Túng thiếu quá, có được phép cầm cố mua bán sổ Bảo hiểm xã hội không?

Trên Facebook gần đây xuất hiện nhiều hội nhóm mua bán cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội. Các hội nhóm này thu hút hơn 15000 thành viên tham gia. Người mua bán sổ Bảo hiểm xã hội thường công khai thông tin thu mua sổ đóng trên ba năm, có căn cước gắn chip, không cần cọc, không cần phí và sau 15 phút người bán nhận được tiền. Vậy sổ Bảo hiểm xã hội có bán được không? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu.

Không được mua bán sổ Bảo hiểm xã hội!

bán sổ bảo hiểm xã hội
Sổ Bảo hiểm xã hội không phải là tài sản có thể mua bán cầm cố

Để trả lời câu hỏi “sổ Bảo hiểm xã hội có bán được không?”, chúng ta cần hiểu rằng sổ Bảo hiểm xã hội không phải một loại tài sản nên theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không được phép mua bán, cầm cố.

Hành vi mua bán cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội là hoàn toàn không hợp pháp. Vì sổ Bảo hiểm xã hội được xem là hồ sơ duy nhất, làm căn cứ để lập các thủ tục kê khai và xét hưởng các chế độ, chính sách, trợ cấp BHXH. Từ năm 2016, quyền giữ sổ Bảo hiểm xã hội được trao lại cho người lao động để theo dõi việc đóng – hưởng và là cơ sở giải quyết chế độ lao động. Mục đích là để họ an tâm hơn, nắm được toàn bộ quá trình tham gia BHXH của bản thân.

bán sổ bảo hiểm xã hội
Số tiền có được từ việc mua bán cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội là rất thấp.

Việc mang sổ Bảo hiểm xã hội đi cầm cố, mua bán là hành động vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm bảo quản sổ Bảo hiểm xã hội, được quy định tại khoản 3, Điều 19, Luật BHXH. Nếu phát hiện người lao động mang sổ Bảo hiểm xã hội đi cầm cố, mua bán sau đó lại đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội với lý do bị mất, hỏng, thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 39 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Hệ số trượt giá BHXH là gì, làm sao để nhận tiền trượt giá?

bán sổ bảo hiểm xã hội
Cơ quan bảo hiểm xã hội có thể phạt tiền đối với hành vi kê khai không đúng sự thật.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, Điều 97, Luật BHXH, cơ quan BHXH có quyền từ chối cấp lại sổ BHXH khi người lao động có hành vi bán sổ Bảo hiểm xã hội.

Tóm lại, việc người lao động mua bán, cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội là tiếp tay cho những hành vi phạm pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp, người lao động sẽ chịu thiệt thòi.

Mua bán sổ BHXH để làm gì?

bán sổ bảo hiểm xã hội
Kẻ trục lợi kiếm lời từ việc ủy quyền rút tiền bhxh một lần

Mục đích của người mua sổ Bảo hiểm xã hội là để rút bảo hiểm xã hội một lần. Cụ thể, người mua sẽ yêu cầu người bán cam kết không đi làm, ko đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội trong vòng một năm. Đồng thời phải ký một văn bản ủy quyền để người mua thay mặt người bán nhận số tiền rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc một trong các trường hợp:

bán sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động phổ thông, thiếu kiến thức về Luật thường rơi vào bẫy cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  • Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 08 tháng (năm 2022) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
bán sổ bảo hiểm xã hội
Các đối tượng mua bán cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội thường tiếp cận người lao động đang gặp khó khăn tài chính.
  • Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH

Nạn nhân của những vụ mua bán cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội thường là công nhân đi làm từ 3 năm tới chưa đủ 20 năm, đang gặp khó khăn về tài chính và thiếu hiểu biết về luật BHXH.

Khi giao dịch, người mua chi trả chưa tới một nửa số tiền thực nhận khi nào thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội một lần. Người bán buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân. Nếu vi phạm cam kết (ví dụ chưa hết thời hạn 12 tháng, mà người bán đã đi làm, đóng tiếp bảo hiểm xã hội), họ sẽ phải đền tiền gấp đôi.

Để giải quyết khó khăn trước mắt nhiều lao động quyết định mua bán cầm cố sổ BHXH, mà không hiểu đây là hành vi trái pháp luật. Những người lợi dụng trục lợi từ sổ Bảo hiểm xã hội có thể bị phạt tiền nặng hơn có thể bị đi tù.

Xem thêm: Gộp sổ BHXH là gì? Thủ tục gộp sổ BHXH nhanh chóng cập nhật 2023

Vì sao không nên mua bán cầm cố sổ BHXH?

bán sổ bảo hiểm xã hội
Sổ Bảo hiểm xã hội  là cơ sở giải quyết chế độ lao động

Việc mua bán cầm cố sổ BHXH diễn ra rầm rộ những năm gần đây là bởi những kẻ trục lợi đã tìm thấy kẽ hở trong chính sách BHXH. Các giao dịch này núp dưới hình thức lập hợp đồng ủy quyền rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo đó, người bán ngay lập tức sẽ nhận được một số tiền thấp hơn số tiền có thể rút BHXH một lần theo sổ. Người mua được ủy quyền sẽ cầm theo các giấy tờ ủy quyền và sổ Bảo hiểm xã hội đến cơ quan Bảo hiểm xã hội để làm thủ tục rút BHXH một lần và hưởng khoản tiền chênh lệch.

Xem thêm: Chế độ ốm đau BHXH tính như thế nào, thủ tục hưởng ra sao?

Cơ quan BHXH rất khó để xác định được đâu là ủy quyền rút BHXH một lần thật và đâu là trường hợp mua bán sổ BHXH, do đó hành vi mua bán sổ BHXH rất khó để phát giác. Chỉ khi phát hiện 1 đối tượng được ủy quyền nhiều lần, thực hiện rút BHXH một lần của nhiều người khác nhau thì cơ quan điều tra mới chú ý.

Việc cầm sổ BHXH hoặc mua bán sổ BHXH chỉ có thể giải quyết cho người lao động khó khăn tài chính trước mắt, nhưng lại khiến người lao động mất đi rất nhiều lợi ích lâu dài.

Đầu tiên, người lao động được hưởng số tiền ít hơn so với số tiền thực hưởng BHXH 1 lần. Trong vòng 12 tháng sau khi mua bán chuyển nhượng, họ không được làm những công việc có đóng bảo hiểm xã hội. Sau một năm, nếu có đi làm lại, người lao động bị trừ hết thời gian tham gia đóng BHXH khi đã làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần, do đó mất đi cơ hội được hưởng lương hưu khi về già và cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí khi về hưu.

Như vậy, việc cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội khiến người lao động mất đi chỗ dựa tài chính vững chắc khi ở ngoài độ tuổi lao động. Thực hiện hành vi cầm cố, mua bán sổ BHXH là tiếp tay cho việc trục lợi từ sổ BHXH, gián tiếp gây ra những vấn đề tiêu cực và giảm chất lượng cuộc sống của người lao động về lâu dài.

Thường xuyên “ghé thăm” Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin mới nhất về quyền lao động bạn nhé!

Xem thêm: Chậm hoặc không quyết toán thuế TNCN bị phạt đến 25 triệu?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục