Đào tạo nhân viên mới như thế nào đạt hiệu quả cao và giữ lao động làm việc lâu dài, gắn bó vẫn là vấn đề khiến các doanh nghiệp hiện nay khá “đau đầu”. Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá quy trình đào tạo nhân viên mới đơn giản, tỷ lệ thành công lớn thông qua bài viết dưới đây nhé, chắc chắn bạn sẽ tìm được “chìa khoá vạn năng” cho công tác quản trị nhân sự tại đơn vị mình.
Mục tiêu đào tạo nhân viên mới
Trước tiên, là một người làm trong lĩnh vực quản trị nhân sự, bạn cần hiểu rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên mới. Những lợi ích mạnh mẽ mà công ty nhận được trong việc đào tạo nhân viên mới là vô cùng lớn.
- Đào tạo giúp nhân viên mới có thể nắm vững kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ ở vị trí đảm nhận. Hướng dẫn họ trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề độc lập trong mọi tình huống, sáng tạo và đổi mới, tự tin đảm nhận các nhiệm vụ được giao.
- Khi nhân viên mới được đào tạo bài bản, họ sẽ mang lại hiệu suất cao hơn trong công việc, đưa tới lợi nhuận về tài chính lớn hơn cho doanh nghiệp.
- Đào tạo nhân viên mới lồng ghép cung cấp giá trị công ty, giá trị của vị trí đảm nhận để tăng sự yêu thích và gắn bó. Nhân viên sẽ có sự hứng khởi và đam mê trong công việc, đưa lại hiệu quả cao nhất.
Nói chung mục tiêu căn bản nhất vẫn là đào tạo nhân viên mới để họ có thể đảm nhận công việc, hoàn thành công việc tốt nhất và gắn bó lâu dài với công ty. Đương nhiên để đạt được mục tiêu trên thì doanh nghiệp cần nắm được quy trình đào tạo nhân viên mới bài bản, theo từng bước. Không nên nóng vội, đào tạo đứt đoạn vì sẽ dẫn tới hiệu quả quản trị nhân sự không như mong muốn.
Quy trình đào tạo nhân viên mới là gì?
Quy trình đào tạo nhân viên mới là một quy trình bài bản được thiết lập để giúp người lao động mới vào làm việc có thể định hình được công việc tại vị trí đảm nhận, tăng cường kỹ năng và đạt hiệu quả cao, đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
- Những doanh nghiệp, công ty tuân theo quy trình đào tạo đạt chuẩn sẽ tạo được hứng thú, sự yêu thích và đam mê làm việc cho nhân viên, giúp họ không bị bỡ ngỡ hay và lạc lõng trong môi trường làm việc mới. Từ đó giữ chân lâu dài, mang lại hiệu quả công việc cao, tiết kiệm chi phí tuyển dụng.
- Đối với những doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên mà không đào tạo bài bản theo quy trình rất dễ khiến nhân viên bị “ngợp”, nhất là các vị trí công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ. Nhân viên mới sẽ rất khó để chịu được “nhiệt” và rời đi sớm, khiến hiệu quả công việc của doanh nghiệp bị giảm sút, đồng thời chi phí cho việc tái tuyển dụng nhân sự cũng tiêu tốn một khoản đáng kể.
Quy trình đào tạo nhân viên mới mà bất kỳ công ty nào cũng nên biết
Dưới đây là các bước trong quy trình đào tạo nhân viên mới, được xây dựng bài bản mà chắc chắn công ty nào cũng đang cần. Hãy theo dõi chi tiết từng bước và áp dụng vào doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất:
Môi trường làm việc tốt, thu hút nhân viên mới
- Điều mà nhân viên mới quan tâm nhất đó chính là một môi trường làm việc tốt, văn minh. Chính vì thế xây dựng không gian làm việc đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công việc, chế độ lương, thưởng tương xứng với vị trí sẽ thu hút và hấp dẫn nhân viên mới làm việc.
- Khi đã phỏng vấn thành công, HR cần liên lạc với từng bộ phận thông báo về nhân sự mới để bộ phận chuẩn bị bố trí chỗ ngồi, máy tính, công cụ làm việc giúp việc đón tiếp nhân viên mới được đảm bảo.
Chào đón nhân viên mới theo phong cách của công ty
- Chào đón nhân viên mới là bước không thể bỏ qua, chính thức giới thiệu nhân lực mới của bộ phận, phòng ban, công ty.
- Mỗi đơn vị sẽ có phong cách chào đón nhân viên mới khác nhau, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp lớn còn tổ chức bữa tiệc riêng để chào đón các thành viên gia nhập.
- Việc chào đón còn giúp nhân viên mới cảm thấy được sự quan tâm, cởi mở với mọi người, thuận tiện cho công việc về sau.
Đào tạo nhân viên mới về văn hoá làm việc, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà công ty hướng đến
- Thường các đơn vị sẽ dành những ngày đầu tiên, hoặc ít nhất là một buổi để đào tạo cho nhân viên mới về văn hoá, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Nhân viên mới sẽ cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp đang hướng tới, từ đó tin tưởng, yêu mến, gắn bó lâu dài.
- Một ví dụ điển hình về đào tạo văn hoá cho nhân viên mới đó chính là tập đoàn Vingroup. Đối với tất cả nhân viên mới khi gia nhập Vingroup đều bắt buộc tham gia lớp đào tạo định hướng Orientation. Nội dung của lớp đào tạo là về lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn của tập đoàn. Với sự đột phá và vươn lên không ngừng nghỉ, Vingroup tạo động lực, sự tự hào cho toàn bộ nhân viên mới tham gia vào tập đoàn.
