Thuật ngữ Mental Health là gì được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Cân bằng Mental Health cho nhân viên trong công ty là cực kỳ quan trọng và rất cần thiết. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ bật mí cho bạn 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên để xây dựng một tinh thần và môi trường làm việc đầy hạnh phúc, phát triển.
Mental health là gì?
Mental Health là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO định nghĩa: “Mental health (sức khỏe tinh thần) là trạng thái tâm lý hạnh phúc trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, làm việc có năng suất, hiệu quả, và đóng góp cho cộng đồng”.
Mental health liên quan đến sức khỏe nhận thức, hành vi và cảm xúc của một cá nhân. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một con người, bao gồm:
- Các yếu tố về sinh học, chẳng hạn như gen hoặc hóa học não.
- Trải nghiệm cuộc sống, chẳng hạn như chấn thương hoặc lạm dụng.
- Tiền sử gia đình về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Lợi ích của việc nuôi dưỡng Mental health
Trong suốt cuộc đời của con người, nếu chúng ta gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần, suy nghĩ, tâm trạng tiêu cực thì hành vi sẽ bị chi phối, vì vậy mà chăm sóc sức khỏe tinh thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp. Nhân sự là một trong những yếu tố cốt lõi, chú trọng chăm sóc Mental health tốt cho nhân viên sẽ mang đến một số lợi ích như:
- Thu hút và giữ chân nhân tài trong công ty, khiến họ muốn gắn bó lâu dài và cống hiến trong một môi trường làm việc lý tưởng và hạnh phúc.
- Tăng sự gắn kết giữa các nhân viên và giữa nhân viên với doanh nghiệp thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
- Giảm tình trạng nhân viên phải làm việc trong tình trạng sức khỏe không đảm bảo, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc.
- Riêng đối với mỗi nhân sự khi có được trạng thái Mental Health tích cực thì họ sẽ nhận ra tiềm năng đầy đủ của bản thân, luôn sẵn sàng đối mặt với các căng thẳng trong cuộc sống, làm việc hiệu quả hơn, đóng góp có ý nghĩa cho công ty, doanh nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết sức khỏe tinh thần của nhân viên xuống dốc
Dựa vào định nghĩa Mental Health là gì của WHO, bạn có thể nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần tiêu cực của nhân viên thông qua các dấu hiệu dưới đây:
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, không có năng lượng làm việc hoặc năng lượng thấp.
- Các hoạt động ăn, ngủ diễn ra không ổn định, quá nhiều hoặc quá ít.
- Thường xuyên có thái độ tiêu cực với mọi thứ, trạng thái tuyệt vọng và bất lực.
- Căng thẳng, tức giận, lo lắng, sợ hãi liên tục.
- Xa lánh mọi người và các hoạt động thường ngày, luôn từ chối tham gia vào hoạt động chung.
- La mắng, gây gổ và thậm chí đánh nhau với đồng nghiệp.
- Không thể thoát ra được những suy nghĩ, ký ức dai dẳng trong đầu.
- Nghĩ đến việc tự làm tổn thương bản thân hay những người xung quanh họ.
- Thái độ bất mãn, không hợp tác.
- Hút thuốc, uống rượu nhiều, thậm chí sử dụng chất kích thích.
Xem thêm: Hội chứng burnout: Nguyên nhân khiến bạn sức tàn lực kiệt nơi công sở
Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên
Sau khi nắm kỹ về khái niệm Mental Health là gì cũng như vai trò quan trọng, các doanh nghiệp, công ty cần phải luôn chú trọng đến vấn đề này đối với nhân sự. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu đại dịch, nhà quản lý, các lãnh đạo có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên giải tỏa những tiêu cực, kích thích khả năng sáng tạo và động lực làm việc.
Dưới đây là một số cách thúc đẩy chăm sóc Mental Health hiệu quả dành cho nhân viên mà doanh nghiệp cần lưu tâm và áp dụng vào thực tế:
Khảo sát tình hình nhân viên để có những quyết định phù hợp
Nhiều công ty đã tiến hành khảo sát nhân viên về những gì khiến họ căng thẳng tại nơi làm việc, mức độ gắn bó, mối quan tâm của họ về năng suất, văn hóa công ty,… Đây là cách doanh nghiệp nhận biết thực trạng hiện tại của nhân viên và mong muốn của họ.
Những mẫu khảo sát ngắn dành cho nhân viên hỏi về mức độ hài lòng của họ trong công việc, những vấn đề xung quanh thu nhập, cuộc sống, điều gì khiến nhân viên rơi vào áp lực sẽ là những tiêu chí đánh giá nhân viên tốt nhất và từ đó có thể cải thiện Mental Health. Sau khi đánh giá xong từ những khảo sát đã thực hiện. doanh nghiệp sẽ biết được những yếu tố gây căng thẳng chính cần được ưu tiên giải quyết.
Việc khảo sát tình hình nhân sự cần diễn ra định kỳ theo tháng, theo quý… để kịp thời khắc phục vấn đề. Nhiều công ty khi xảy ra tình trạng nhân sự nghỉ việc hàng loạt mới tiến hành việc khảo sát, mọi thứ dường như đã khó kiểm soát hơn.
Tuỳ vào từng tình huống mà doanh nghiệp có thể áp dụng phương án xử lý như: bổ sung ngân sách hỗ trợ người lao động, triển khai một số hoạt động truyền thông nội bộ hợp lý, hoặc tạm dừng một số dự án không cần thiết nhằm tránh việc quá tải gây áp lực lớn cho nhân viên… Phương án xử lý cần áp dụng nhanh chóng, đúng thời điểm, mục đích để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên
Truyền thông, đào tạo về sức khỏe tinh thần
Một trong những cách hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe tâm lý, sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên chính là để họ có đầy đủ nhận thức về chúng. Các vấn đề thường phải được giải quyết từ gốc rễ, bản thân mỗi nhân viên cần biết cách phòng tránh các tác nhân gây mất ổn định sức khỏe tinh thần, đồng thời được trang bị đầy đủ kiến thức để nhận biết, điều chỉnh và chữa lành ngay khi xuất hiện vấn đề.
Có nhiều cách để doanh nghiệp đào tạo hay truyền thông về Mental Health, ví dụ như:
- Gửi mail nội bộ với các nội dung về sức khỏe tinh thần để lãnh đạo kịp thời nắm được tình hình.
- Mời chuyên gia, tổ chức các buổi training về chủ đề Mental Health, giúp nhân viên biết được Mental Health là gì cũng như những cách để có được trạng thái sức khỏe tinh thần tốt nhất. Đồng thời có được “work life balance“.
- Tạo video chia sẻ kiến thức, câu chuyện sức khỏe tinh thần giúp mang lại năng lượng tích cực cho nhân viên.
- Chọn người có sức ảnh hưởng trong đội ngũ nhân viên để lan tỏa thông điệp về Mental Health, tạo động lực.
- Triển khai các bài viết liên quan trên các kênh Owned media giúp doanh nghiệp truyền thông Mental Health hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc nhiều cách trên. Kết quả những biện pháp trên giúp kết nối doanh nghiệp với nhân viên, hiểu được trạng thái tâm lý của nhân sự để điều chỉnh và xây dựng môi trường làm việc lý tưởng.
Linh hoạt trong chính sách và quy định
Để giảm bớt những căng thẳng, áp lực cho nhân viên, bộ phận quản lý cần hào phóng, linh hoạt nhất có thể trong việc cập nhật các chính sách và quy định trọng công ty. Nhất là trong tình hình môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, con người ngày càng có nhiều vấn đề cần xử lý.
Tổ chức các hoạt động gắn kết
Tạo không gian thư giãn
Bố trí một không gian làm việc thoải mái, có các khu vực dành cho nghỉ ngơi, ăn uống,… tách biệt với khu vực làm việc giúp nhân viên có không gian thư giãn, nghỉ ngơi và giao lưu với các đồng nghiệp sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng.
Tăng cường các hoạt động
Tổ chức các hoạt động như happy hour, picnic, du lịch, sự kiện thể thao, team bonding… Đây là những hoạt động bên ngoài công việc, giúp nhân viên có thể rèn luyện sức khỏe về mặt tinh thần lẫn thể chất và gắn kết tinh thần đội nhóm.
Cung cấp các phúc lợi, chăm sóc sức khỏe
Quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên thông qua việc cung cấp các chế độ bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ tâm lý, hay các workshop về chủ đề các bệnh văn phòng thường gặp giúp nhân viên có thêm kiến thức rèn luyện sức khỏe cá nhân.
Tạo cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp
Cung cấp các khóa đào tạo, hướng dẫn, mentoring, cơ hội thăng tiến để nhân viên có thể phát triển kỹ năng và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Lưu ý: Khi tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần trên, các doanh nghiệp có thể làm một khảo sát nhỏ cho nhân viên trước để có thể biết được nhu cầu và mong muốn hiện tại của nhân viên để có thể sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
Khuyến khích nhân viên phản hồi
Đây cũng là một trong những cách hay để doanh nghiệp có thể nâng cao Mental health cho nhân viên. Doanh nghiệp ngoài khảo sát tình hình nhân viên thì phải thường xuyên khuyến khích họ đưa ra những ý kiến phản hồi về chính sách làm việc hay mức thu nhập. Đây là một phương pháp hay để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
Sự giao tiếp 2 chiều giữa doanh nghiệp và nhân viên chính là điều cực kỳ cần thiết. Chỉ khi có được điều này, đôi bên mới có thể hiểu và đồng hành cùng nhau lâu dài để tạo nên các giá trị bền vững. Một doanh nghiệp dù trả mức lương cao cho nhân sự nhưng không biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng thì dần dần nhân tài cũng sẽ rời đi. Bởi bên cạnh vấn đề tiền lương thì các vấn đề về Mental Health đã trở thành một nhu cầu cơ bản trong môi trường làm việc.
Cách lắng nghe phản hồi của nhân viên
Việc lắng nghe phản hồi của nhân sự có thể áp dụng bằng 2 cách: gián tiếp hoặc trực tiếp. Bởi thực tế có nhiều vấn đề mà nhân viên không muốn chia sẻ trực tiếp, cảm thấy thoải mái hơn khi được trao đổi bằng một phương thức ẩn danh. Nhiều công ty cũng áp dụng cách gián tiếp này như hòm thư góp ý, khảo sát nội bộ… để nhân sự có thể chia sẻ những vấn đề của họ, đặc biệt là các vấn đề tiêu cực trong công việc mà họ gặp phải
Khi doanh nghiệp áp dụng được cách trên, giúp nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng, có tiếng nói nơi làm việc và đặc biệt là nâng cao hiệu quả công việc cũng như mức độ gắn bó với công ty. Một doanh nghiệp thành công khi xây dựng được nơi làm việc mà nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, sẵn sàng cống hiến, xem công ty là ngôi nhà thứ 2 để nỗ lực đạt được những điều tốt đẹp.
Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai
Kết luận
Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ được khái niệm Mental Health là gì cùng những ảnh hưởng quan trọng của nó. Với 4 phương pháp được gợi ý trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả tốt trong việc đảm bảo sức khỏe tinh thần của nhân viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Shift Shock là gì? Cách khắc phục tình trạng nhân viên mới nhảy việc