Coaching là một nghề đang hot hiện nay, hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu coaching nghĩa là gì. Bài viết này giúp bạn nắm được những khái niệm cơ bản về coaching, nghề coaching và coaching online là gì. Đồng thời, bài viết cũng sẽ giải đáp thắc mắc: Nếu muốn theo đuổi nghề coaching, bạn cần có những kỹ năng nào để thành công? Theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h ngay nhé!
Coaching là gì?
Nghề Coaching hay người huấn luyện mới được chú ý gần đây. Coaching theo định nghĩa từ Liên đoàn Khai vấn quốc tế ICF (International Coach Federation) là quá trình hợp tác và làm việc chung với nhau giữa coach (người huấn luyện) và coachee (người được huấn luyện). Đây là một quá trình huấn luyện liên tục và đầy sáng tạo, cần có sự hợp tác và thấu hiểu giữa coach và coachee.
Thông qua các buổi trò chuyện có chủ đích, coach sẽ giúp coachee nhận thức điểm mạnh và yếu của bản thân; khám phá những mục tiêu công việc hoặc cuộc sống; truyền cho họ động lực để thay đổi, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
Một người huấn luyện giỏi không phải là người dạy dỗ, mà là người đồng hành. Họ phải có niềm tin vào coachee của mình, tin tưởng mỗi cá nhân đều có khả năng tìm ra giải pháp của riêng mình, miễn là được hỗ trợ đúng cách.
Nghề coaching là gì?
Nghề coaching ban đầu có nghĩa là huấn luyện viên thường gặp nhất trong thể thao. Mỗi vận động viên hàng đầu đều một coaching của riêng mình. Dần dà, nghề coaching xuất hiện và ngày một phổ biến hơn trong mọi lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống.
Do đó, bạn có thể bắt gặp rất nhiều loại hình coaching đa dạng, ví dụ như life coaching (huấn luyện quản trị cuộc đời), career coaching (huấn luyện phát triển nghề nghiệp), parenting coaching (huấn luyện làm cha mẹ),…
Bạn có thể trở thành coach trong bất cứ lĩnh vực nào nếu xác định được thị trường tiềm năng và khả năng của bản thân như: hỗ trợ về việc xây dựng các mối quan hệ, học tập, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ năng mềm, lập trình,…
Điều đặc biệt là: để thành công trong nghề này, bạn cần phải có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, trải nghiệm ấn tượng, có thành tựu trong lĩnh vực mà đang coach,… không nhất thiết phải là bằng cấp.
Sự thật chưa có trường đại học nào đào tạo nghề này. Thay vào đó, bạn cần trau dồi những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn sau:
- Kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực bạn muốn hỗ trợ người khác
- Kỹ năng sư phạm
- Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ
- Có khả năng triển khai các phương pháp huấn luyện linh hoạt, trực quan
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lên kế hoạch
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Mô tả công việc của nghề coaching
Mỗi lĩnh vực coaching sẽ yêu cầu những kỹ năng, tác vụ khác nhau. Về cơ bản, bảng mô tả công việc của coach sẽ gồm những yêu cầu sau:
- Giao tiếp với coachee để hiểu mục tiêu và tham vọng của họ.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể.
- Hỗ trợ coachee khám phá, vượt qua rào cản cá nhân và đặt mục tiêu phù hợp.
- Đánh giá điểm mạnh và thúc đẩy coachee phát triển thế mạnh.
- Tạo động lực để coachee hành động và thay đổi.
- Hướng dẫn coachee thực hiện các nhiệm vụ, từng bước tiến dần đến mục tiêu.
- Theo dõi và đánh giá tiến độ.
Trọng tâm của hoạt động huấn luyện là giúp coachee tự xác định mục tiêu cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu,… và tìm ra giải pháp khắc phục thông qua việc hành động và thay đổi nhận thức cá nhân.
Người làm coach giỏi phải biết cách đặt những câu hỏi kích thích tư duy, biết cách lắng nghe để giúp coachee khám phá, suy niệm và tự mình đưa ra quyết định.
Coaching online là gì?
Nghề coaching online hiệu đang là lựa chọn hấp dẫn với nhiều bạn trẻ vì tính đơn giản và tiện lợi của nó. Hầu hết mọi phiên làm việc đều diễn ra trực tuyến. Bạn có thể làm việc qua các công cụ họp trực tuyến như Google meet, Skype hoặc zoom, hay là việc qua email và điện thoại.
Ưu điểm coaching online là tính tiện lợi cao. Bạn có thể làm việc tại nhà, văn phòng hoặc bất cứ đâu bạn thích, miễn là đảm bảo có kết nối Internet ổn định. Tuy nhiên, địa điểm lý tưởng nhất để coaching online là một không gian riêng tư, thoải mái giúp quá trình giao tiếp hiệu quả hơn.
Một không gian ấm cúng, yên tĩnh sẽ giúp coachee cảm thấy an toàn hơn khi nói về các vấn đề cá nhân và coach cũng tập trung hơn vào công việc. Tuy nhiên, khi giao tiếp online, quá trình huấn luyện sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Sự thiếu vắng tương tác trực tiếp có thể khiến các phiên làm việc mất đi tính hiệu quả.
Kỹ năng quan trọng nhất của nghề coaching là gì?
Coaching cần bộ kỹ năng phong phú, như khả năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng xã hội,… Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất, giúp bạn thành công trong nghề coaching.
Kỹ năng thiết lập mục tiêu
Kỹ năng thiết lập mục tiêu giúp coachee tìm ra các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đạt được. Việc thiết lập mục tiêu là vô cùng cần thiết. Có được mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng xác định các nhiệm vụ cần thiết để giúp coachee hành động và tập trung vào việc thực hiện mục tiêu.
Để rèn luyện kỹ năng này, bạn phải học cách sắp xếp các các vấn đề của coachee trước khi giúp họ thiết lập mục tiêu. Với mỗi vấn đề mới phát sinh, hãy hỏi coachee xem họ có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó.
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực giúp bạn thu thập được gần như toàn bộ những thông tin quan trọng mà coachee cung cấp. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp coachee cảm nhận được bạn thực sự hiểu họ và giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ bản thân.
Lắng nghe tích cực đòi hỏi bạn phải lắng nghe nhưng không phán xét hoặc tham gia vào câu chuyện. Bạn hãy cố gắng khách quan nhất có thể, thể hiện sự quan tâm khi họ nói chuyện bằng những hành động cụ thể như:
- Lặp lại các từ hoặc câu có ý nghĩa, cho thấy rằng bạn thực sự hiểu điều gì quan trọng và bạn thực sự hiểu họ.
- Xác định lại những nội dung cần thiết bằng cách sử dụng các từ tương tự để xác nhận lại ý người nghe.
- Tóm tắt thông điệp chính bằng từ ngữ của riêng bạn (sử dụng các câu ngắn), nhằm đảm bảo bạn hiểu đúng thông điệp của câu chuyện và tập trung vào những gì quan trọng.
Xem thêm: 8 nguyên tắc giúp dân văn phòng rèn luyện kỹ năng lắng nghe để “luôn luôn thấu hiểu”
Kỹ năng đọc vị ngôn ngữ cơ thể
Bên cạnh lắng nghe, bạn cũng nên học cách đọc các cử chỉ phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể (tay, chân, ánh mắt,…). Giọng nói, thái độ biểu lộ,….cũng giúp bạn hiểu người đang tiếp chuyện hơn rất nhiều.
Kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn nhận ra coachee của mình đang tức giận khi kể về mối quan hệ với đồng nghiệp, hoặc lo lắng khi nói về công việc tương lai. Bạn cũng có thể nhận ra coachee của mình đã đủ quyết tâm hành động chưa chỉ bằng cách quan sát thái độ của họ.
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Sự đồng cảm sẽ được phát triển một cách tự nhiên thông qua quá trình lắng nghe tích cực và quan sát. Bạn và coachee sẽ dễ dàng kết nối và tin tưởng lẫn nhau. Sự đồng cảm chính là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ vững chắc. Hãy cố gắng tìm ra điều gì có thể giúp coachee của bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn hoặc tìm ra giải pháp bền vững cho vấn đề của họ.
Kỹ năng phản hồi
Phản hồi phải được đưa ra rõ ràng, phù hợp, mang tính chất xây dựng, tập trung vào giải pháp, tích cực và thúc đẩy. Hãy cẩn trọng và tinh tế trong việc phản hồi để coachee không bị khó chịu, không ai thích mình bị áp đảo hoặc ở vị trí thấp hơn.
Mục tiêu của việc phản hồi không phải chỉ ra sai lầm mà là giúp tìm các giải pháp và cách thức mới để cải thiện và làm tốt hơn. Cung cấp phản hồi đúng cách là một phương tiện tuyệt vời để tạo niềm tin với coachee của bạn.
Hãy giao cho coachee của bạn một bảng câu hỏi ngắn sau mỗi phiên coaching để chia sẻ và củng cố thông tin. Bạn hãy dùng những công cụ cần thiết để lưu trữ, theo dõi phản hồi nhận được để sắp xếp các nội dung cần thiết cho phiên làm việc tiếp theo.
Kỹ năng sử dụng đúng các kỹ thuật, phương pháp và công cụ
Các công cụ và kỹ thuật coaching nếu được sử dụng đúng cách, có thể giúp coachee đạt được sự phát triển liên tục, thịnh vượng và thành công bền vững. Coach giỏi là những chuyên gia trong việc xác định khi nào thì cần những công cụ nào. Nhờ đó, coach hỗ trợ và tạo điều kiện để coachee phát huy hết tiềm năng, vượt qua trở ngại và đạt được thành công bền vững.
Kỹ năng kiểm tra thường xuyên
Đây là một thói quen thay cần thiết khi làm coaching vì nó đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp dịch vụ coaching chất lượng cao và hiệu quả.
Hãy để coaching hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn trước và sau mỗi buổi huấn luyện. Điều này giúp cả bạn và coachee nhận ra sự tiến bộ và thành công qua từng phiên làm việc và đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau.
Đây cũng là một cách hoàn hảo để kiểm tra xem coachee có hài lòng với phiên làm việc hay không hoặc điều gì đó mà coachee mong muốn đạt được trong phiên tiếp theo.
Kết luận
Coaching là một quá trình luôn thay đổi và mang tính chất cá nhân. Các mục tiêu và kế hoạch của coachee không bao giờ cố định. Bạn phải theo dõi và đánh giá liên tục quá trình đang diễn ra để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nghề coaching là một nghề tương đối đặc biệt vì hiệu quả của hành trình này phụ thuộc rất nhiều vào coachee. Bạn chỉ có trách nhiệm giúp coachee của mình vượt qua trở ngại trên hành trình này, để đạt tới mục tiêu cá nhân của họ. Nhưng chính họ mới là người duy nhất có thể tạo nên sự thay đổi trong tư duy và cuộc sống.
Xem thêm: Khởi động 2023: 4 bước thiết lập mục tiêu năm mới biến cuộc đời trở nên tuyệt vời
Coaching phù hợp cho mọi lứa tuổi, không yêu cầu quá nhiều bằng cấp, kỹ năng. Nếu chọn nghề này, bạn sẽ trở thành người đồng hành và hỗ trợ coachee của mình trong suốt hành trình đưa họ đến mục tiêu. Vì lẽ đó, coaching cũng được xem là một người hỗ trợ, giúp đỡ người khác vượt qua các vấn đề khó khăn. Đây chắc chắn là một công việc đầy thú vị và nhân văn, đang là sự lựa chọn của rất nhiều người trẻ hiện nay.
Thị trường lao động luôn phát triển và thay đổi mỗi ngày, sôi nổi hơn, đa dạng hơn. Mời bạn nhấn theo dõi để cập nhật kịp thời những tin tức mới nhất về thị trường lao động và cơ hội việc làm trên Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: TOP 8 việc làm thêm buổi tối hấp dẫn với lương cao, giờ giấc linh hoạt