Agile là một trong những giải pháp quản lý dự án chuyên nghiệp thay thế cho cách quản lý truyền thống. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu hết về mô hình Agile này. Vậy Agile là gì? Ứng dụng như thế nào trong công việc? Ưu nhược điểm là gì? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây:
Agile là gì?
Đây là từ viết tắt của Agile Software Development, tạm dịch là phần mềm phát triển linh hoạt. Để quản lý dự án, Agile tiếp cận bằng nguyên tắc “lặp đi lặp lại” và tăng trưởng. Dự án sẽ được chia cho các nhóm làm việc theo từng bước nhỏ. Từ đó kế hoạch, kết quả, mục tiêu được đánh giá liên tục. Vì vậy các nhóm có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi và vấn đề không lường trước. Đây cũng chính là lý do mà mô hình này có tên là “Agile – linh hoạt”. Các công ty có thể nhanh chóng phản ứng với những điều bất ngờ mà không làm dự án đi chệch hướng.
Điều này cũng là điểm khác biệt với các mô hình quản lý truyền thống. Cách quản lý ở các mô hình này thường là một nhóm sẽ hoàn thành một phần của dự án trước khi chuyển sang cho nhóm tiếp theo. Tuy nhiên, với Agile các nhóm làm việc đồng thời và tương tác thường xuyên, dẫn đến sự cải tiến liên tục để sản phẩm không bị lỗi thời vào thời điểm đưa ra thị trường.
4 giá trị cốt lõi của của Agile là gì?
Agile tập trung vào tư duy nhanh, lấy con người làm trọng tâm và không phức tạp với các quy trình nhiều lớp. 4 giá trị cốt lõi của Agile đó là:
- Con người và sự tương tác quan trọng hơn quy trình và công cụ.
- “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chất lượng sản phẩm được đề cao hơn lời giới thiệu văn vẻ.
- Hợp tác bền vững với khách hàng quan trọng hơn đàm phán lợi nhuận.
- Linh hoạt với sự thay đổi hơn là tuân theo kế hoạch.
12 nguyên tắc của Agile là gì?
Những nguyên tắc này được xây dựng dựa trên 4 giá trị cốt lõi của Agile:
- Luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm có giá trị trong thời gian sớm nhất.
- Luôn lắng nghe các yêu cầu thay đổi của khách hàng trong quá trình phát triển dù sớm hay muộn.
- Đảm bảo phần mềm đã kích hoạt khi phân phối cho khách hàng.
- Các nhà quản lý và kỹ sư phần mềm tương tác thường xuyên trong suốt dự án.
- Khuyến khích và tin tưởng để nhân viên phát triển ý tưởng.
- Trao đổi trực tiếp là phương pháp tốt nhất để truyền đạt thông tin.
- Phần mềm hoạt động hiệu quả chính là thước đo của tiến độ dự án.
- Tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững.
- Phát triển kỹ thuật và sáng tạo trong thiết kế là trọng tâm.
- Đơn giản hóa vấn đề và cách xử lý là cần thiết.
- Tự tổ chức và phân chia công việc cho các nhóm.
- Thay đổi và phản hồi theo định kỳ.
Lợi ích của phương pháp Agile là gì?
Minh bạch và kiểm soát tốt hơn
Luôn có sự tương tác, phản hồi giữa khách hàng và các nhóm làm việc. Ngoài ra, các cuộc họp thường xuyên là một phần của phương pháp Agile để các nhóm chia sẻ, thảo luận về tiến độ, vấn đề, giải pháp. Chính vì vậy, quy trình sẽ minh bạch và kiểm soát tốt hơn cho cả nhóm dự án cũng như khách hàng.
Năng suất hơn
Bản chất tăng trưởng của mô hình Agile là các công việc được hoàn thành trong thời gian ngắn hơn và dễ quản lý hơn. Đồng thời, Agile còn cho phép sản phẩm được sản xuất nhanh chóng và dễ dàng thực hiện thay đổi vào bất kỳ lúc nào.
Chất lượng hơn
Một lợi ích không thể không nhắc đến của mô hình Agile chính là khả năng tìm ra vấn đề và giải pháp hiệu quả. Có được điều này là nhờ vào tính lặp đi lặp lại của phương pháp Agile. Ngoài ra, sự linh hoạt cũng giúp các nhóm dự án đáp ứng yêu cầu của khách hàng và không ngừng cải tiến sản phẩm.
Mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn
Trong quá trình hợp tác, sự phản hồi thường xuyên giữa khách hàng và các nhóm là chìa khóa để tạo ra sản phẩm đúng như mong đợi. Từ đó, góp phần gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
ROI (lợi tức đầu tư) cao hơn
Bản chất lặp đi lặp lại của mô hình Agile giúp sản phẩm được đưa ra thị trường nhanh hơn. Từ đó, dẫn đầu trong cuộc đua với đối thủ và nhanh chóng thu được lợi ích.
Ưu và nhược điểm của phương pháp Agile là gì?
Ưu điểm
- Quản lý các nhóm làm việc tốt hơn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản phẩm.
- Các thay đổi được thực hiện nhanh chóng và linh hoạt.
- Cập nhật thông tin thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Thời gian bàn giao nhanh hơn.
- Cải thiện sản phẩm liên tục nhờ vào sự phản hồi của khách hàng, người dùng.
Nhược điểm
- Các nhóm làm việc có thể sử dụng những phương pháp không nhất quán.
- Cần sự hỗ trợ của nhà quản lý hoặc các chuyên gia để hướng dẫn và đào tạo.
- Tài liệu hướng dẫn không nhiều.
- Hợp tác là điều kiện bắt buộc để hoàn thành dự án.
- Tốn kém chi phí cho việc đào tạo nhân sự.
Ứng dụng của phương pháp Agile là gì?
Agile phù hợp với các dự án đang thực hiện, dự án không có các ràng buộc, thời gian hoặc các nguồn lực sẵn có rõ ràng.
Có thể bạn sẽ thấy mô hình Agile được sử dụng nhiều trong phát triển phần mềm. Nhưng với các giá trị cốt lõi của mình, Agile có thể mang đến lợi ích cho hầu hết các doanh nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng của Agile ở những lĩnh vực phù hợp:
Phát triển phần mềm
Agile chủ yếu được ứng dụng trong phát triển phần mềm và các lĩnh vực liên quan đến máy tính. Các đặc điểm của Agile như khả năng thích ứng, phản ứng nhanh, tìm ra vấn đề và giải pháp hiệu quả hoàn toàn phù hợp với “thế giới phần mềm”.
Thiết kế sản phẩm
Sự linh hoạt của Agile sẽ giúp các nhóm làm việc nhanh chóng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, còn liên tục cập nhật thiết kế để phù hợp với yêu cầu, sự thay đổi của thị trường.
Tiếp thị
Công nghệ số đã cách mạng hóa hoạt động tiếp thị. Thị trường liên tục thay đổi với những xu hướng không thể đoán trước. Do đó các hoạt động tiếp thị cần bắt kịp các xu hướng này để tạo ra những chiến dịch hiệu quả. Vì vậy việc ứng dụng mô hình Agile sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ và đưa các chiến dịch ra thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Đó là nhờ vào khả năng tổ chức hiệu quả, phản hồi thường xuyên giữa các nhóm tiếp thị, tài chính, pháp lý,…
Điều kiện khi ứng dụng mô hình Agile là gì?
Để có thể ứng dụng thành công phương pháp Agile, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Các thành viên trong nhóm cần chủ động phối hợp và tương tác trực tiếp trong suốt quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo đúng tiến trình và chất lượng sản phẩm.
- Mỗi cá nhân cần phát huy tinh thần chủ động và làm việc độc lập. Khác với những mô hình truyền thống khác là được quản lý giao việc.
- Các nhóm làm việc trong phương pháp Agile có khả năng làm việc với tốc độ và hiệu quả cao. Do đó yêu cầu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe…
Trên đây là những thông tin về khái niệm Agile là gì và ứng dụng phương pháp này vào công việc. Hy vọng bài viết sẽ mang lại giá trị và giúp bạn đọc có những ý tưởng mới trong quản lý dự án hay doanh nghiệp tốt nhất. Và đừng quên đón đọc các chủ đề hấp dẫn khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Xem thêm: Manager là gì? Bật mí các kỹ năng cần có để thành Manager chuyên nghiệp