Thời gian dân công sở lấy đà sau mỗi lần qua lễ

Về đến văn phòng, các chị bên nhân sự cũng đang thảo luận xem nên dắt mấy đứa nhỏ đi đâu, gia đình nên đến nhà hàng nào ăn mừng hôm ấy. Rồi các anh cũng chăm chỉ lên mạng tìm xem nên mua món quà gì cho bạn gái. Cái không khí sao mà náo nhiệt.

thoi-gian-dan-cong-so-lay-da-sau-moi-lan-qua-le-hinh-anh-1
Không khí văn phong vào dịp cận lễ trở nên náo nhiệt và hào hứng

Vấn đề là, vẫn chưa hết giờ đi làm, tại sao tất cả không ai chịu làm việc? Công việc để đó ai sẽ làm?

Thông thường, chúng ta có khoảng 18 ngày nghỉ trong năm bao gồm Tết Tây, Tết Ta, Giỗ Tổ Vua Hùng, Quốc Khánh,… bên cạnh các ngày nghỉ đó còn có hàng trăm các ngày lễ khác được xem là ngày đặc biệt, ngày trọng đại.

Nhưng cứ gần đến các dịp ấy, năng suất làm việc của nhân viên văn phòng lại giảm đến rõ rệt. Họ cứ ôm tâm trạng chờ đợi và cứ dời hết các công việc cần làm sang sau lễ. Để rồi khi hết lễ, họ lại mệt mỏi vì công việc tồn đọng quá nhiều.

Tôi nhớ dịp Tết Âm Lịch vừa rồi rất gần với Dương Lịch, chính vì thế mà gần như toàn bộ tháng một, công ty tôi không hoạt động được gì nhiều, dự án bị trì trệ, nhân viên lại chán chường với công việc. Nhân viên háo hức nghỉ Tết còn người sếp như tôi lại đau hết cả đầu.

Nhưng không chỉ có thế, thời gian hao phí không chỉ trước lễ mà còn cả sau đó nữa. Nếu so sánh với mức độ chán nản khi phải đi làm vào thứ hai thì việc nhân viên bắt đầu làm việc sau một thời gian nghỉ lễ lại càng khó khăn hơn. Họ cần một thời gian nhất định để lấy đà trở lại với công việc bình thường với thời gian cần thiết còn tùy thuộc vào độ dài ngắn của kì nghỉ.

Bên cạnh đó, các kì nghỉ lại cứ nối tiếp nhau kéo đến, hết lớn rồi đến nhỏ khiến thời gian làm việc cứ bị đứt quãng liên tục. Năng suất làm việc không được duy trì ổn định cứ hết lên rồi lại xuống.

thoi-gian-dan-cong-so-lay-da-sau-moi-lan-qua-le-hinh-anh-2
Năng suất làm việc không được duy trì ổn định cứ hết lên rồi lại xuống

Chuyện nhân viên ham nghỉ không chỉ diễn ra ở một công ty mà là tình hình chung của rất nhiều nhân viên công sở. Xuất phát điểm của tình trạng này là do thói quen lười làm việc của người Việt Nam. Không chỉ như vậy, việc lười này còn có tính lây lan rất cao vì chỉ cần một hai người trong phòng làm việc chán nản, những nhân viên khác sẽ ngay lập tức “học theo”.

Có một lần, tôi cần chuyển giao một lô hàng cho phía đối tác. Tôi liên hệ liên tục từ đầu giờ chiều nhưng vẫn không có ai bắt máy. Hóa ra hôm sau là Giỗ Tổ Hùng Vương, công ty đối tác cho nhân viên nghỉ sớm một buổi vì chẳng ai còn tâm trí làm việc.

Chính vì như thế, không chỉ công ty kia nghỉ nửa buổi mà cả công ty của tôi cũng bị ảnh hưởng nên phải chuyển tất cả công việc sang sau lễ mới có thể làm. Đơn giản vì bên kia đã nghỉ, công ty tôi phải làm việc với ai?

Trước đây tôi từng làm việc ở một tập đoàn đa quốc gia, tình hình này không diễn ra thường xuyên. Bởi mỗi người trong công ty mang một quốc tịch khác nhau, họ có tính ngưỡng và lễ hội văn hóa truyền thống khác nhau.

Sự khác biệt này khiến những ngày lễ nhỏ được bỏ qua và họ chỉ tập trung hoàn thành công việc được giao để có được những ngày phép cho dịp mừng năm mới ở đất nước họ.

Ngồi nhìn lại các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, rồi lại nhìn các anh chị nhân viên bên ngoài đang hăng hái bàn luận những nơi nên đi vào tối Giáng sinh, tôi chỉ biết thở dài bất lực. Thôi thì Noel cũng đến, cứ để mọi người vui vẻ một thời gian, sau đó, tất nhiên là phải bán mạng làm bù cho tôi rồi. Tôi vẫn là giai cấp tư sản đấy!

Chia sẻ từ anh N.Minh

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục