Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ đã đưa social media phát triển ở tầm cao mới và trở thành công cụ đắc lực của marketing. Ngày càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội đã làm cán cân dần dịch chuyển từ marketing truyền thống sang marketing online. Do đó đã thu hút các bạn trẻ đến với mảnh đất Social Media Marketing đầy sáng tạo này. Vậy thực chất social media marketing là gì, làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp ở ngành này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải mã các câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing (SMM) là việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu và thúc đẩy lưu lượng truy cập website. Các nền tảng xã hội phổ biến hiện tại như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter…
Theo báo cáo, đến quý 1 năm 2022 có 4,6 tỷ người trên thế giới dùng mạng xã hội. Chính vì sự phát triển như vũ bão và ngày càng phổ biến của mạng xã hội nên các kỹ thuật tiếp thị sử dụng những nền tảng này là cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp và thương hiệu. Ngoài ra, điều này cũng đã tạo ra nhiều dịch vụ Social Marketing khác nhau phục vụ nhu cầu cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Tại sao Social Media Marketing lại phát triển mạnh mẽ đến vậy?
Sức mạnh của SMM được tạo ra bởi khả năng “có một không hai” của truyền thông mạng xã hội nằm ở 3 yếu tố cốt lõi của marketing là kết nối, tương tác và dữ liệu khách hàng.
– Kết nối: social media không chỉ giúp các doanh nghiệp kết nối với người dùng theo nhiều cách khác nhau mà còn tạo ra những con đường hữu hiệu để kết nối với đối tượng mục tiêu. Ví dụ như mạng xã hội Facebook, nền tảng nội dung Youtube, xu hướng video Tiktok…
– Tương tác: các doanh nghiệp sẽ tận dụng bản chất này của mạng xã hội để quảng cáo miễn phí theo hình thức eWOW (truyền miệng qua Internet). Hiệu ứng lan truyền này không chỉ giúp tác động đến quyết định của khách hàng mà còn gieo niềm tin để chuyển đổi thành người mua hàng hay tạo những cuộc “bàn tán” sôi nổi về thương hiệu.
– Dữ liệu khách hàng: các chiến dịch social media marketing được đầu tư bài bản và dài hạn sẽ mang đến nguồn tài nguyên vô giá đó là dữ liệu khách hàng. Thay vì rối loạn bởi số lượng, sự phức tạp, đa dạng của dữ liệu, các công cụ SMM không chỉ có khả năng trích xuất dữ liệu khách hàng mà còn biến chúng trở nên hữu ích như dùng để phân tích thị trường hay thậm chí là tạo cộng đồng mới.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược sao cho hiệu quả?
Social Media Marketing được vận hành như thế nào?
Các nền tảng mạng xã hội phát triển không chỉ thay đổi cách chúng ta kết nối với nhau, mà còn giúp doanh nghiệp có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng bằng việc tạo ra các nội dung quảng cáo đến trích xuất thông tin nhân khẩu học làm cho thông điệp của thương hiệu gần gũi với người dùng hơn. Các yếu tố tạo nên một chiến dịch social media đó là:
Kế hoạch và chiến lược SMM
Càng có mục tiêu cụ thể thì chiến dịch càng dễ thực thi, vận hành hiệu quả hơn. Một số hoạt động đề xuất để xây dựng chiến dịch SMM bao gồm:
– Tập trung điều chỉnh mục tiêu SMM để phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
– Tìm hiểu khách hàng mục tiêu.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh.
– Hiểu rõ nguồn lực của chiến dịch SMM của công ty.
– Theo dõi hiệu suất và điều chỉnh chiến lược SMM khi cần.
Lên kế hoạch là bước không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch SMM nào
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Trong khi marketing truyền thống theo dõi giá trị khách hàng chủ yếu qua cách nắm bắt hoạt động mua hàng, Social Media Marketing có thể theo dõi điều này cả trực tiếp (thông qua mua hàng) và gián tiếp (thông qua giới thiệu sản phẩm) bằng hệ thống CRM.
Xem thêm: CRM là gì? Vì sao các doanh nghiệp đều cần CRM?
Nội dung chia sẻ
“Content is king” đã thể hiện gần như đầy đủ vai trò của nội dung trong các chiến dịch social media marketing. Sự sáng tạo, thấu hiểu người dùng và nhạy bén bắt trend sẽ giúp tạo nên những nội dung thu hút, ấn tượng để hấp dẫn khách hàng, khiến họ thực hiện hành động như mua hàng, chia sẻ…
Earned media (truyền thông lan truyền)
Social Media Marketing cũng là cách hiệu quả để thu được lợi ích từ earned media đó là đánh giá, đề xuất sản phẩm từ khách hàng.
Viral marketing
Khi thông điệp chia sẻ vượt xa mục tiêu ban đầu sẽ được xem là lan truyền (viral) – một trong những cách để thúc đẩy sự thành công của chiến dịch.
Phân khúc khách hàng
Ưu điểm của các công cụ marketing online là khả năng nhắm đối tượng mục tiêu. Với SMM cũng không ngoại lệ, các công ty có thể tập trung nguồn lực vào thị trường chính mà không cần lãng phí vào những đối tượng không tiềm năng.
Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? Các phân khúc khách hàng mục tiêu hiện nay
Số liệu theo dõi
Những số liệu quan trọng để theo dõi chiến dịch Social Media Marketing có thể kể đến như: mức độ tương tác (thích, bình luận, chia sẻ, nhấp chuột), số lần hiển thị, phạm vi tiếp cận/mức độ lan truyền (số lượt xem duy nhất), cách người dùng truy cập trang web và chuyển đổi. Tuy nhiên, một số liệu khác cũng quan trọng không kém phụ thuộc vào doanh nghiệp đó là tỷ lệ/thời gian phản hồi (tần suất và tốc độ trả lời tin nhắn khách hàng).
Khi doanh nghiệp xác định số liệu nào cần theo dõi trong biển dữ liệu SMM tạo ra, quy tắc luôn là điều chỉnh từng mục tiêu kinh doanh theo một số liệu có liên quan.
Xem thêm: Hiểu rõ Performance Marketing là gì để bách chiến bách thắng
Đầu tiên hãy tìm hiểu các công việc cụ thể mà social media marketer đảm nhiệm:
– Thực hiện, giám sát các chiến dịch social media marketing của công ty.
– Làm việc với copywriter và designer để tạo các bài đăng trên mạng xã hội.
– Theo dõi các số liệu để tối ưu hóa hiệu suất trong tương lai.
– Luôn cập nhật xu hướng trên mạng xã hội.
– Phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ social listening để hiểu cộng đồng đang “bàn tán” điều gì về thương hiệu.
Để trở thành social media marketer bạn nên:
– Social media: điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… Qua đó hiểu được loại bài đăng như thế nào sẽ phù hợp cho từng nền tảng cũng như khác biệt của chúng và cách tận dụng xu hướng.
– Các công cụ phân tích: được sử dụng để theo dõi hiệu suất, phân tích xu hướng và giảm thiểu rủi ro.
– Sáng tạo nội dung: việc tạo nội dung cho các nền tảng mạng xã hội có thể khác nhau nhưng nhìn chung bạn sẽ cần sở hữu kỹ năng viết tốt và tư duy viết nhạy bén.
Tìm kiếm cơ hội làm việc
– Bắt đầu với công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm: đây sẽ là cơ hội để bạn tiếp xúc và hiểu về Social Media Marketing. Một số vị trí công việc không yêu cầu hoặc yêu cầu ít kinh nghiệm như: thực tập sinh, cộng tác viên, Social Media Coordinator,…
– Làm việc tự do (freelancer): đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc để tích lũy kinh nghiệm.
Xem thêm: Freelancer là gì? TOP 10 công việc freelancer có thu nhập hấp dẫn nhất
– Tự xây dựng trang social media: bạn có thể tạo fanpage Facebook, tài khoản Tiktok hoặc thậm chí là cộng đồng trên Facebook cho riêng mình. Bằng cách này bạn sẽ hiểu được cách thức hoạt động của từng nền tảng và phương pháp tạo nội dung thu hút. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn khi tìm việc về Social Media Marketing.
Social Media Marketing là công việc tiềm năng trong ngành Marketing. Bắt đầu từ vị trí này bạn sẽ phát triển và có nhiều ngã rẽ khác nhau để lựa chọn trong tương lai.
Nhìn chung social media vẫn là một mảnh đất màu mỡ để các Marketer, đặc biệt là các bạn trẻ tung hoành và các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tăng doanh thu. Qua bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Để tìm việc làm Marketing mới nhất, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Lộ trình tự học Digital Marketing từ A đến Z bất kỳ ai cũng có thể theo đuổi