Meta Description là phần mô tả ngắn khoảng 155 ký tự nằm ngay dưới tiêu đề website trên trang tìm kiếm. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tối ưu SEO onpage và tăng tỷ lệ CTR cho một website. Cụ thể thì Meta Description là gì? Làm sao để viết Meta Description chuẩn SEO? Cùng theo dõi bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu hơn bạn nhé!
Meta Description là gì?
Meta Description là phần mô tả ngắn gọn nội dung của một website, thường được gọi là thẻ mô tả nội dung.
Khi gõ từ khóa tìm kiếm lên Google, bạn sẽ thấy Meta Description hiển thị ngay bên dưới tiêu đề trang. Mục đích của hiển thị này là giúp người tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề, nội dung trang web trước khi quyết định click vào.
Nội dung mô tả này thường có độ dài khoảng 160 ký tự (không quá 250 ký tự khi hiển thị đầy đủ). Meta Description có thể xem là một trong 9 loại thẻ meta quan trọng của website (9 loại thẻ meta cần trong SEO gồm: meta title, Meta Description, meta robots, meta revisit after, meta content language, meta content type, meta viewport, meta GEO, meta sitelink search box)
Thực tế, thẻ Meta Description không xuất hiện trực tiếp trên trang web mà được hiển thị trong phần mã nguồn của trang (HTML). Tối ưu Meta Description là yếu tố quan trọng trong SEO onpage góp phần giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang web. Do đó, một Meta Description tốt sẽ giúp website có thứ hạng hiển thị tốt hơn trên trang tìm kiếm.
Meta Description trong HTML
Trong HTML, Meta Description được đặt trong thẻ <head>. Để xem thẻ meta của một trang, bạn chỉ cần click phải chuột vào vị trí bất kỳ trên trang, chọn “View source page”
Phần Meta Description được thể hiện ngay bên dưới thẻ <head> và trong phần meta name = …
Tầm quan trọng của Meta Description là gì?
Bởi vị trí hiển thị ngay dưới tiêu đề trang, nội dung Meta Description đóng vai trò quan trọng trong SEO. Cụ thể:
- Tăng tỷ lệ CTR (click through rate) cho website.
- Giúp công cụ tìm kiếm và người đọc hiểu khái quát nội dung trang
- Giúp người dùng đánh giá nội dung trang có đáp ứng mục tiêu tìm kiếm hay không.
- Tăng tính chuyên nghiệp, chỉnh chu cho trang, tạo thiện cảm với người dùng.
Cách viết Meta Description chuẩn SEO
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu Meta Description là gì cũng như tầm quan trọng của thành tố này với website. Sau đây là những gợi ý cách viết Meta Description từ Việc Làm 24h.
Nắm vững các lưu ý khi viết Meta Description
Viết Meta Description như một mẩu quảng cáo ngắn
Thực tế, Meta Description không khác một mẩu quảng cáo ngắn trên trang kết quả tìm kiếm. Một Meta Description hấp dẫn, đúng search intent (ý định tìm kiếm) của người dùng chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ nhấp vào trang hiệu quả.
Tránh trùng lặp
Mỗi thẻ meta trên mỗi trang web là duy nhất, nếu không, bạn sẽ nhận về các kết quả tìm kiếm giống nhau. Do đó, khi viết Meta Description cần lưu ý sao cho khác biệt.
Phù hợp với nội dung của trang
Meta Description không đúng với nội dung trang sẽ làm tăng tỷ lệ thoát site và làm tác động tiêu cực tới thứ hạng của trang. Đồng thời, Google sẽ nhanh chóng phát hiện những meta “đánh lừa” người truy cập nhấp vào nhưng không đúng nội dung và trừng phạt các trang này.
Chứa từ khoá (focus keyword)
Phần mô tả Meta Description nên có chứa từ khóa tìm kiếm. Điều này giúp Google dễ dàng xác định mức độ liên quan của nội dung trang đến từ khoá và ưu tiên hiển thị tốt hơn.
Không chứa ngoặc kép “”
Trong HTML, dấu “ ” sẽ bị Google cắt bỏ khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Do đó, cách tốt nhất là xoá tất cả các ký tự không phải số hoặc chữ trong phần mô tả meta.
Độ dài không quá 160 ký tự
Thông thường, Google cắt Meta Description thành các đoạn từ 155 đến 160 ký tự. Để đảm bảo phần mô tả hiển thị tốt nhất, độ dài của Meta Description thường không nên quá 160 ký tự. Thích hợp nhất là 150 ký tự (hiển thị trên PC) và 120 ký tự (hiển thị trên mobile)
Nội dung hấp dẫn, tích cực, thu hút
Đừng quên rằng, người thực sự đọc các thẻ Meta Description của bạn chính là con người. Do đó, bên cạnh tối ưu các yếu tố như số ký tự, từ khoá, hãy sử dụng những từ ngữ hấp dẫn, thu hút, thuyết phục.
Một trong những mẹo giúp nội dung phần Meta Description trở nên hấp dẫn là dùng các con số, số liệu hấp dẫn, liên quan (ví dụ: ưu đãi đặc biệt 50%, tiết kiệm 80% thời gian…) hoặc các đánh giá (5 sao, 4.5 sao…). Đồng thời, không nên dùng quá nhiều từ chuyên môn, các từ ẩn dụ khó hiểu. Bởi, người đọc sẽ chỉ có vài giây lướt qua tiêu đề và phần mô tả. Hãy tận dụng chúng hiệu quả.
Đừng quên CTA (call-to-action)
Dù ngắn gọn nhưng những lời kêu gọi như “dùng thử, miễn phí, xem ngay, nhận ngay…” kết hợp với đoạn mô tả tích cực chắc chắn sẽ tạo được điểm nhấn tốt hơn và thu hút click.
Xem thêm: CTA là gì? Bỏ túi 4 tips tạo CTA thu hút và hiệu quả hiện nay
Các lỗi cần tránh khi viết Meta Description là gì?
Bên cạnh những lưu ý trên, bạn cũng nên tránh một số điểm sau khi viết Meta Description:
- Meta Descriptions quá dài hoặc quá ngắn
- Không đúng nội dung trang
- Thiếu từ khóa liên quan
- Viết trùng lặp
- Nhồi nhét từ khoá
Ví dụ cụ thể về việc viết Meta Description chuẩn SEO
Để hiểu hơn về Meta Description là gì và cách viết, sau đây là một số ví dụ về viết Meta Description chuẩn SEO để bạn tham khảo:
Ví dụ: mô tả cho từ khoá “Meta Description”
“Meta Description là thẻ mô tả nội dung của một trang web với độ dài không quá 160 ký tự, xuất hiện ngay dưới tiêu đề web trên trang kết quả tìm kiếm”.
Nội dung phần mô tả trên chỉ chứa 148 ký tự, có chứa từ khoá chính, có con số và cung cấp thông tin liên quan đến từ khóa người dùng muốn truy vấn.
Ví dụ 2: thẻ mô tả cho từ khoá “buffet Hà Nội”
“12 địa chỉ buffet Hà Nội ngon. Buffet Sen – sức chứa đến 10.000 khách. Buffet Sứ – chuyên buffet Á Âu sang trọng. Manhwa – chuỗi buffet lẩu Đài Loan…”
Phần mô tả trên chứa 148 ký tự, có từ khoá chính, cung cấp con số cùng các nội dung liên quan đến nội dung tìm kiếm và đúng với search intent của người dùng là muốn tìm các địa chỉ buffet tại Hà Nội.
Xem thêm: SEO Marketing là gì? Ứng dụng thế nào để thương hiệu luôn đạt TOP tìm kiếm
Công cụ kiểm tra Meta Description là gì?
Để biết Meta Description của mình đã tối ưu hay chưa, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ sau.
Totheweb
Totheweb là công công cụ miễn phí để kiểm tra độ dài thẻ Title cũng như Meta Description xem đã tối ưu hay chưa, có bị vượt quá không để điều chỉnh cho hợp lý.
On Page SEO Checker
On Page SEO Checker là công cụ của Semrush dùng để kiểm tra cách Google sẽ hiển thị mô tả meta của bạn trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào. Điều này giúp bạn dễ dàng đánh giá xem thẻ meta đã hấp dẫn chưa và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Site Audit
Site Audit là một tính năng trong phần mềm SEMrush giúp kiểm tra thẻ xem phần Meta Description có bị trùng lặp hay không, từ đó có cách điều chỉnh, sửa thẻ Meta Description tối ưu hơn.
Heymeta
Nếu muốn biết một trang web cụ thể sẽ hiển thị ra sao trên trang tìm kiếm của Google, phần Meta Description có hiển thị đầy đủ như mong muốn không? Bạn chỉ cần truy cập vào Heymeta và dán đường link cần kiểm tra.
Từ đó, bạn có thể đánh giá sự hấp dẫn của tiêu đề trang và phần mô tả và có chỉnh sửa để giúp trang thu hút hơn.
Có thể không viết thẻ Meta Description không?
Trong thực tế, đôi khi sẽ tốt hơn nếu không viết thẻ mô tả Meta Description, nhất là khi bạn sử dụng các từ khoá dài hoặc nhiều hơn 3 từ khoá chính trở lên. Lúc này, công cụ tìm kiếm sẽ tự chọn phần văn bản cho meta với các từ khoá và cụm từ phù hợp nhất theo nội dung người dùng đang tìm kiếm.
Lưu ý rằng: nếu bạn bỏ qua thẻ Meta, khi chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, các trang chia sẻ này thường mặc định văn bản đầu tiên là mô tả meta, điều này có thể mang đến trải nghiệm không tốt khi chia sẻ trang.
Lời kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ tới bạn tất tần tật những thông tin cơ bản về Meta Description là gì cũng như các lưu ý để tạo ra một Meta Description hấp dẫn. Chúc các bạn sử dụng yếu tố này hiệu quả để giúp website ngày càng hút click nhé!
Xem thêm: Tổng hợp các website giúp bạn tự học SEO tại nhà hiệu quả nhất hiện nay