Thiết kế nội thất là cũng là ngành học đang hấp dẫn nhiều bạn trẻ và mở ra cơ hội nghề nghiệp thú vị. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành thiết kế nội thất và muốn biết thêm về cơ hội nghề nghiệp, mức lương của ngành nghề này, tham khảo ngay bài viết sau của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có câu trả lời.
Ngành thiết kế nội thất là gì?
Thiết kế nội thất (interior design) là cụm từ chỉ chung cho công việc thiết kế không gian bên trong của các công trình: công trình dân dụng (nhà ở), công cộng (bệnh viện, trường học…), dịch vụ (khách sạn, homestay, resort…).
Thiết kế nội thất khác với trang trí nhà cửa (decorating), ngành nghề này đòi hỏi người thiết kế cần sự thấu hiểu tâm lý, hành vi cũng như thị hiếu của khách hàng. Từ đó, thực hiện các phân tích và kiến thức chuyên môn để tạo nên căn nhà với dấu ấn riêng và đẹp mắt.
Bởi vậy, thiết kế nội thất được xem là tổng hợp của mỹ thuật, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hoà về thẩm mỹ kiến trúc, ánh sáng, màu sắc, nội thất trong không gian sống… nhằm mang tới không gian nội thất vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa sử dụng thuận tiện nhất.
Ngành thiết kế nội thất cần học những gì?
Khi theo học thiết kế nội thất, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng và kiến thức chuyên môn để trở thành những nhà thiết kế nội thất trong tương lai. Cụ thể:
- Nguyên lý thiết kế: lựa chọn vật liệu, màu sắc, ánh sáng… để tạo nên một không gian tiện nghi, hài hoà, thẩm mỹ.
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm, công cụ thiết kế như 3dsmax + vray, Autocad, Photoshop… để hiện thực hóa ý tưởng
- Kỹ năng tư vấn, thiết kế, thi công các hạng mục nội thất khác nhau trong những công trình khác nhau.
- Kết cấu công trình.
- Phong thuỷ học: nghiên cứu chuyên sâu về sự ảnh hưởng của sự thông khí, hướng gió, mạch nước trong ngôi nhà.
- Vật liệu: hiểu về cách sử dụng vật liệu trong nội thất dựa trên chức năng, đặc tính…
- Thẩm mỹ: đánh giá dựa trên cơ sở mỹ thuật về các yếu tố màu sắc, bố cục, tỷ lệ, hình khối, ánh sáng…
- Kỹ thuật thi công nội thất: hiểu về quy chuẩn thiết kế các món đồ dùng nội thất, quy cách, thể hiện trong bản vẽ, lập hồ sơ thi công…
Tuỳ theo từng chuyên ngành như: trang trí và lắp đặt nội thất, Interior Design and Decoration – thiết kế và trang trí nội thất, Interior Architecture – kiến trúc nội thất.
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành trên, trong quá trình đào tạo, sinh viên còn cần bổ sung các kỹ năng mềm sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc sau này như:
- Sáng tạo, tư duy mở
- Khả năng lắng nghe
- Óc phân tích
- Tư duy nhạy bén về thẩm mỹ
- Khả năng giao tiếp: vì cần làm việc với nhiều bên liên quan như kiến trúc sư, nhà thầu…
Thiết kế nội thất học trường nào? Thi khối nào?
Nếu có mong muốn thử sức với ngành học này, bạn có thể tham khảo các địa chỉ trường Đại học (ĐH) sau:
- Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM
- Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM
- Trường ĐH Yersin Đà Lạt
Thi khối nào?
HIện nay, ngành học thiết kế nội thất có hai khối thi chính: khối H, V.
- Khối H: thi văn, hoạ, ký hoạ. Môn quyết định điểm chính là môn hội hoạ. Điểm thi văn được lấy từ điểm kỳ thi THPT quốc gia.
Ngoài ra, tùy theo trường và ngành học, khối H còn có thể gồm các môn thi như sau:
H00 | Văn, Hoạ, Ký hoạ |
H01 | Toán, Văn, Hoạ |
H02 | Toán, Vẽ 1, Vẽ 2 |
H03 | Toán, Khoa học tự nhiên, Hoạ |
H04 | Toán, Tiếng Anh, Hoạ |
H05 | Văn, Khoa học xã hội, Hoạ |
H06 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Hoạ |
H07 | Toán, Hình họa, Trang trí |
H08 | Văn, Sử, Hoạ |
- Khối V: môn thi chính gồm Toán, Lý, Vẽ.
Bên cạnh các môn thi trên, khối V còn mở rộng như sau:
V01 | Toán, Văn, Vẽ |
V02 | Toán, Tiếng Anh, Vẽ |
V03 | Toán, Hoá, Vẽ |
V05 | Văn, Lý, Vẽ |
V06 | Toán, Địa, Vẽ |
V07 | Toán, tiếng Đức, Vẽ |
V08 | Toán, tiếng Nga, Vẽ |
V09 | Toán, tiếng Nhật, Vẽ |
V10 | Toán, tiếng Pháp, Vẽ |
V11 | Toán, tiếng Trung, Vẽ |
Một số trường đại học có thể xét thêm các khối thi khác như:
+ A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
+ C01: Toán, Văn, Lý
Điểm chuẩn đầu vào ngành này năm 2022 của một số trường ĐH như sau:
STT | Mã ngành thiết kế nội thất | Tên trường | Điểm chuẩn | Khối thi |
1 | 7580108 | ĐH Kiến trúc TP.HCM | 24.59 | V00, V01 |
2 | 7580108 | ĐH Tôn Đức Thắng | 24 | H02, V00, V01 |
3 | 7580108 | ĐH Mỹ thuật Công nghiệp | 20.25 | H00, H07 |
4 | 7580108 | ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN | 20 | H00, H01, H06, H08 |
5 | 7580108 | ĐH Nghệ Thuật – ĐH Huế | 19 | H00 |
6 | 7580108 | ĐH Yersin Đà Lạt | 18 | A01, C01, H01, V00 |
7 | 7580108 | ĐH Nguyễn Trãi | 16 | C01, C03, C04, C15 |
8 | 7580108 | ĐH Văn Lang | 16 | H03, H04, H05, H06 |
Mỗi trường ĐH sẽ có tiêu chuẩn đầu vào và khối thi khác nhau theo từng năm. Nếu bạn cần biết thông tin cụ thể, ví dụ ngành thiết kế nội thất đại học kiến trúc điểm chuẩn và khối khi, số lượng tuyển sinh cụ thể, bạn có thể truy cập vào cổng thông tin chi tiết của trường để tham khảo.
Ngành thiết kế nội thất ra trường làm gì?
Sự phát triển của xã hội kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, và cùng với đó là sự phát triển của ngành xây dựng, kiến trúc, nội thất. Số lượng căn hộ nhà ở, cao ốc, văn phòng, spa, nhà hàng, homestay, nghỉ dưỡng, chung cư, biệt thự đang ngày càng nhiều khiến nhu cầu thiết kế nội thất ngày càng tăng, kéo theo sự cạnh tranh trong ngành tương đối cao.
Sinh viên thiết kế nội thất khi tốt nghiệp có thể lựa chọn trở thành chuyên viên thiết kế: đảm nhận nhiệm vụ thiết kế nội thất – ngoại thất công trình: nhà ở, biệt thự, chung cư, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại… Vị trí này thường có tại các công ty thiết kế và thi công nội thất, các công ty xây dựng, kinh doanh vật liệu, công ty cung cấp nội thất…
Khi đảm nhiệm tốt công việc, có mối quan hệ với khách hàng, các bên nhà thầu, thi công, cung cấp vật liệu, bạn hoàn toàn có thể phát triển trở thành nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp và tự mình vận hành công ty thiết kế riêng cung cấp và tư vấn dịch vụ thiết kế nội-ngoại thất hoặc thành lập công ty thi công, xây dựng trọn gói.
Ngoài ra, nếu muốn lựa chọn phát triển chuyên sâu, bạn có thể chọn đi vào các ngách như:
- Chuyên thiết kế nội thất dân dụng: tức là chuyên sâu về thiết kế nhà ở với nhiều loại hình như: chung cư, biệt thự, nhà phố, villa, căn hộ penthouse…
- Thiết kế nơi làm việc (Corporate design): chuyên thiết kế văn phòng, phòng làm việc cho các công ty, doanh nghiệp phù hợp với câu chuyện thương hiệu và giúp doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
- Thiết kế nội thất cho cơ sở y tế (Healthcare design): chuyên thiết kế không gian cho các trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám, viện dưỡng lão, văn phòng bác sĩ… giúp những không gian này trở nên khoa học, thuận tiện nhất với bệnh nhân và bác sĩ làm việc, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bên cạnh những công việc kể trên, sau khi tốt nghiệp thiết kế nội thất bậc đại học, sinh viên hoàn toàn có thể tiếp tục theo học lên thạc sĩ hoặc bậc cao hơn để nâng cao chuyên môn, trở thành kiến trúc sư, nhà tư vấn về kiến trúc, tư vấn về ánh sáng, kỹ sư sắp xếp bố cục, điều phối màu sắc, điều phối viên môi trường nhà ở…
Nếu yêu thích và cảm thấy bản thân phù hợp với môi trường giáo dục, bạn có thể lựa chọn con đường sư phạm và trở thành giáo viên dạy thiết kế nội thất tại các trường học hoặc cơ sở đào tạo có ngành nghề này.
Một lựa chọn nghề nghiệp khác là làm việc trong mảng quy hoạch, kiến trúc tại các ban ngành hoặc cơ quan có nhu cầu.
Mức lương
So với nhiều ngành nghề khác, thiết kế nội thất có mức lương khá cao. Cụ thể.
- Với sinh viên mới ra trường: mức thu nhập từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng mỗi tháng.
- Với 1-3 năm kinh nghiệm: mức thu nhập từ 12 triệu đồng đến 17 triệu đồng mỗi tháng.
- Với 3 đến 5 năm kinh nghiệm: mức thu nhập từ 17 triệu đồng đến 25 triệu đồng mỗi tháng.
- Với kinh nghiệm và trình độ cao hơn từ cấp trưởng phòng trở lên: mức thu nhập từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng mỗi tháng hoặc hơn.
Lưu ý, mức lương này thay đổi tuỳ theo loại hình công ty, địa điểm làm việc, kinh nghiệm và yêu cầu công việc thực tế.
Xem thêm: Cách deal lương khi phỏng vấn cực hay thuyết phục mọi nhà tuyển dụng
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Việc Làm 24h về ngành thiết kế nội thất cũng như để trở thành nhà thiết kế nội thất học ngành gì. Nếu bạn đang cân nhắc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp này, mong rằng bài viết giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm: Ngành thiết kế thời trang thi khối nào, ra trường làm gì?