Bạn có sợ bước vào một cuộc đàm phán không? Chẳng hạn như đàm phán tăng lương hay quan trọng hơn là đàm phán với đối tác trong một dự án quan trọng? Nỗi lo lắng này gần như đến từ tâm lý sợ kẻ thắng người thua hay win – lose. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hướng đến đàm phán win win bằng những giải pháp khác nhau. Vậy win win là gì, làm thế nào xây dựng mối quan hệ win win trong công việc? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Win win là gì?
Win win hay đôi bên cùng có lợi là giải pháp lý tưởng mà mỗi cuộc đàm phán đều mong muốn đạt được. Tinh thần này đề cập đến việc cả hai bên đều tự nguyện chấp nhận đề xuất đưa ra. Chẳng hạn như trong cuộc đàm phán về thanh toán dịch vụ được cung cấp, bên nhận thanh toán hài lòng với số tiền còn bên trả cảm thấy số tiền đó phù hợp với dịch vụ họ nhận được.
Tình huống lý tưởng nhất của win win đó là tất cả các bên tham gia đàm phán đều hài lòng với những gì được trao đổi. Nếu trường hợp này không xảy ra, việc thương lượng để đạt sự cân bằng và mọi người cảm thấy thoải mái với kết quả cũng được xem là win win.
Trong kỹ năng đàm phán, sự linh hoạt, lắng nghe và thấu hiểu từ các bên tham gia đàm phán đóng vai trò quan trọng. Thấu hiểu không chỉ là chấp nhận mà còn hiểu rõ những yêu cầu, mong đợi cũng như hạn chế của đối phương. Khi mỗi bên có thể thấu hiểu và đáp ứng được những mong muốn này, cuộc đàm phán sẽ đạt được kết quả tối ưu, tạo ra môi trường hợp tác tích cực và nền tảng cho mối quan hệ lâu dài.
Lợi ích của hợp tác win win là gì?
Đàm phán win win sẽ mang lại một số lợi ích như:
Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực
Chiến thuật đôi bên cùng có lợi sẽ khuyến khích phát triển các mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa tất cả các bên trong cuộc đàm phán. Điều này thể hiện tinh thần vì lợi ích chung và mở đường cho những lần tái hợp tác trong tương lai.
Xem thêm: Những nguyên tắc ngầm khi giao tiếp, kết bạn với đồng nghiệp nơi công sở
Mang lại cơ hội kinh doanh
Khi mỗi bên đều hài lòng với lợi ích đạt được và cách làm việc của nhau trong quá trình hợp tác sẽ mở ra nhiều khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ này. Do vậy, việc hướng tới hợp tác win win sẽ giúp mở rộng cơ sở khách hàng thông qua những đánh giá tích cực từ các đối tác.
Tập trung vào lợi ích chung
Sử dụng nguyên tắc win win là cách mỗi người tập trung vào lợi ích chung hơn là vị trí hay quyền lực riêng. Khi đó tất cả đều cố gắng đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của nhau, góp phần thúc đẩy các đối tác sẵn sàng tham gia vào quá trình đàm phán.
Khám phá các lựa chọn mới
Việc đồng ý với các lợi ích ngay từ đầu gần như là không thể xảy ra ở bất kỳ cuộc đàm phán nào. Do đó cần có sự thương lượng với nhiều lựa chọn khác nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Mặc dù việc này đòi hỏi nhiều thời gian nhưng sẽ giúp các bên sáng tạo những ý tưởng mới và sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Khi mỗi bên đều cởi mở với nhu cầu của đối tác, tất cả sẽ có khả năng phát triển các giải pháp mới mà trước đây chưa từng cân nhắc.
Cách để tự tin đàm phán win win là gì?
Khi đàm phán, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để đạt được kết quả đôi bên đều có lợi:
Thấu hiểu đối phương
Khi đàm phán, sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm hiểu và biết đối phương có thể muốn gì trong tình huống này. Ví dụ với đàm phán tăng lương, bạn nên biết người quản lý cần duy trì mức ngân sách lương trong khoảng được cho phép và đôi khi mức lương nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Tất cả các bên đàm phán thường có một mục tiêu giống nhau đó là cảm thấy lợi ích nhận được là thích đáng và công bằng.
Quản lý kỳ vọng
Lợi ích của việc quản lý kỳ vọng trong cuộc đàm phán win win là gì? Đó là tạo ra kết quả mà tất cả đều hài lòng. Trong đó điều quan trọng là tránh làm tăng kỳ vọng của đối phương bằng cách đưa ra những nhượng bộ lớn ngay từ đầu quá trình đàm phán. Nên cân nhắc nhượng bộ tối thiểu khi bắt đầu để đảm bảo kết quả có lợi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý những kỳ vọng bằng sự kiên nhẫn. Việc chấp nhận ngay đề xuất của đối phương sẽ khiến họ băn khoăn liệu họ có đưa ra lời đề nghị quá hời hay không. Do vậy hãy khéo léo trong việc chấp nhận bằng cách thông báo bạn đã dành thời gian để xem xét thỏa thuận hoặc bổ sung những nhượng bộ nhỏ sẽ làm tăng sự hài lòng của họ đối với kết quả cuối cùng.
Tập trung vào lợi ích chứ không phải vị trí
Cách mỗi cá nhân tiếp cận và nhìn nhận vấn đề trong quá trình đàm phán có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như giá trị cá nhân, niềm tin, vị trí xã hội, trách nhiệm công việc, văn hóa xã hội. Do đó, để tạo điều kiện cho một cuộc đàm phán hiệu quả, quan trọng là duy trì không khí thoải mái và tránh đổ lỗi. Mọi bên đều cần được xem xét, đánh giá công bằng, giúp họ cảm nhận rằng lợi ích của mình được coi trọng. Khi đó, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận và tiếp thu những quan điểm khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện cuộc đàm phán với người quản lý để tăng cường nguồn lực cho nhóm của mình, cần xem xét khía cạnh mà người quản lý đang đối mặt, chẳng hạn như áp lực để giảm chi phí. Thông qua góc nhìn này, bạn sẽ nhận ra rằng cả bạn và người quản lý đều có chung một mối quan tâm lớn đó là nâng cao năng suất làm việc của nhóm, mở ra cơ hội để tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và có được thỏa thuận có lợi nhất cho cả hai.
Tạo cơ hội đôi bên đều có lợi từ mối quan hệ win win là gì?
Nếu cuộc đàm phán dường như không thể đạt được kết quả win win như ý muốn, hãy tạo ra một tình huống mới tương tự. Ví dụ, nếu một nhân viên mong muốn mức lương cao hơn nhưng điều này không khả thi với ngân sách hiện tại, có thể đề xuất cho nhân viên cơ hội tăng chức vụ thay vì tăng lương. Gợi ý này không chỉ giữ cho ngân sách được kiểm soát trong thời gian ngắn mà còn tạo ra một lựa chọn mới và hấp dẫn cho nhân viên.
Từ đó nhân viên không chỉ cảm thấy hài lòng với việc được thăng tiến cho những nỗ lực của mình mà còn có cơ hội chịu trách nhiệm cao hơn trong công việc. Kết quả có thể dẫn đến việc tăng lương sau này khi đúng thời điểm như kỳ xét tăng lương trong năm.
Việc tạo ra các lựa chọn thay thế như vậy không chỉ giúp giải quyết hiệu quả mâu thuẫn trong cuộc đàm phán mà còn thúc đẩy sự linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp có lợi cho cả hai phía.
Xem thêm: Làm sao thoát khỏi trạng thái decision fatigue khi phải đưa ra quyết định?
Có giải pháp thay thế tốt nhất
Thay vì chỉ tập trung vào kết quả mong muốn nhất, việc xem xét và xác định các kết quả thay thế cũng là một chiến lược quan trọng để có cuộc đàm phán win win. Trong quá trình thương lượng, nên cân nhắc việc lập danh sách các kết quả thay thế nhưng vẫn mang đến lợi ích. Nếu chỉ tập trung vào một kết quả duy nhất, có thể bạn đang tự hạn chế các khả năng và ngăn cản bản thân khám phá những giải pháp tiềm năng khác.
Việc chuẩn bị trước cho những tình huống không như mong đợi giúp bạn trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn trong việc đàm phán. Hãy suy nghĩ kỹ về những kịch bản có thể xảy ra nếu cuộc đàm phán không diễn ra như ý và xác định những phương án thay thế có thể đem lại lợi ích tối đa cho cả đôi bên.
Cùng hướng đến mục tiêu win win là gì?
Tham gia quá trình đàm phán với tinh thần hướng tới lợi ích chung sẽ rất có lợi để đạt được mối quan hệ win win. Sự hợp tác này không chỉ liên quan đến việc tìm kiếm những lợi ích thỏa mãn mục tiêu của các bên mà còn tập trung vào việc duy trì luồng thông tin liên tục và minh bạch. Bằng cách này, bạn có thể xác định rõ ràng những phương thức làm việc hiệu quả và khía cạnh cần cải thiện.
Bên cạnh đó, sự trung thực về những mâu thuẫn trong quá trình đàm phán là vô cùng quan trọng, giúp nhận diện và tìm ra giải pháp cho những xung đột tiềm ẩn. Khi tập trung vào giải quyết bất đồng này, mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận và đạt được kết quả như mong muốn.
Khi đối mặt với bất kỳ cuộc đàm phán nào, việc giữ bình tĩnh, tích cực trong mọi tình huống dù xấu nhất là rất quan trọng để có những hành động sáng suốt, xoay chuyển tình thế và hướng đến mục tiêu win win. Với bài viết trên, hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về win win là gì cũng như các để tự tin hơn trong đàm phán. Nếu muốn tìm việc phù hợp, đừng quên truy cập Vieclam24.vn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Chán việc cuối năm: Đắn đo có nên nhảy việc khi thưởng Tết chẳng còn xa?