Khi điền thông tin sơ yếu lý lịch, bạn sẽ phải khai báo toàn bộ thông tin cá nhân. Ngoài ra, bạn còn cần phải ghi rõ thông tin thành phần gia đình. Trong bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cùng bạn tìm hiểu xem thành phần gia đình xuất thân là gì, cách ghi thành phần gia đình trong phiếu đảng viên, trong sơ yếu lý lịch thế nào cho chính xác và quan trọng là cách xác định thành phần gia đình của bạn..
Thành phần gia đình là gì?
Thành phần gia đình là xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Mục đích của việc ghi thông tin thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là để xác định gia đình bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội.
Trong mục ghi thành phần gia đình, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về mỗi thành viên, bao gồm cha, mẹ và bất kỳ ai khác trong gia đình. Ngoài việc xác định thành phần của họ trong xã hội, thông tin về nghề nghiệp và học vấn cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ cần xác định thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất..
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn giúp CV tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng
Cách ghi thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất
Cách ghi thành phần gia đình trong phiếu đảng viên hay trong sơ yếu lý lịch không khó. Nhưng phần ghi chú “Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” hoặc “Thành phần gia đình sau cải tạo công thương nghiệp” khiến nhiều bạn trẻ không rõ phải ghi như thế nào. Từ những năm 1953 – 1956, nước ta đã tiến hành cải cách ruộng đất. Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất là cơ sở để thiết lập lại sự bình đẳng, tạo nền móng vững chãi cho sự phát triển của con người, của toàn xã hội.
Thông tin thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch gồm: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản, …
Xem thêm: 5 sai lầm thường thấy ở CV sinh viên mới ra trường không phải ai cũng biết
Cách xác định thành phần gia đình
Để đảm bảo tính chính xác và hạn chế việc chỉnh sửa nhiều lần, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm của những tầng lớp xã hội và từ đó xác định chính xác thành phần gia đình mình trước khi điền vào sơ yếu lý lịch. Các thành phần gia đình chủ yếu tại Việt Nam bao gồm: cố nông, bần nông, trung nông, công chức viên chức, địa chủ, tiểu thương,…
- Cố nông: Là tầng lớp vô sản sống ở vùng nông thôn, chủ yếu làm thuê cho địa chủ.
- Bần nông: Đây là những người nghèo, sống theo chế độ cũ. Mức sống có phần nhỉnh hơn tầng lớp cố nông do sở hữu một ít ruộng đất. Tuy nhiên, họ vẫn phải làm thuê cho địa chủ hoặc lính canh.
- Trung nông: Khác với bần nông, tần lớp trung nông là những người sở hữu một ít tài sản riêng và có thể tự do kiếm sống theo ý muốn của mình.
- Công chức, viên chức: Đây là những người thuộc tầng lớp tri thức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Địa chủ: Là những người sở hữu nhiều tài sản ruộng đất, nhưng không tự làm mà dùng đất của người khác để canh tác.
- Nhà nghèo: Đây là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, không có tài sản và kiến thức, thuộc tầng lớp vô sản.
- Tiểu thương: Những người giàu có nhờ kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ.
Trong phần kê khai thành phần gia đình, thông thường sẽ ghi là “Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” hoặc “Thành phần gia đình xuất thân”. Các mục kê khai sẽ được sắp xếp tương ứng để phù hợp với yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể.
Những điều cần lưu ý
Việc kê khai thông tin trong sơ yếu lý lịch không chỉ liên quan đến bản thân mà còn cả gia đình nên cần chính xác. Đặc biệt khi bạn đi xin việc trong hệ thống các cơ quan nhà nước, thực hiện các thủ tục hành chính hoặc kê khai thông tin thành phần gia đình trong phiếu đảng viên, việc kê khai sai thông tin có thể khiến bạn gặp rắc rối .
Hiện nay, những thành phần như phú nông, địa chủ không còn xuất hiện nữa. Thành phần gia đình thường thấy nhất là trung nông, công chức, viên chức, tiểu thương… Hãy tìm hiểu rõ xem mình thuộc thành phần gia đình xuất thân là gì để ghi cho đúng.
Bên cạnh đó, trong quá trình viết sơ yếu lý lịch bạn phải chú ý những điểm sau:
– Cách nhanh nhất để xác định thông tin về thành viên trong gia đình là kiểm tra hồ sơ lý lịch của những người thân cận. Thông tin này thường ít thay đổi và rất đáng tin cậy. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo sổ hộ khẩu đến văn phòng đăng ký quản lý dân cư tại địa phương để tra cứu thông tin. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian khi thực hiện song song bước công chứng giấy tờ.
– Không tẩy xóa hoặc chèn chữ trên sơ yếu lý lịch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn mà còn khiến hồ sơ của bạn trông thiếu chuyên nghiệp và không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Như vậy, bạn đã biết thành phần gia đình là gì, cách ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch. Hãy luôn nhớ rằng ngoài việc kê khai chính xác, bạn cần đảm bảo sơ yếu lích lịch được trình bày chuyên nghiệp. Hạn chế tẩy xóa, ghi đè các nội dung trên các phần mục này để hồ sơ của bạn đẹp hơn, ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Rất nhiều thông tin liên quan đến nghề nghiệp, hồ sơ giấy tờ đã và đang được cập nhật liên tục mỗi ngày tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Theo dõi để không bỏ lỡ những kiến thức và việc làm thú vị, bạn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Cách điền trình độ chuyên môn đúng chuẩn