Trình độ chuyên môn là thuật ngữ thường dùng để chỉ năng lực của một cá nhân trong lĩnh vực nhất định nào đó. Vậy, trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn có khác với trình độ văn hoá? Cách điền trình độ chuyên môn vào sơ yếu lý lịch như thế nào là chuẩn? Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h qua bài viết sau nhé!
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là các kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề, khả năng giải quyết công việc trong lĩnh vực đó. Trong tiếng Anh, trình độ chuyên môn có thể được dịch là Professional Qualification, Professional Ability hoặc Education – có nghĩa là khả năng hoặc năng lực của một cá nhân trong một lĩnh vực nhất định.
Trình độ chuyên môn có thể đạt được qua quá trình đào tạo tại trường lớp hoặc cơ quan, tổ chức và được cơ quan quản lý giáo dục Nhà nước cấp phép.
Trình độ chuyên môn có thể chia thành các cấp như: tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, trung cấp hay sơ cấp. Trình độ chuyên môn thường được thể hiện qua ngành nghề cùng bằng cấp liên quan.
Ví dụ như: cử nhân luật, cử nhân tài chính, kỹ sư công nghệ thông tin.
Xem thêm: Cao học là gì? Tìm hiểu chi tiết về các quy định học cao học
Phân loại trình độ chuyên môn
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu trình độ chuyên môn là gì. Trong Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ban hàng ngày 18 tháng 6 năm 2007 có hướng dẫn kê khai trình độ văn hoá (trình độ giáo dục phổ thông) và trình độ chuyên môn.
- Trình độ văn hoá: ghi tốt nghiệp lớp mấy, hệ đào tạo nào. Ví dụ: 10/10 (với người tốt nghiệp xong lớp hệ 10 năm) hoặc 12/12 (với người tốt nghiệp xong lớp 12, hệ 12 năm).
- Trình độ chuyên môn: ghi theo trình độ cao nhất mà một người được đào tạo tại thời điểm kê khai như trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân hoặc trình độ kỹ sư, trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và sơ cấp.
Các cấp bậc phân chia trình độ chuyên môn là gì?
- Sơ cấp: người đã hoàn thành các chương trình học nghề sơ cấp, học nghề ngắn hạn tại các trường dạy nghề, các hệ vừa học vừa thực hành. Sau khi hoàn thành các chương trình học sơ cấp, học viên có thể thực hiện thành thạo công việc và biết cách áp dụng công việc trong thực tế.
- Trung cấp: bậc trình độ dành cho người học đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp THCS hoàn thành chương trình trung cấp. Thời gian học tuỳ theo ngành nghề thường kéo dài từ 2 năm (với học viên tốt nghiệp THPT) đến 4 năm (với học viên tốt nghiệp THCS). Sau khi hoàn thành chương trình trung cấp, học viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn và khả năng làm việc độc lập, hoàn thành công việc.
- Cao đẳng: bậc trình độ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp THPT hoàn thành chương trình đào tạo bậc cao đẳng. Tại đây, học viên được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề cụ thể. Sinh viên tốt nghiệp vừa có đủ kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp, vừa có kỹ năng thực hành cùng kỹ năng quản lý, giám sát cơ bản.
- Đại học: bậc trình độ áp dụng cho sinh viên hoàn thành chương trình đại học. Tại đây, sinh viên được đào tạo nhiều kiến thức chuyên môn, từ cơ bản đến chuyên sâu cùng kiến thức lý thuyết toàn diện. Khi hoàn thành bậc đại học, sinh viên có khả năng phản biện, tổng hợp, nắm vững kiến thức chuyên môn, cũng như giải quyết các vấn đề trong công việc có tính phức tạp cao. Thời gian đào tạo của bậc đại học tuỳ theo ngành nghề từ 4 đến 6 năm.
- Thạc sĩ, tiến sĩ: bậc trình độ áp dụng cho người học sau hệ đại học và hoàn thành các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. Ở cấp độ này, người học hướng tới trình độ chuyên môn cao và sâu hơn bậc đại học.
Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là gì?
Nhiều ứng viên thường nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế hai khái niệm này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn mang 2 yếu tố chính là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Do đó, trình độ học vấn sẽ mang ý nghĩa bao quát trình độ chuyên môn.
Điền thông tin trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch đúng cách
Trong sơ yếu lý lịch, cách điền thông tin về trình độ chuyên môn như thế nào? Thông thường, trong sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn nên được ghi ngắn gọn, chuẩn xác, đủ thông tin.
Sau đây là vài lưu ý về cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch:
- Tìm hiểu kỹ càng về vị trí ứng tuyển, từ đó ghi trình độ chuyên môn phù hợp nhất, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn hồ sơ của bạn.
- Viết thông tin ngắn gọn, đúng trong tâm trình độ chuyên môn của bản thân.
Ví dụ: nếu bạn tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội thì trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch của bạn là cử nhân Luật. Nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch là cao đẳng ngành công nghệ thông tin.
Những lỗi cần tránh khi điền thông tin trong sơ yếu lý lịch
- Tránh viết sai nội dung: đây là lỗi thường gặp ở sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người còn thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân là do bạn còn nhầm lẫn trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cũng như không thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy rõ được trình độ của bạn có phù hợp hay không.
- Lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp: nếu bạn dùng đơn xin việc viết tay hoặc đơn xin việc tự đánh máy thì cần lưu ý lỗi này. Đây cũng là lỗi rất nhiều người thường hay gặp phải. Để khắc phục, sau khi hoàn tất văn bản, bạn chỉ cần đọc lại toàn bộ thông tin này một lần trước khi gửi đi.
- Thiếu trung thực khi viết thông tin về trình độ chuyên môn: không nên vì quá mong muốn sở hữu công việc mà viết không đúng sự thật về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Điều này ảnh hưởng không tốt tới ấn tượng của nhà tuyển dụng khi lọc hồ sơ nếu phát hiện bạn nói không đúng sự thật. Đồng thời, điều này cũng gây mất thời gian cả của người tuyển dụng và ứng viên.
Ngoài ra, trước khi nộp sơ yếu lý lịch ứng tuyển vào vị trí nào, bạn nên tìm hiểu kỹ yêu cầu của vị trí. Mỗi vị trí thường sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ còn giúp bạn lựa chọn được công việc phù hợp với đúng chuyên môn và trình độ của bản thân.
Lời kết
Trên đây, Vieclam24h.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về trình độ chuyên môn là gì, trình độ chuyên môn sơ cấp là gì cũng như cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn xác.
Việc ghi đúng trình độ chuyên môn sẽ giúp cả người tuyển dụng dễ dàng sàng lọc ứng viên phù hợp. Về phía người lao động, họ cũng có thể dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực bản thân, tiết kiệm thời gian tìm việc.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Chứng chỉ TOEFL là gì? Vì sao lại rất quan trọng đối với các bạn muốn du học?