Trong thời đại 4.0, Agency đang dần trở thành thuật ngữ phổ biến và thông dụng với những người làm Marketing. Agency được xem là giải pháp tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tối ưu lợi nhuận. Vậy agency là gì? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về loại hình công ty này ngay dưới đây!
Đôi nét về Agency
Agency là gì?
Agency được biết đến là đơn vị truyền thông quảng cáo, chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ, giải pháp Marketing cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực Marketing, Agency sẽ là đơn vị chuyên hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như thúc đẩy hoạt động truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp khách hàng đang cung cấp đến người tiêu dùng.
Đặc điểm nổi bật của agency là gì
Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn tiếp cận gần hơn với khách hàng nhưng lại không đủ nguồn lực để xây dựng phòng Marketing chuyên biệt, Agency chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Mức phí chỉ tương đương 1 nhân sự, doanh nghiệp có thể sở hữu phòng Marketing với đầy đủ các vị trí chuyên trách, kỹ năng chuyên môn cao.
Mô hình 4P của Marketing gồm: Product (sản phẩm) – Price (giá cả) – Place (phân phối) – Promotion (tiếp thị). Hầu hết, các doanh nghiệp sản xuất sẽ tập trung vào 3P đầu tiên, còn 1P cuối cùng là “đất” để Agency “dụng võ”. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện trọn vẹn toàn bộ quá trình sản xuất nên họ thường tìm đến các loại hình công ty Agency hỗ trợ.
Những loại hình Agency phổ biến tại Việt Nam
1. Research Agency
Đây là Agency chuyên thực hiện nghiên cứu và khảo sát thị trường nhằm thấu hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Nghĩa là thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại,… doanh nghiệp sẽ thu về kết quả, tiến hành mô phỏng, xây dựng và phân tích chúng.
Những thông tin và kết quả trong quá trình nghiên cứu, Research Agency sẽ có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn về tâm lý, hành vi từng nhóm khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Research Agency còn giúp doanh nghiệp hiểu được tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, họ có những chiến lược, chính sách tối ưu và thu hút cho công ty thúc đẩy doanh thu bán hàng, khẳng định thương hiệu. Đơn cử như việc thay mẫu mã sản phẩm, chính sách Marketing bằng cách khởi động chương trình ưu đãi nhằm tác động tới tâm lý người tiêu dùng tiềm năng.
Một số Research Agency nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: Cimigo, Kantar, Q&me, Gcomm Vietnam, Decision,…
2. Creative Agency
Creative Agency là những công ty chuyên sản xuất tiếp thị về mặt thị giác. Đơn cử như TVC, các video online, poster, tờ rơi, banner quảng cáo, brochure,… Nhiệm vụ của Creative Agency là sáng tạo, thiết kế những hình ảnh đẹp mắt, lôi cuốn người xem ngay từ phút đầu tiên.
Ngoài ra, Creative Agency còn phối hợp cùng các Branding Agency để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. khi kết hợp cùng Digital Agency, Creative Agency sẽ sáng tạo ra những trải nghiệm công nghệ hữu ích cho người dùng.
Một số Creative Agency có sức hút lớn trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: JWT, Mullenlowe, Isobar, TBWA, Dentsu,…
3. Brand Agency
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu vững chắc trong lòng người dùng. Đây được ví như việc doanh nghiệp khẳng định vị trí, đế chế của mình, mang đến bộ nhận diện đáng tin cậy.
Brand Agency sẽ là đơn vị chuyên tư vấn, đưa doanh nghiệp tiếp cận những giải pháp tối ưu để phát triển thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp đều tìm đến Agency để nâng cao doanh thu, “đánh bóng” tên tuổi cho những sản phẩm bị lu mờ. Đồng thời, Brand Agency còn định hướng việc phát triển giúp doanh nghiệp biết cách tối ưu ngân sách.
Những Brand Agency nổi bật hiện nay tại Việt nam như: Richard Moore Associates, Sedgwick Richardson, Wisdom Agency, Intheblack, Awareness ID, Phibious Vietnam,…
4. Media Agency
Media Agency là các công ty chuyên điều phối quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Đây là công việc quan trọng, đảm bảo cho quảng cáo có thể đến đúng thời điểm, đối tượng. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn vị trí thu hút để đặt banner hoặc TVC, thu hút nhiều người tiếp cận nhất có thể.
Thực tế, Media Agency không đòi hỏi quá nhiều khả năng sáng tạo như nhiều Agency khác. Đây là loại hình cần những người có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt.
Một số Media Agency nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: Goldsun Framedia, Le media, Mindshare, WE media, iBranding, Dentsu Media Vietnam, Moore, Vietba Media,…
5. Digital Agency
Đây là loại hình công ty Agency khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhiệm vụ của Digital Agency là sáng tạo các nội dung phù hợp, hấp dẫn trên nền tảng công nghệ số hiện đại. Họ mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp tiếp cận khách hàng, Marketing đúng đối tượng.
Dựa trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, Digital Agency tập trung xây dựng, thiết kế website bằng những bài SEM, SEO ấn tượng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Digital Agency còn đặc biệt quan tâm đến những trải nghiệm của người dùng trên nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng lên các chiến lược phù hợp, hỗ trợ Marketing hiệu quả.
Một số Digital Agency nổi tiếng trên thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Time Universal, Mirum, York (Grey Group), Wunderman Vietnam, Isobar Vietnam, Splash Interactive, Sutrix Media, Beau Agency, Media Gurus, Ozerside, Clever Ads, Admicro, Nova Ads,…
6. Graphic Design Agency
Đây là những Agency chuyên về thiết kế đồ họa. Graphic Design Agency sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển hóa thông điệp cụ thể đến với khách hàng của họ. Đồng thời, Agency này sẽ đại diện cho những content chân thật, sinh động và trực quan hơn.
Công việc của Graphic Design Agency không bó hẹp ở việc thiết kế logo, họ có thể tham gia thiết kế ấn phẩm quảng cáo, bao bì cho khách hàng doanh nghiệp.
Ai phù hợp làm việc tại các công ty Agency?
Copywriter – Người sáng tạo nội dung
Copywriter là người đóng vai trò lên ý tưởng sáng tạo từng ngôn từ và diễn đạt chúng thành nội dung quảng cáo chỉn chu, cuốn hút. Tại các Agency, Copywriter sẽ sáng tạo nên những tiêu đề “hút hồn”, slogan độc đáo, Tagline, Catalogue đẹp mắt, dễ hiểu gửi đến khách hàng.
Không chỉ bay bổng trong từng ngôn từ, Copywriter còn phải có tư duy logic, sáng tạo trong ý tưởng, hình ảnh. Chính sự khác biệt và chất riêng của mỗi Copywriter là sức hút để giữ chân người đọc ở lại bài viết của họ.
Xem thêm: Content Creator: Người sáng tạo nội dung là làm gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào
Designer – Người thiết kế hình ảnh
Không chuyên về nội dung, Designer tập trung vào việc định hướng, thiết kế – nghệ thuật, truyền tải nội dung đầy nghệ thuật và giá trị qua từng hình ảnh. Họ phụ trách lên ý tưởng hình ảnh độc lạ, sắp xếp bố cục hợp lý và dàn dựng chúng nhịp nhàng với nội dung của Copywriter. Sau đó, Designer sẽ in và xuất bản thành phẩm.
Photographer – “Trợ thủ” đắc lực của Designer
Để có được những hình ảnh đẹp với thông điệp ý nghĩa, đúng tiêu chí khách hàng, không thể bỏ qua vai trò của Photographer. Họ là người dựa vào concept của khách hàng để tạo nên những bức ảnh phù hợp cả về hình thức lẫn nội dung. Sau đó, Photographer sẽ chỉnh sửa và cho ra thành phẩm chất lượng nhất.
Film Director – Đạo diễn TVC
Ngay ở tên gọi, chúng ta đã hình dung phần nào về công việc của một Film Director. Họ là người trực tiếp chỉ đạo quay hình TVC, Viral quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng. Thông qua kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm cá nhân, Film Director sẽ cho ra từng thước phim ấn tượng nhất.
Xem thêm: Sản xuất TVC là gì? Cần lưu ý những điều gì khi sản xuất TVC?
Media Planners – Người lập kế hoạch
Media Planners là người đóng vai trò then chốt trong kế hoạch truyền thông. Vai trò của họ là thiết lập chiến lược quảng bá, hỗ trợ khách hàng đạt được kết quả mong muốn.
Vị trí Media Planners thường yêu cầu khá nhiều kỹ năng như: phân tích, tìm hiểu xu hướng khách hàng, khảo sát hành vi tiêu dùng,… Từ đó, họ sẽ hình thành những thông tin thu thập thành một bản kế hoạch quảng cáo ấn tượng.
Media Buyers/ Booking – Những người đối ngoại
Sau khi sản phẩm hoàn thành, Media Buyers/ Booking sẽ là người thực hiện truyền thông. Công việc của họ là liên hệ truyền hình, báo đài để đưa sản phẩm lên sóng, đến gần hơn người dùng. Đồng thời, Media Buyers/ Booking còn trực tiếp trao đổi với chủ sở hữu, thương lượng giá cả tốt nhất.
Account Executive
Đây là vị trí trung gian, kết nối Agency với khách hàng. Account Executive sẽ xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng như lên lịch sắp xếp những cuộc hẹn, thỏa thuận chi phí cũng như kiểm tra thành phẩm trước khi trao tay khách.
Xem thêm: Giải mã về nghề Account là gì, kỹ năng cần thiết để trở thành Account chuyên nghiệp
Account Manager
Account Manager có thể xem như “thủ lĩnh”, phụ trách cả công việc đối nội lẫn đối ngoại. Nghĩa là họ sẽ cùng Copywriter, Art Director gặp gỡ khách hàng và nhận yêu cầu công việc. Sau đó, bàn bạc cùng team, truyền đạt lại ý tưởng của khách hàng để cùng thực hiện.
Kết luận
Có thể thấy, môi trường làm việc tại các Agency giàu tính sáng tạo nhưng cũng đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao do cùng lúc đảm nhiệm nhiều dự án. Nhưng nhìn chung, Agency luôn được xem là điểm đến lý tưởng để bạn rèn luyện kỹ năng mềm, kinh nghiệm, sự tự tin và thỏa sức đam mê của mình. Còn đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn Agency không thể qua loa, chọn bừa mà cần có sự cân nhắc chỉn chu.
Hy vọng những chia sẻ của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về agency là gì. Bấm ngay vào nút bên dưới để tìm thấy vị trí công việc phù hợp với bản thân nhé!
Xem thêm: