm đi. Và đây chính là cơ hội cho bạn có được việc làm!

Xét đến cùng, sự chuẩn bị kĩ càng từ những năm đại học sẽ giúp các bạn sinh viên dễ dàng có được việc làm hơn khi ra trường. Nhiều người cho rằng “không có gì sướng bằng thời sinh viên”, đúng vậy, nhưng kết thúc 4 năm đại học và vỡ òa rằng: lẽ ra mình chỉ nên “sướng vừa đủ” là điều mà rất nhiều bạn trẻ than phiền. Do đó, hãy luôn cố gắng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, nghĩ xa trông rộng, “chơi vừa đủ” để ngày ra trường không phải là khởi đầu của cơn ác mộng mang tên “Thất Nghiệp” bạn nhé!

Sưu tầm

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục