Trong kinh doanh, lợi nhuận là tiêu chí quan trọng giúp đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập mục tiêu phát triển lâu dài. Vậy lợi nhuận là gì, lợi nhuận gộp là gì, lợi nhuận ròng là gì, lợi nhuận biên là gì? Đâu là công thức tính lợi nhuận trước thuế và lợi luận sau thuế đúng chuẩn. Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên cũng như tỷ suất lợi nhuận và cách tính lợi nhuận nhanh chóng và chính xác nhất.
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (Profit) là khoản tiền chênh lệch mà doanh nghiệp thu về khi tham gia vào hoạt động sản xuất hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ nào đó, đây là kết quả cuối cùng khi lấy doanh thu trừ cho tất cả các chi phí liên quan.
Chính vì vậy, lợi nhuận chính là cơ sở quan trọng giúp chủ doanh nghiệp đánh giá k hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát hiện những vấn đề cần khắc phục và đưa ra những hành động phù hợp.
Có nhiều loại lợi nhuận như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, lợi nhuận biên,… mỗi loại lợi nhuận sẽ phản ánh ý nghĩa khác nhau về tình hình chi phí của doanh nghiệp ở một mức nhất định.
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp hay lãi gộp (Gross Profit) là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu về sau khi khấu trừ hết giá vốn bán hàng bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất, mua bán sản phẩm và các chi phí dịch vụ khác của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế, thu nhập ròng, lãi ròng (Net income hoặc net profit) là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư kinh doanh kể cả thuế. Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí được loại trừ khỏi lợi nhuận gộp.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế cá nhân nhanh nhất hiện nay
Lợi nhuận biên là gì?
Lợi nhuận biên hay lợi nhuận cận biên (Marginal Profit) là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, đây là phần chênh lệch giữa chi phí biên và doanh thu biên. Trong đó, chi phí biên là phần chi phí tăng khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm và doanh thu biên là phần doanh thu doanh nghiệp thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính trừ hết các loại chi phí.
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế (EBIT) là số liệu đo lường lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trước thời điểm thanh toán các khoản thuế cho Nhà nước và lãi vay (nếu có). Lợi nhuận trước thuế thường xuất hiện trên các báo cáo thu nhập giao dịch, lợi nhuận hoặc thua lỗ của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc tính toán các chỉ số lợi nhuận là gì?
Việc tính toán các chỉ số lợi nhuận giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và hình thành động cơ rõ ràng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc tính toán lợi nhuận giúp doanh nghiệp sử dụng các khoản thu được hợp lý hoặc chi trả cho các ý tưởng mà doanh nghiệp tin sẽ thúc đẩy sự phát triển hiệu quả trong tương lai.
Bên cạnh đó, lợi nhuận là số liệu hữu ích giúp các nhà đầu tư đánh giá khách quan sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư xác định rõ ràng doanh nghiệp có đang “kiếm tiền” tốt không và liệu doanh nghiệp có thu nhiều hơn chi không. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ xem xét và dự đoán doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị lâu dài và có nên “rót” vốn vào doanh nghiệp đó hay không.
Xem thêm: Lương tháng 13 là gì? Có phải đóng thuế thu nhập hay không?
Cách tính lợi nhuận các loại chính xác nhất
1. Công thức tính lợi nhuận
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Tổng số tiền thu về trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu = Giá bán x Số lượng hàng hóa bán ra.
- Tổng chi phí: Tổng số tiền doanh nghiệp phải chi trả cho sản phẩm, dịch vụ với mục đích kinh doanh. Các chi phí như tiền vốn, mặt bằng, nhân công, chiến lược quảng cáo,…
Nếu kết quả lợi nhuận < 0: Việc kinh doanh đang thua lỗ, doanh nghiệp cần cắt giảm các khoản chi không cần thiết và đẩy mạnh hoạt động tăng doanh số bán hàng
Nếu kết quả = 0: Việc kinh doanh đang hòa vốn, không lãi cũng không lỗ. Việc này nếu kéo dài thì doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm có vốn để xoay vòng.
Nếu kết quả > 0: Việc kinh doanh đang thu lời, hoạt động kinh doanh ổn định và doanh nghiệp đang đi đúng hướng.
2. Công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp: Khoản lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ hết các chi phí liên quan đến việc sản xuất và mua bán sản phẩm, hoặc chi phí cung cấp dịch vụ liên quan.
- Tổng doanh thu: Tổng số tiền thu về trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu = Giá bán x Số lượng hàng hóa bán ra.
- Giá vốn hàng bán: Khoản chi phí phát sinh từ lúc sản xuất đến khi sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng như chi phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, quản lý doanh nghiệp,…
Lợi nhuận phản ánh hiệu quả kinh doanh nhưng chưa phản ánh rõ ràng mức độ hiệu quả như thế nào, để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem xét tỷ suất lợi nhuận.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
3. Công thức tính lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)
Trong đó:
- Chi phí biên là phần chi phí tăng khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
- Doanh thu biên là phần doanh thu doanh nghiệp thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
4. Công thức tính lợi nhuận thuần:
Lợi nhuận thuần = Thu nhập thuần – giá vốn hàng bán + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Trong đó:
- Lợi nhuận thuần: Khoản lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính cho các loại chi phí.
- Thu nhập thuần: Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gồm chiết khấu bán hàng, trả lại hàng bán và chiết khấu thương mại.
- Giá vốn hàng bán: Tổng chi phí được sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm.
- Doanh thu tài chính: Nguồn thu từ lãi từ cổ tức, cho vay vốn, cho thuê tài chính hoặc tiền bản quyền, …
- Chi phí tài chính: Các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động tài chính.
5. Công thức tính lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế: Khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi trừ phần tiền bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh nhưng chưa bao gồm phần thuế và tiền lãi nộp cho cơ quan thuế.
- Chi phí phát sinh: Các khoản chi phí trong quá trình hoạt động và không theo kế hoạch.
6. Công thức tính lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – % thuế thu nhập doanh nghiệp – 10% VAT
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Khoản lợi nhuận doanh nghiệp còn lại khi lấy tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp cần đóng.
- Tổng doanh thu: Tổng số tiền thu về trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu = Giá bán x Số lượng hàng hóa.
- Tổng chi phí hoạt động: Các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và bán sản phẩm. Tổng chi phí hoạt động doanh nghiệp thường chiếm khoảng 30%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào doanh thu:
- Doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm là 20%
- Doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm là 22%
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên quý hiếm là 32 – 50%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%
Lợi nhuận có thể tính ra âm được không?
Lợi nhuận cao là một dấu hiệu tốt nhưng nếu lợi nhuận thể hiện số âm tức là doanh nghiệp không tạo ra lãi. Nhiều trường hợp có lẽ doanh nghiệp đang sử dụng thu nhập để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn trong tương lai. Tuy nhiên, lợi nhuận âm kéo dài cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tình hình hoạt động kinh doanh.
Kết luận
Lợi nhuận được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, do đó việc tìm hiểu lợi nhuận là gì, các loại lợi nhuận và cách tính lợi nhuận đúng chuẩn chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Hy vọng bài viết hữu ích trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn nắm đầy đủ thông tin liên quan đến lợi nhuận cũng như cách tính lợi nhuận đúng chuẩn nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác trên Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin mới hữu ích khác nhé!
Xem thêm: Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, người tìm việc hết sức cẩn thận!