Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là gì là khái niệm được nhiều người quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mặt khác, nó cũng giúp chúng ta làm rõ những thách thức mà Việt Nam  đang phải đối mặt. Ngay sau đây, Việc Làm 24h sẽ cung cấp thông tin quan trọng xoay quanh đề tài này để bạn theo dõi!

1. Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là  tăng trưởng về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Hay nói cách khác, đây là sự phát triển toàn diện và dung hòa giữa ba yếu tố chính: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, mục tiêu chính là đạt được  thịnh vượng lâu dài mà không làm tổn hại đến tương lai của các thế hệ tiếp theo.

Hiện nay, 4 nội dung chính của phát triển bền vững gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế
  • Đảm bảo công bằng xã hội
  • Bảo vệ môi trường
  • Tôn trọng các quyền con người

Phát triển bền vững được thực hiện sao cho phù hợp với đặc thù của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia có thể tiếp cận và triển khai các chiến lược phát triển bền vững dựa trên bối cảnh địa lý – lịch sử, kinh tế – chính trị và văn hóa – xã hội riêng biệt của riêng mình. Nhưng nhìn chung, chúng đều dựa trên nguyên tắc  về sự tiến bộ của loài người, đảm bảo quan hệ bình đẳng giữa các thế hệ.

Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Xem thêm: Leadership training là gì? Bí kíp thành công khi rèn kỹ năng lãnh đạo

2. Lý do một quốc gia nên phát triển bền vững?

Thế giới hiện tại đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, song đi kèm với đó là những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, chiến tranh, bất ổn chính trị, tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng giới,… Vậy vai trò của phát triển bền vững là gì trong giai đoạn này? Dưới đây là một vài ý quan trọng:

2.1. Để đảm bảo bền vững về kinh tế

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế để lại hậu quả nặng nề và bài học đắt giá. Vậy nên,  phát triển bền vững nhằmđảm bảo nền kinh tế là  vấn đề cực kỳ quan trọng. Cụ thể, phát triển bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về dài hạn, nghiêm cấm khai thác bừa bãi gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, khuyến tăng cường năng suất đổi mới sáng tạo, tạo ra cơ hội việc làm lâu dài và bền vững,… Mặt khác, nó còn ưu tiên phát triển các công nghệ xanh, sạch,…  đảm bảo  ổn định  nền kinh tế trong dài hạn, góp phần tạo ra tương lai thịnh vượng và công bằng cho tất cả mọi người. 

2.2. Để đảm bảo bền vững về xã hội

Phát triển bền vững xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và các chỉ số phát triển con người (HDI). Nó giúp giải quyết vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, đảm bảo mọi người, mọi tầng lớp đều được tiếp cận giáo dục, y tế và việc làm một cách công bằng. Bên cạnh đó, phát triển bền vững còn thúc đẩy cải thiện sức khỏe cộng đồng và khuyến khích tinh thần đóng góp vào  phát triển chung của xã hội, từ đó tạo ra môi trường sống tốt đẹp . Có thể nói, đây là nền tảng vững chắc cho hoà bình và thịnh vượng, hợp tác và công bằng.

Phát triển bền vững giải quyết những vấn đề nhức nhối trong xã hội.

2.3. Để đảm bảo bền vững về môi trường

Phát triển bền vững về môi trường là yếu tố thiết yếu để bảo vệ Trái Đất, giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người lên tự nhiên và duy trì sự sống của các hệ sinh thái trong dài hạn. Ngoài bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nó còn giúp ngăn ngừa các thảm họa môi trường, chống lại cũng như khắc phục tác động của biến đổi khí hậu. 

Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo bền vững về môi trường như bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm và hóa chất độc hại, khai thác hợp lý và tiết kiệm các loại tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giáo dục, nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường v.v.

3. Các nguyên tắc phát triển bền vững

Phát triển bền vững có thể được thực hiện theo nhiều cách riêng nhưng tất cả đều tuân theo các nguyên tắc nhất định. Theo đó, sự kết hợp không thể tách rời giữa 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường chính là nguyên tắc của quá trình phát triển bền vững. 

3.1. Về kinh tế

Kinh tế phát triển bền vững là quá trình đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, liên tục, đồng thời các yếu tố kinh tế như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ cũng được duy trì. Điều này đòi hỏi sự ổn định và hiệu quả tạo ra giá trị lâu dài mà không gây hại cho môi trường cũng như xã hội

3.2. Về xã hội

Phát triển phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cụ thể như xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, tạo công ăn việc làm và đảm bảo quyền lợi cơ bản cho các nhóm yếu thế trong xã hội. Mặt khác, nó cũng cần đảm bảo các nhu cầu về y tế, giáo dục, kinh tế và môi trường đều được phổ cập, tiếp cận đến tất cả mọi người dân.

Phát triển bền vững tuân theo những nguyên tắc nhất định.

3.3. Về môi trường

Nguyên tắc phát triển bền vững về môi trường bao gồm các phương pháp nhằm bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Trong đó, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học giúp con người phát triển mà không làm huỷ hoại đến hệ sinh thái và môi trường, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa kinh tế.

4. Thực trạng, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Trong Nghị quyết Đại hội XIII về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong 10 năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đồng thời, nước ta quyết tâm kiên định với con đường và mục tiêu phát triển toàn diện – phát triển bền vững.

Theo đó, Việt Nam đã có nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu trong quá trình này. Điều đó thể hiện qua sự thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình Quốc gia về phát triển bền vững và thành lập Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam xác định  chiến lược, quy hoạch phát triển và đặt ra các mục tiêu như sau:

  • Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt mức khoảng 7% mỗi năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 7.500 USD.
  • Phân bố tỷ trọng trong GDP sẽ là: Khu vực dịch vụ đạt hơn 50%, khu vực công nghiệp – xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Dự kiến tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội bình quân sẽ vượt qua mức 6,5% mỗi năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng dự kiến sẽ vượt qua mức 50%.
  • Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc.
  • Người dân hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao và hệ thống an sinh xã hội bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc sống hạnh phúc và ổn định.
  • Kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, dự kiến ít nhất 5 đô thị sánh vai với quốc tế, là đầu mối liên kết, phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế.
  • Môi trường sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu carbon, với mục tiêu chung là giảm phát thải ròng của quốc gia về mức “0” (Net Zero) vào năm 2050.
Việt Nam nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

5. Những thách thức, trở ngại trên con đường phát triển bền vững

Phát triển bền vững luôn đi đôi với những thách thức và trở ngại. Những yếu tố này có thể đến từ các vấn đề như chính trị, kinh tế – xã hội, môi trường. Bằng cách giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề này, đất nước sẽ tăng cơ hội phát triển lâu dài và bền vững.

5.1. Thách thức về môi trường

Biến đổi khí hậu là mối thách thức hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Minh chứng là ngày càng nhiều cơn bão lớn và trái mùa xuất hiện, hiện tượng Elnino, hạn hán, bão lụt, nước biển dâng đe dọa trực tiếp đến hàng triệu người. Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất diễn ra trầm trọng ở nhiều nơi, nhất là những đô thị lớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức mà không có biện pháp bảo vệ gây suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ngoài ra,  chuyển đổi nguồn năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo cũng gặp khó khăn về công nghệ, chi phí,…

5.2. Nghèo đói và bất bình đẳng

Đây là hai vấn đề có tính hệ thống và ảnh hưởng sâu rộng đến tiềm năng phát triển của xã hội. Cụ thể, bất bình đẳng thể hiện qua sự phân hóa giàu nghèo hay phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em ,… Điều này dẫn đến những mối xung đột trong xã hội, từ đó kéo theo sự trì trệ về kinh tế.

Mặt khác, tình trạng nghèo đói cũng dẫn đến nhiều thách thức khi nhiều người không đủ vật chất để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Họ sống tách biệt với xã hội dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối, do đó đòi hỏi chính phủ phải đưa ra những chiến lược hợp lý để cải thiện.

Nghèo đói và bất bình đẳng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

5.3. Mô hình sản xuất, tiêu dùng không được bền vững

Tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức mà không quan tâm đến khả năng tái tạo của chúng là minh chứng của mô hình sản xuất không bền vững. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ lạc hậu cũng làm lãng phí tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác, chính mô hình này không thật sự tiết kiệm tài nguyên, nhất là những sản phẩm có vòng đời ngắn như thực phẩm chế biến sẵn, đồ điện tử,… kết hợp sử dụng sản phẩm không thân thiện khiến lượng chất thải gia tăng.

6. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững

Hiện nay, khi những thách thức về xã hội và môi trường ngày càng gia tăng thì nhu cầu phát triển bền vững càng trở nên cấp thiết. Theo đó, những giải pháp có thể thực hiện để hướng đến một tương lai vững mạnh chẳng hạn như:

6.1. Thực hành nông nghiệp bền vững

Thực hành nông nghiệp bền vững được biết đến là phương pháp khuyến khích thân thiện hơn với môi trường để tối đa hóa năng suất cho nông dân mà vẫn giảm thiểu tác động lên tài nguyên thiên nhiên. Nó bao gồm các hoạt động như luân canh cây trồng, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tái tạo, quản lý dịch hại và nông lâm kết hợp.

6.2. Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo được lấy từ những nguồn tự nhiên có thể cung cấp được như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. Đây là phần không thể thiếu trong phát triển bền vững khi làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí cũng như sự phụ thuộc của những tài nguyên không tái tạo như than, dầu. 

6.3. Kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn là mô hình thúc đẩy sự bền vững và giảm thiểu lượng chất thải thông qua việc kéo dài thời gian sử dụng tài nguyên. Mô hình này dựa trên nguyên tắc loại bỏ chất thải, tái tạo hệ thống tự nhiên và duy trì sử dụng vật liệu, sản phẩm. Theo đó, giải pháp có thể là tái sử dụng, tái chế hay thiết kế lại sản phẩm để giảm lượng chất thải, kéo dài tuổi thọ.

Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sự bền vững qua thời gian sử dụng tài nguyên.

6.4. Cơ sở hạ tầng xanh

Cơ sở hạ tầng xanh tận dụng những đặc điểm tự nhiên như vùng đất ngập nước, rừng và mái nhà xanh để tạo nên những lợi ích cho cộng đồng. Từ đó, nó giúp giảm thiểu những tác động của những thay đổi trong môi trường gây ra như lũ lụt, ô nhiễm nước, không khí,…

6.5. Giao thông bền vững

Giao thông bền vững là việc sử dụng các phương tiện vận chuyển hạn chế thải khí carbon, khói bụi độc hại từ nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, hybrid,… Nó đóng vai trò rất quan trọng trong  xây dựng  xã hội phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường. chuyển đổi từ mô hình giao thông truyền thống sang mô hình bền vững không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, tiết kiệm chi phí và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiêm túc và hợp tác từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Bài viết của Việc Làm 24h đã định nghĩa khái niệm phát triển bền vững là gì cũng như đề cập thực trạng phát triển của Việt Nam. Qua đây, chúng ta cũng nhận ra những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải đối mặt trong giai đoạn đổi mới. Đây sẽ là động lực để mọi người cùng chung tay vì một thế giới tiến bộ!

Việc làm gợi ý

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục