Pitching là thuật ngữ đã quá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là Startup và Agency. Nếu bạn đang tìm kiếm đầu tư cho ý tưởng khởi nghiệp táo bạo hoặc muốn thuyết phục khách hàng về sản phẩm hoặc dự án tiềm năng, đây là lúc kỹ năng pitching trở thành chìa khóa của sự thành công. Vậy Pitching là gì? Hãy sẵn sàng khám phá khái niệm Pitching và những kỹ năng Pitching bách chiến bách thắng cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Pitching là gì?
Trong startup, Pitching là quá trình trình bày tính khả thi và tầm nhìn chiến lược của ý tưởng, sản phẩm hoặc dự án kinh doanh nhằm mục đích thuyết phục, thu hút sự quan tâm và đồng ý rót vốn từ các nhà đầu tư. Trong các buổi Pitching thì người thực hiện nhiệm vụ diễn thuyết trước các nhà đầu tư hoặc đối tác tương lai là CEO hoặc Account của doanh nghiệp (Pitcher). Họ là những người đứng đầu doanh nghiệp, có chuyên môn và am hiểu rõ ràng sản phẩm, dự án kinh doanh và có khả năng trình bày thuyết phục hơn những người khác.
Pitching trong Marketing là gì?
Trong Marketing Agency, Pitching chính là các buổi trình bày ý tưởng nhằm triển khai dự án theo Brief (bản tóm tắt yêu cầu sáng tạo) của khách hàng. Pitcher trong các buổi Pitching thường sẽ là Account, Marketing Specialist hoặc giám đốc truyền thông của Agency. Ký kết được hợp đồng hợp tác chính là nguồn tài chính lớn nhất giúp Marketing Agency duy trì hoạt động, chính vì thế, các buổi Pitching này thường rất khắc nghiệt, đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng, trau chuốt đến từng chi tiết để thu hút khách hàng và đạt được mục đích kinh doanh.
Quy trình đi Pitching là gì? Đâu là cơ hội cho các Pitcher?
Đi pitching là quá trình gặp gỡ các nhà đầu tư hoặc khách hàng tiềm năng để trình bày ý tưởng, sản phẩm, dự án kinh doanh và tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính hoặc đồng ý hợp tác. Khi đi Pitching, Pitcher phải chuẩn bị kỹ lưỡng và xây dựng quy trình, chiến lược bài bản.
1. Đặt vấn đề
Các vấn đề trong buổi Pitching cần được sắp xếp hợp lý từng mục tương ứng với thời gian nhất định. Mở đầu buổi diễn thuyết cần đúng trọng tâm, không quá sa đà để tránh mất thời gian cho các phần quan trọng sau. Do đó, vấn đề nên được trình bày đúng thực tế, ngắn gọn, súc tích và tạo hứng thú.
2. Giới thiệu tính năng sản phẩm
Nội dung giới thiệu tính năng sản phẩm hoặc ý tưởng kinh doanh cần được trình bày thu hút, đúng với insight từ phía đối tác và giải quyết triệt để vấn đề đặt ra.
3. Mô hình kinh doanh
Pitcher nên dành thời gian để trình bày về mô hình kinh doanh để thể hiện đầy đủ thông tin tài chính doanh nghiệp, những hợp đồng mà bạn đã ký kết hoặc những thành viên quan trọng,… Điều này sẽ giúp bạn chứng minh bản thân “làm sao kiếm được tiền” và tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư đối với dự án sắp “ra lò”.
4. Thông tin thị trường
Pitcher cần chia sẻ thẳng thắn về cách nhìn nhận thị trường và thị trường mục tiêu với các nhà đầu tư. Hãy nghiên cứu, đánh giá khả năng tiếp cận thị trường và tiềm năng tăng trưởng để đưa ra con số chính xác và ấn tượng. Nếu muốn các nhà đầu tư đánh giá cao dự án, các Pitcher nên đưa ra các con số thực, khả quan. Bởi các nhà đầu tư với kinh nghiệm chinh chiến trên thương trường, họ hoàn toàn hiểu rõ thị trường hiện tại và đánh giá dự án của bạn đang ở mức độ nào.
5. Số tiền gọi vốn và kế hoạch sử dụng vốn
Mục đích của buổi Pitching là kêu gọi rót vốn, do đó, đây là phần quan trọng nhất trong các buổi Pitching. Các Pitcher cần cân nhắc và xác định số tiền gọi vốn và tỷ lệ cổ phần hợp lý. Đồng thời số vốn đó sẽ được đầu tư với kế hoạch cụ thể như thế nào và tiềm năng phát triển ra sao. Bên cạnh đó, các Pitcher cần tính toán khả năng sinh lời để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về thời gian dự kiến hoàn vốn.
Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục
Các thủ thuật Pitching bách chiến bách thắng mà bạn không thể ngờ tới
Thứ nhất: Thực hành Pitching nhiều lần để tinh chỉnh cách thuyết trình hoàn hảo nhất. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng này giúp bạn hình thành cảm xúc nhất định trước nội dung Pitching, nhờ đó, bạn hoàn toàn quen thuộc, thoải mái, tự tin và ứng biến nhanh chóng khi đối diện với các nhà đầu tư.
Thứ hai: Hãy lồng ghép các mối liên hệ cảm xúc trong quá trình Pitching bằng việc dẫn dắt sự tò mò của nhà đầu tư với một câu chuyện mang cảm xúc cá nhân.
Thứ ba: Để kêu gọi vốn thành công, không chỉ đến từ dự án độc đáo, các Pitcher cần khôn khéo tạo dựng thương hiệu cá nhân để chứng tỏ năng lực. Hình ảnh người đứng đầu thông minh, uy tín, đáng tin cậy, có tầm nhìn và sở hữu năng lực tuyệt vời để thực hiện kế hoạch kinh doanh chắc chắn thuyết phục bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn làm việc cùng.
Thứ tư: Đưa ra các số liệu thực tế như doanh số, chi phí, lợi nhuận,… với thời gian dự kiến sẽ giúp Pitcher thuyết phục nhà đầu tư dễ dàng. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào mức độ khả thi của các con số để hình dung bức tranh thành công trong tương lai và xây dựng niềm tin với thương hiệu của bạn.
Tiết lộ các kỹ năng Pitching chinh phục mọi nhà đầu tư
Một người Pitcher chuyên nghiệp cần chuẩn bị những kỹ năng mềm Pitching cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư hoặc khách hàng tiềm năng thành công.
Khả năng phân tích đối tượng: Pitcher cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và các giải pháp mà nhà đầu tư đang tìm kiếm.
Kỹ năng giao tiếp: Nhiệm vụ của Pitcher là tương tác trực tiếp với nhà đầu tư để trình bày ý tưởng, do đó, cần khéo léo sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ rõ ràng, dễ hiểu, trôi chảy mà vẫn tạo hứng thú, thuyết phục cho người nghe.
Kỹ năng kể chuyện cảm xúc: Thay vì một cấu trúc cứng nhắc, Pitcher cần lồng ghép vào những mạch cảm xúc hấp dẫn.
Tư duy logic: Một bài Pitching hiệu quả cần phải được xây dựng trên nền tảng của tư duy logic. Từ việc đưa ra vấn đề, tìm ra giải pháp và cuối cùng là cách thực hiện giải pháp đều phải logic và mang lại sự đột phá trong tư duy chiến lược.
Phong thái tự tin và kiên nhẫn: Khi Pitching, bạn cần phải tự tin, thoải mái, hài hước, nhiệt tình, kiên nhẫn,… để truyền lửa cho ý tưởng trở nên hấp dẫn và thuyết phục. Nhờ đó, bạn có thể đối mặt và ứng biến trước những câu hỏi khó khăn từ nhà đầu tư.
Những điều cần lưu ý khi đi Pitching là gì?
Thời gian Pitching: Các buổi Pitching đều quy định thời gian tối đa và tối thiểu để trình bày kế hoạch ý tưởng. Thời gian Pitching không bao gồm thời gian hỏi đáp với các nhà đầu tư thường chỉ chiếm 5 – 10 phút. Trong thời gian này, bạn cần trình bày ý tưởng hoặc sản phẩm của mình một cách súc tích, thuyết phục và hấp dẫn.
Nội dung Pitching: Nội dung phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và phù hợp với đối tượng; cấu trúc logic, nhất quán; mục tiêu rõ ràng; sử dụng ngôn từ và cử chỉ phù hợp.
Hình thức Pitching: Từ nội dung slide hỗ trợ; hình ảnh, video minh hoạ cho đến trang phục khi đi Pitching,… cũng là những yếu tố cần cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ấn tượng tốt với nhà đầu tư.
Kết luận
Nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng, Pitching chính là chiến lược hoàn hảo để chinh phục, chiếm được lòng tin của nhà đầu tư và biến ý tưởng, dự án tiềm năng trở thành hiện thực. Khi bạn có thể trình bày ý tưởng của mình đầy tự tin và thuyết phục với kỹ năng Pitching bách chiến bách thắng, chắc chắn không gì có thể ngăn cản bạn đi đến thành công. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ Pitching là gì cũng như các kỹ năng Pitching không thể thiếu để nhận được cái gật đầu của các nhà đầu tư.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công