Trong bài viết sau, Việc Làm 24h sẽ tư vấn cho bạn về cơ hội nghề nghiệp cũng như tầm quan trọng của Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp và trả lời câu hỏi học ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không. Đọc ngay nhé!
Quản trị nhân lực là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không, hãy cùng tìm hiểu về Quản trị nhân lực là gì. Theo đó, Quản trị nhân lực là việc quản lý, đào tạo, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực (con người) của doanh nghiệp, tổ chức một cách hiệu quả.
Học ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?
Không ai có thể trả lời rằng học ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không vì điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, trình độ, năng lực của bản thân. Tuy nhiên, nếu xét về nhu cầu của thị trường thì luôn luôn có. Bởi trong doanh nghiệp, nhân lực là tài sản cũng như là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại, phát triển, dẫn đến vai trò của công tác quản trị nhân lực rất quan trọng.
Theo nghiên cứu Công ty vận hành bộ máy nhân sự – HR Best Choice, trung bình cứ 100 nhân lực sẽ cần ít nhất 1 nhà quản trị nhân lực. Theo số liệu của cục Thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động với 49 triệu người lao động. Điều này kéo theo nhu cầu sử dụng lên đến hơn 50.000 nhà quản trị nhân lực. Chưa kể, cũng theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 326 khu công nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, ước tính mỗi năm các khu công nghiệp này đều có kế hoạch tuyển dụng lên đến hàng chục nghìn lao động.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân sự ngành Quản trị nhân lực vô cùng lớn. Trong khi đó, nguồn nhân lực của ngành đang không được dồi dào và chưa đáp ứng được yêu cầu, kỹ năng mềm, chuyên môn cần thiết. Vậy nên, cơ hội việc làm của ngành quản trị nhân lực vô cùng rộng mở và đầy triển vọng. Ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai ngành nghề này vẫn cần một nguồn cung ứng nhân lực lớn.
Nếu bạn đang theo học ngành này hãy luôn tự tin và trau dồi thật tốt kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thì cơ hội việc làm chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.
Học ngành quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì?
Để trả lời cho câu hỏi ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không, chúng ta tìm hiểu thêm về vai trò của quản trị nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, sự cần thiết của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một số bộ phận sinh viên vừa ra trường cho rằng đã học Quản trị là phải làm “sếp” dẫn đến việc tìm việc làm khó khăn. Thực tế, ngành học quản trị nhân lực có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn bạn nghĩ.
Các công việc bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp quản trị nhân lực:
Chuyên viên tuyển dụng với các công việc chính:
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự theo từng đề xuất của các phòng ban trong doanh nghiệp
- Đăng tải thông tin tuyển dụng lên website, các trang tuyển dụng
hoặc các nhóm việc làm trên MXH để thu hút ứng viên
- Tiếp nhận, đánh giá và sàng lọc ứng viên qua vòng hồ sơ để đến vòng phỏng vấn
- Gọi điện trao đổi với ứng viên trước khi phỏng vấn
- Sắp xếp lịch phỏng vấn
- …
Chuyên viên đào tạo nội bộ với các công việc chính:
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo nội bộ để nâng cao kỹ năng, tay nghề của nhân sự theo kế hoạch chung của công ty
- Thảo luận với chuyên gia đào tạo về nội dung và các phương pháp giảng dạy phù hợp
- Dự trù kinh phí, rủi ro của các chương trình đào tạo
- …
HeadHunter – “Thợ săn đầu người”
HeadHunter có mục tiêu công việc giống chuyên viên tuyển dụng thông thường, là kết nối những nhân tài phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Headhunter sẽ tìm kiếm, khai thác ứng viên theo cách riêng vì đối tượng tuyển dụng phần lớn là những vị trí “khó” như quản lý cấp cao.
Xem thêm: Headhunter là gì? Làm gì để trở thành headhunter doanh nghiệp nào cũng cần
Công việc của Headhunter không dừng lại ở việc tuyển dụng nhân sự thành công cho khách hàng. Headhunter sẽ phải theo dõi sự phù hợp của ứng viên trong quá trình thích nghi, làm việc ở môi trường mới, đồng thời tư vấn thêm cho ứng viên thông tin về doanh nghiệp. Sau một thời gian ngắn, nếu ứng viên không làm việc tại doanh nghiệp thì Headhunter cần phải tìm hiểu nguyên do để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho lần tuyển dụng sau.
- Lên kế hoạch truyền thông phù hợp để xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp
- Triển khai kế hoạch truyền thông, đồng thời phụ trách biên tập các ấn phẩm nội bộ, các tài liệu, hướng dẫn truyền thông nội bộ
- Lên ý tưởng xây dựng, triển khai các event nội bộ, các hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn kết trong tập thể cán bộ nhân viên
- Tham gia tổ chức các sự kiện truyền thông của công ty, các hoạt động từ thiện xã hội và tham gia các hoạt động PR chung khác
- Định hướng truyền thông hình ảnh công ty ra bên ngoài
- Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp Quản lý
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc ở đâu?
Theo dõi đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không. Với đặc thù của ngành Quản trị nhân lực, bạn sẽ làm việc chủ yếu ở phòng nhân sự của các công ty, tổ chức. Ngoài ra, tùy vào năng lực chuyên môn và mục tiêu sự nghiệp, bạn có thể làm việc tại
- Các trung tâm hỗ trợ việc làm, trung tâm phát triển nguồn nhân lực;
- Bộ phận hành chính của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort;
- Các trung tâm đào tạo, tuyển dụng; trường đại học, cao đẳng,…
- …
Mức lương chung của ngành quản trị nhân lực
Hiện, mức lương của lĩnh vực nhân sự đang được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng chung do thiếu nguồn lực lượng lao động có chuyên môn cao. Do đó, thay vì lo lắng việc ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến mức thu nhập chung của ngành cũng như một số vị trí đặc biệt để có kế hoạch thăng tiến.
Theo đó, một sinh viên ngay ra trong quá trình thực tập hay mới ra trường đã có thu nhập trung bình từ 5 triệu đồng/tháng. Một số vị trí cấp cao sau đây được đánh giá là thu nhập ổn định nhất theo tổng hợp của Việc làm 24h từ nguồn tin tuyển dụng của các doanh nghiệp đã đăng tải trên hệ thống:
- Giám sát nhân lực/Quản lý nhân lực: thu nhập rơi vào 10 – 20 triệu đồng/tháng, yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
- Trưởng phòng nhân lực: có thu nhập 20 – 50 triệu đồng/tháng, yêu cầu kinh nghiệm từ 3 – 5 năm.
- Phó Giám đốc nhân lực: Mức lương trung bình từ 25 – 80 triệu đồng/tháng, yêu cầu kinh nghiệm trên 5 năm
- Giám đốc nhân lực: Đây là vị trí cao nhất, có tên tiếng Anh là Chief Of Human Resources Officer (CHRO). Thu nhập Giám đốc có thể dao động từ 50 – 100 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô công ty. Kinh nghiệm yêu cầu từ 10 năm trở lên.
Xem thêm: Top 10 những công việc lương cao và hot nhất Việt Nam năm 2022
Tìm việc làm quản trị nhân lực ở đâu?
Bên cạnh việc quan tâm đến Ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không, thu nhập chung của ngành cũng như các vị trí phổ biến, bạn cần trang bị thêm cho mình bí kíp tìm việc trên các kênh việc làm. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, bạn hoàn toàn có thể tìm việc ở nhà thông quan các ứng dụng tìm việc, trang tuyển dụng, mạng xã hội hoặc ứng tuyển trực tiếp vào doanh nghiệp thông quan email, website tuyển dụng. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, mong muốn tìm việc liên quan đến ngành quản trị nhân lực của mình, có thể truy cập vào Việc Làm 24h.
Khi tìm việc tại Việc Làm 24h, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu hàng ngàn cơ hội việc làm liên quan đến ngành học tại TP.HCM, Hà Nội cùng các tỉnh thành khác trên cả nước với mức lương tương xứng. Tất cả tin tuyển dụng đăng tải trên nền tảng này đều được xác thực cẩn thận, các thông tin mô tả công việc rõ ràng, minh bạch.
Kết luận:
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về ngành quản trị nhân lực cũng như các cơ hội việc làm sẽ có. Hi vọng bạn đã tìm cho mình được câu trả lời cho câu hỏi Học ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không? Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp sắp tới.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Vén màn ngành HR: Vị trí công việc và các yêu cầu kỹ năng cần có ra sao?