- Bên cạnh văn hoá của công ty thì quy định, chính sách của công ty cũng sẽ được bộ phận đào tạo truyền thông tới nhân viên mới.
Đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho vị trí công việc
Trong quy trình đào tạo nhân viên mới thì bước đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là tối quan trọng. Mỗi vị trí sẽ đòi hỏi kỹ năng, kiến thức khác nhau nên doanh nghiệp cần dựa vào đó để xây dựng nội dung đào tạo cũng như phương thức đào tạo thích hợp.
- Hình thức đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo kèm cặp (một nhân viên cũ sẽ đảm nhận vai trò trainer (người đào tạo) cho nhân viên mới)….
- Nhân viên mới được đào tạo quy trình làm việc đối với vị trí công việc cụ thể, các kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh, các hướng giải quyết thông minh nhất…
- Ví dụ vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ được đào tạo phong cách phục vụ đúng tiêu chuẩn, cách xử lý khi khách hàng gặp sự cố tại nhà hàng, quy trình làm việc trong ca (từ lúc bắt đầu ca tới khi đóng ca)…
Đánh giá quá trình thử việc của nhân viên mới
Bước cuối cùng trong quy trình đào tạo nhân viên mới đó chính là đánh giá quá trình thử việc, đồng thời trao đổi và lắng nghe ý kiến của người lao động trong thời gian làm việc tại công ty.
- Mỗi doanh nghiệp sẽ quy định thời gian thử việc cho nhân viên mới, khi hết thời gian này thì lãnh đạo sẽ tiến hành đánh giá nhân viên. Việc đánh giá dựa vào năng lực làm việc, thái độ công việc, hiệu quả công việc…
- Đối với những nhân sự làm việc tốt thì sau khi đánh giá sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty, nhận được quyền lợi chung theo quy định.
- Với những nhân sự không đạt yêu cầu sau quá trình thử việc sẽ có 2 phương án:
Thứ nhất sẽ không được nhận vào làm việc chính thức: Đây là điều không ai mong muốn nhưng thực tế dù được đào tạo bài bản nhưng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp không thành công.
Thứ hai gia hạn thời gian thử việc và xây dựng cho họ một định hướng phát triển phù hợp.
Ngoài ra, việc lắng nghe nhân viên mới nói về những khó khăn, bất cập trong thời gian thử việc sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra được lỗ hổng, điểm cần điều chỉnh để thay đổi và tốt hơn.
Kinh nghiệm đào tạo nhân viên mới của một số tập đoàn lớn
Đối với những tập đoàn càng lớn thì quy trình đào tạo nhân viên mới của họ được xây dựng càng chặt chẽ. Một vài kinh nghiệm mà các ông lớn như Vingroup, Sungroup, Vietcombank, Techcombank, dầu khí PVoil,… thường áp dụng đó là:
- Tuân thủ quy trình đào tạo từ bước đầu tiên tới bước cuối cùng một cách nhất quán, trong mỗi bước sẽ lập ra chi tiết cụ thể những đầu việc cần làm cho từng vị trí.
- Khi đào tạo nhân viên mới về định hướng, văn hoá công ty luôn có các video, hình ảnh sinh động để giúp nhân viên dễ theo dõi hơn. Thậm chí, nhiều tập đoàn còn lồng ghép những câu chuyện có thật tại đơn vị để tăng cảm hứng và đam mê cho nhân viên mới.
- Thành lập bộ phận đào tạo riêng, chuyên nghiên cứu về các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thiết lập quy trình chuẩn. Bộ phận đào tạo sẽ cùng các lãnh đạo phòng, ban theo dõi và đánh giá kết quả làm việc của từng nhân viên mới để xử lý các vấn đề phát sinh nhanh nhất. Đồng thời, việc chuẩn bị các tài liệu và công cụ đào tạo nhân viên mới cũng bài bản và đầy đủ.
- Mời các chuyên gia trong và ngoài nước về đào tạo cho nhân viên mới các kỹ năng đặc biệt trong công việc, đặc biệt là các tập đoàn bất động sản, các công ty chuyên sale.
- Để những nhân viên cũ đã thành thạo, có kiến thức chuyên môn vững kèm trực tiếp cho nhân viên mới. Cách cầm tay chỉ việc này rất được khuyến khích tại các tập đoàn lớn vì nó đi vào thực tế công việc. Ngoài ra để khuyến khích thì công ty sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho nhân viên cũ khi đào tạo được nhân viên mới vào chính thức.
- Những tập đoàn lớn cũng thường xuyên tổ chức các talkshow, buổi họp để nghe nhân viên nói về thuận lợi, khó khăn trong công việc. Điều này giúp nhân viên mới có thể chia sẻ nhiều hơn, từ đó biết được đâu là điểm yếu cần cải thiện, điểm mạnh nên phát huy.
Quy trình đào tạo nhân viên mới được xây dựng rõ ràng, nó được xem là công thức chung mà tất cả các doanh nghiệp có thể áp dụng. Blog Nghề nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ mang lại các kiến thức bổ ích cho việc giải quyết vấn đề quản trị nhân sự mới đối với các doanh nghiệp, mang lại đội ngũ lao động năng lực tốt, làm việc lâu dài, đạt hiệu suất cao.
Để có được nguồn nhân viên mới chất lượng, doanh nghiệp cũng cần chặt chẽ ở khâu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể tham khảo đăng tin tuyển dụng miễn phí tại Việc Làm 24h với đặc quyền 12 tin miễn phí mỗi năm, hiển thị lên đến 4 tuần cực hấp dẫn.