Cùng với toán, ngữ văn là môn thi quan trọng. Do đó, không ít phụ huynh và học sinh có cùng thắc mắc về việc lựa chọn ngành nghề khi học giỏi văn. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề học giỏi văn thì làm nghề gì?
Ngữ văn – không chỉ là môn học ở trường mà còn học về cuộc sống, con người
Chắc không ít bạn sẽ tự hỏi học giỏi văn để làm gì trong khi học các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh có lợi thế hơn khi tìm việc. Đầu tiên, văn là môn luôn xuất hiện trong các kì thi quan trọng, nếu muốn có kết quả tốt, ít nhất không thể để bị điểm thấp ở môn này. Học văn cũng là học cách làm người, học về luân thường đạo lý, học thấu hiểu và đồng cảm với người khác kể cả nỗi đau, niềm vui hay hạnh phúc. Mỗi áng văn chương là những câu chuyện, cảm xúc có thật từ đời sống được khắc họa một cách chân thật và đẹp đẽ. Có thể nói học văn là học về chân thiện mỹ.
Ngoài ra, học văn còn giúp bạn biểu đạt suy nghĩ, trí tưởng tượng thông qua lập luận và ngôn từ. Đây cũng là cách hình thành, cải thiện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục. Do đó, học giỏi văn sẽ giúp bạn có hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, có năng lực giao tiếp tốt, phát triển lòng yêu thương, đồng cảm và hiểu về thế thái nhân tình. Tất cả đều là những yêu cầu cần thiết để hòa nhập và thành công trong sự nghiệp hay mối quan hệ gia đình, xã hội.
Cách để học giỏi văn là gì?
Phong cách học “lấy độc trị độc”
Cách đầu tiên đó là thay đổi suy nghĩ và cách đối xử với môn văn. Người xưa có câu “lấy độc trị độc”, văn học là chân thiện mỹ, vậy hãy dùng chân thiện mỹ để học văn. Không bàn luận về mức độ hay khái niệm chân thiện mỹ của cá nhân vì mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần bạn không dùng cách học đối phó, môn văn sẽ trở nên dễ thở hơn. Từ đó, bạn cũng nhận biết được bản thân như thế nào thông qua cách nhìn nhận vấn đề, cách diễn đạt và lối lập luận hay dùng từ. Chẳng hạn như bạn thích dùng những câu ngắn, từ ngữ sắc bén, hẳn bạn là người lý trí và logic. Nếu văn phong của bạn mượt mà, nhẹ nhàng rất có thể bạn thuộc tuýp người lãng mạn.
Chỉ cần nắm rõ và kỹ nội dung chính
Một quan điểm sai lầm phổ biến đó là học văn không cần tư duy logic, chỉ cần học thuộc bài. Thực chất, để học giỏi văn, tư duy logic là rất cần thiết. Nếu không hệ thống được nội dung chính, các ý triển khai sẽ rất khó để bạn ghi nhớ kiến thức. Từ đó dẫn đến việc chán nản khi học văn. Có cảm hứng, trí tưởng tượng phong phú không phải là điều kiện cần để viết văn, nền tảng ở đây chính là ghi nhớ đủ và chính xác nội dung chính. Khi nắm trong tay cốt lõi, bạn có thể vẽ rồng vẽ phượng tùy vào năng lực của bản thân. Nhưng chí ít, bạn chắc chắn có kết quả không tồi.
Kết hợp các kỹ năng nghe nhìn đọc viết
Nghe, nhìn ở đây là quan sát từ đời sống thực tế. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy được những nhân vật hay vấn đề trong văn học đều được lấy cảm hứng từ thực tế. Ngoài ra, khi quan sát nhiều bạn sẽ thu thập nhiều dữ kiện quan trọng để làm dẫn chứng cho các bài nghị luận xã hội.
Đọc sẽ giúp bạn tiếp xúc với nhiều cách hành văn, làm giàu vốn từ và thấu hiểu hơn. Ví dụ nếu thích đọc trinh thám, bạn chắc chắn sẽ tiếp thu lối tư duy cực kỳ sắc bén, sâu sắc và bạn có thể vận dụng kỹ năng này vào thể loại nghị luận xã hội. Khi đọc các tác phẩm văn học, bạn sẽ học được cách xây dựng nhân vật, hiểu tâm lý nhân vật qua các tình tiết, từ đó phát triển năng lực thấu cảm.
Viết đề cập đến việc thực hành. Để học giỏi văn nên có cả vào và ra. Vào là thu nạp kiến thức qua nghe nhìn đọc. Ra là diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc thành từ ngữ. Viết nhật ký mỗi ngày là cách đơn giản nhất để trau dồi kỹ năng này.
Khi đã sở hữu năng lực học giỏi văn, tiếp đến hãy tìm hiểu về học giỏi văn thì làm nghề gì.
Học giỏi văn nên thi trường nào?
Khi học giỏi Văn, bạn có nhiều lựa chọn thi vào các trường đại học khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý về các trường đại học phù hợp cho những ai học giỏi môn Văn:
Trường đại học chuyên về các ngành sư phạm:
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là lựa chọn tốt cho những ai yêu thích và có năng khiếu về ngôn ngữ, văn học và mong muốn trở thành giáo viên.
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)
Các trường này có nhiều chuyên ngành như ngôn ngữ, văn học, lịch sử, triết học, xã hội học,… phù hợp cho những bạn trẻ có mong muốn trở thành biên tập viên, nhà báo,…
Trường đại học Báo chí và Truyền thông:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)
Những bạn trẻ mong muốn được làm việc trong các ngành báo chí, truyền thông, PR, quảng cáo có thể lựa chọn các trường này.
Trường đại học tổng hợp:
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia TP.HCM
Các trường này có nhiều chuyên ngành liên quan như ngôn ngữ, văn học, lịch sử… phù hợp cho các bạn có mong muốn làm việc trong các lĩnh vực ngôn ngữ, nghiên cứu,…
Khi lựa chọn trường, cần cân nhắc các yếu tố như sở thích, năng lực, điều kiện gia đình và định hướng nghề nghiệp tương lai. Chúc các bạn tìm được trường đại học phù hợp nhất.
Học giỏi văn thì làm nghề gì?
Dưới đây là một số nghề nghiệp bạn có thể tham khảo cho câu hỏi học giỏi văn thì làm nghề gì?
1. Giáo viên
Nếu đam mê giáo dục và học giỏi văn, nghề gõ đầu trẻ là lựa chọn phù hợp với bạn. Để trở thành giáo viên, bạn có thể chọn theo học ngành sư phạm hoặc các ngành khác liên quan đến văn học và thi lấy chứng chỉ sư phạm.
2. Biên tập viên
Với nghề biên tập viên, bạn có thể làm ở các tòa soạn báo, đài truyền hình hay các nhà xuất bản. Yêu cầu tiên quyết của nghề này là khả năng viết tốt, do đó rất thích hợp cho các bạn học giỏi văn. Theo thống kê, nước ta có hơn 700 cơ quan và 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng mỗi ngày. Do đó cơ hội nghề nghiệp của biên tập viên khá ổn. Tuy nhiên để làm tốt công việc này, yêu cầu bạn cần trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên và chịu được áp lực tốt. Ngoài ra, để xây dựng sự nghiệp trong nghề này, bạn nên đầu tư học thêm ngoại ngữ.
3. Copywriter/Content creator
Đây là một nghề trong lĩnh vực Marketing. Cả tiếp thị truyền thống và hiện đại đều không thể thiếu người sáng tạo nội dung. Từ TVC, website, fanpage, video đến catalog, standee… tất cả đều cần đến copywriter hay content creator. Khi chọn nghề này, các bạn sẽ đầu quân cho các agency hoặc các công ty có phòng Marketing riêng. Đặc biệt agency là nơi lý tưởng để tạo ra các ý tưởng, nội dung bay cao và bay xa.
4. Biên phiên dịch
Để theo đuổi nghề biên phiên dịch, bạn cần chọn học ngôn ngữ thứ hai như Anh, Pháp, Trung Quốc… Nếu học giỏi văn kết hợp với ngôn ngữ khác, bạn sẽ có lợi thế trong ngành này. Bởi cần am hiểu tiếng Việt sâu sắc để chuyển thể chính xác ý nghĩa của ngôn từ và có kiến thức rộng về các lĩnh vực biên phiên dịch.
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nhu cầu về nghề này là không thiếu và có mức lương khá tốt. Do đó, nếu bạn đang phân vân học giỏi văn thì làm nghề gì lương cao, biên phiên dịch sẽ là lựa chọn không tồi.
5. PR – Quan hệ công chúng
Nếu học giỏi văn và yêu thích truyền thông, giao tiếp, năng động, nghề PR chính là dành cho bạn. Các hoạt động PR giao tiếp với công chúng như tổ chức sự kiện, hội thảo, thông cáo báo chí, đại diện phát ngôn của tổ chức… đều cần đến khả năng viết lách, sáng tạo những ý tưởng mới.
6. Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là một lựa chọn nghề nghiệp rất phù hợp với những học sinh giỏi Văn. Đây là một công việc đòi hỏi khá nhiều kỹ năng về giao tiếp, trình bày, tư duy phản biện và hiểu biết về văn hóa, lịch sử…Với bộ kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ, những học sinh giỏi Văn sẽ dễ dàng trở thành những hướng dẫn viên du lịch xuất sắc. Họ có thể thuyết trình, giới thiệu, chia sẻ những thông tin về địa điểm, di tích, phong tục tập quán với du khách một cách sinh động, lôi cuốn.
7. Phê bình nghệ thuật
Phê bình nghệ thuật là một việc làm phù hợp cho các ban trẻ giỏi Văn. Bên cạnh các ngành nghề Sư phạm, Hướng dẫn viên, Nhà báo,… Việc nghiên cứu và phê bình nghệ thuật là một việc làm trình độ cao đòi hỏi nhà phê bình phải có một vốn kiến thức uyên bác và có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử văn hóa. Đây là công việc mang tính học thuật phù hợp với các bạn trẻ mong muốn làm việc trong các viện nghiên cứu và đào tạo chuyên nghiệp.
Tạm kết:
Trên đây là một số nghề nghiệp tiêu biểu cho thắc mắc học giỏi văn thì làm nghề gì. Môn văn thuộc khối khoa học xã hội, do đó nếu học giỏi môn văn bạn có thể chọn những khối thi phù hợp với năng lực và đam mê. Còn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác dành cho người học giỏi văn như nhà văn, nhà báo, phóng viên…
Qua bài viết này, hy vọng các bạn học sinh và phụ huynh đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi học giỏi văn thì làm nghề gì cũng như biết cách chinh phục môn văn cho những kì thi sắp tới. Vieclam24h.vn chúc các bạn chọn được ngành học phù hợp với bản thân, truy cập ngay nút bên dưới nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Nhân viên phục vụ nhà hàng yêu cầu kỹ năng gì, mức lương ra sao?