Được làm việc trong môi trường mà bạn luôn luôn hài lòng và có dự định hợp tác cùng công ty lâu dài, đó là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, không nhiều người trong chúng ta may mắn có được công việc suôn sẻ như vậy. Vì thế, chuyển việc là chuyện không còn quá xa lạ. Quyết định nhảy việc đầu năm không hề đơn giản. Bạn cần có thời gian để lên kế hoạch chi tiết, đủ để không ảnh hưởng đến bản thân. Vậy, làm thế nào để quá trình chuyển việc trở nên thuận lợi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu năm mới? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay nhé!
Cố gắng duy trì công việc hiện tại trong khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới
Tìm kiếm một công việc mới có thể mất nhiều thời gian. Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được lời mời nhận việc trong 2 đến 3 ngày. Nếu không suôn sẻ, quá trình tìm việc có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là nửa năm. Đặc biệt, nếu bạn đang yêu cầu mức lương cao thì thời gian có lẽ sẽ càng kéo dài hơn nữa.
Để tránh trường hợp bạn phải ở nhà dài ngày để tìm việc, hao hụt về tài chính, thì tốt nhất hãy chọn ở lại công ty cho đến khi bạn tìm được công việc mới. Bạn có thể thỏa thuận với người quản lý mới về việc dời ngày nhận việc, và dùng thời gian đó để kết thúc công việc ở công ty cũ.
Xem thêm: Có nên nhảy việc cuối năm? Thưởng Tết hay nghỉ việc đâu là sự lựa chọn tốt nhất?
Chắc chắn rằng lý do nghỉ việc là chính đáng
Bạn đã từng nghe câu nói: “Mặt cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia” chưa? Rất nhiều người không thích công việc của họ vì lý do rất chính đáng. Nhưng một số người tin rằng ngoài kia còn nhiều lắm những công việc tốt hơn việc họ đang làm hiện tại. Và chỉ khi thử sức ở công việc mới, họ mới thực sự thức tỉnh và nhận ra rằng công việc mà họ từ bỏ thật sự rất tốt.
Thật khó khăn để đánh giá liệu công việc tương lai có tốt hơn hay tồi tệ hơn công việc hiện tại hay không. Hay chỉ là bạn muốn chuyển đổi công việc nên nói rằng bạn không hài lòng? Cho nên, chỉ chuyển việc khi nào chắc chắn rằng lý do bạn không hài lòng với công việc hiện tại là chính đáng.
Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối
Có định hướng công việc tương lai rõ ràng
Bạn chỉ đang chuyển đổi công việc trong cùng một chuyên ngành hay đang chuyển đổi sang một lĩnh vực khác? Có một sự khác biệt khá lớn giữa hai vấn đề này. Chuyển đổi công việc trong cùng một ngành không đòi hỏi nhiều kế hoạch và công việc như chuyển đổi nghề nghiệp.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ làm gì nếu bạn có một số tiền không giới hạn? Bạn sẽ đi du lịch và viết về những trải nghiệm tuyệt vời? Bạn sẽ dành cả ngày để nấu ăn? Những gì bạn thích và bạn giỏi, nếu định hướng nó trở thành nghề nghiệp mà bạn muốn chuyển sang thì sẽ rất tuyệt vời. Thay vì làm việc, bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách có sinh lời.
Bạn giỏi gì và thích gì? Hãy dùng chính câu trả lời đó để chọn cho mình nghề nghiệp mà bạn chuyển hướng sang. Chỉ có như vậy thì quyết định chuyển việc của bạn mới có ý nghĩa.
Xem thêm: 6 bí quyết giúp bạn sẵn sàng trở lại làm việc sau Tết
Viết nhật ký
Nghe có vẻ không liên quan, nhưng việc viết nhật ký trong giai đoạn nhảy việc đầu năm sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn đấy.
Hãy bắt đầu từ những cảm xúc, suy nghĩ và khát vọng của bạn. Sau đó là tất cả những thu thập về trải nghiệm trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm: đặc điểm của nhà tuyển dụng, mô hình các doanh nghiệp, công việc cụ thể của các vị trí… Đây là cách để bạn lưu lại kiến thức giúp bạn áp dụng trong các buổi phỏng vấn sau đó, cũng như giúp bạn một phần trong việc định hướng nghề nghiệp. Đặc biệt, nhật ký giúp khơi gợi động lực nếu lỡ bạn nản lòng: “Nhớ lại vì sao bạn chọn nó”.
Hãy tò mò như một đứa trẻ
Có bao giờ bạn tìm hiểu lợi ích tuyệt vời của sự tò mò?
Không ít người đang đánh đồng sự tò mò như một đức tính xấu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tò mò là một trong những điều giúp ích cho bạn rất nhiều.
Đầu tiên, tò mò sẽ giúp bạn nhận được điểm cộng từ những nhà tuyển dụng đánh giá cao tinh thần học hỏi của ứng viên.
Tiếp theo, tò mò giúp bạn tìm được công việc phù hợp với bản thân mình hơn. Bằng cách đặt câu hỏi “tại sao?”, chẳng hạn như: Tại sao bạn lại thích làm công việc đó?, điều này góp phần tăng đam mê của bạn trong công việc.
Và, tò mò giúp bạn có thêm được nguồn kiến thức tuyệt vời từ việc đặt câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời cho chính câu hỏi ấy.
Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng
Quyết định kỹ lưỡng về việc sẽ nói với cấp trên việc bạn nhảy việc đầu năm
Đây là một trong những quyết định thực sự khó khăn khi bạn chuyển đổi công việc. Có những lợi thế và bất lợi khi nói chuyện với cấp trên của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt về những gì sẽ làm trong trường hợp của bạn.
Nếu may mắn: Bạn có thể nhận được đề nghị tiếp tục công việc hiện tại, một cách dễ chịu hơn và được xem trọng hơn. Hoặc sếp có thể đồng ý và đưa ra một khoảng thời gian hợp lý để tìm được người thay thế, không xảy ra tình trạng không hài lòng giữa hai bên.
Nếu không may mắn: sếp không hài lòng và có những đánh giá tiêu cực về bạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình phỏng vấn sau này của bạn nếu nhà tuyển dụng liên hệ với người tham khảo.
Để an toàn, trước tiên bạn hãy nắm bắt tâm lý của cấp trên, chọn đúng thời điểm và đúng lý do sao cho dễ dàng nhận được sự chấp thuận.
Chuyển việc sẽ quyết định tương lai của bạn. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mang tính trọng đại này. Hy vọng sau những lời khuyên bên trên, bạn sẽ có được một quyết định nhảy việc đầu năm sáng suốt và thành công với sự lựa chọn của chính bạn, truy cập ngay website Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ qua bất kỳ công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn nhé!
Xem thêm: Làm thế nào để trở lại công việc cũ sau khi bỏ việc?