Với nhiệm vụ giám sát, điều hành các hoạt động của cửa hàng hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý cửa hàng là một trong những vị trí không thể thiếu giúp gia tăng doanh thu hiệu quả. Vậy công việc của quản lý cửa hàng là gì? Mức lương ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, cùng theo dõi nhé!
Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng là vị trí đứng đầu bộ phận bán hàng tại mỗi cửa hàng hoặc chi nhánh kinh doanh của công ty. Quản lý cửa hàng là người quản lý, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động của cửa hàng bao gồm đội ngũ nhân viên bán hàng, hàng hóa, khách hàng, doanh thu,…
Đồng thời, quản lý cửa hàng là người đưa ra mục tiêu doanh số cụ thể, lên kế hoạch triển khai và thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành doanh số, doanh thu cửa hàng và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Cùng với đó, cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm chính đối với các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của cửa hàng.
Mô tả công việc của quản lý cửa hàng từ A đến Z
1. Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng
Để cửa hàng hoạt động ổn định, cần có nhiều bộ phận thực hiện các công việc khác nhau. Quản lý cửa hàng sẽ là người quản lý, giám sát, phân công và điều phối đội ngũ nhân sự phù hợp, cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch và điều phối nhân viên thực hiện công việc.
- Sắp xếp lịch/ca làm việc và phân bố vị trí công việc việc cho nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thái độ và hiệu quả làm việc của nhân viên tại cửa hàng.
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ để tiếp nhận báo cáo công việc từ nhân viên.
- Phát hiện và xử lý các vấn đề còn tồn đọng kịp thời.
- Đề xuất đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên hoặc đề xuất lương thưởng cho các vị trí.
2. Tuyển dụng, hướng dẫn và đào tạo nhân viên
Để nhận được sự tin tưởng của khách hàng, cần có đội ngũ nhân viên bán hàng với kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp. Do đó, các công ty thường đặt ra yêu cầu tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên cho quản lý cửa hàng.
- Phối hợp với bộ phận tuyển dụng để lên kế hoạch tuyển dụng số lượng nhân sự cần thiết.
- Tham gia vào quá trình tuyển dụng và đánh giá ứng viên tiềm năng.
- Tiếp nhận các thông tin về nhân viên mới và trực tiếp hướng dẫn công việc.
- Tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện kỹ năng cho nhân viên.
3. Giám sát, quản lý quy trình bán hàng
- Theo dõi và giám sát chi phí, doanh số, doanh thu bán hàng theo ngày, tuần, tháng.
- Đánh giá hiệu quả bán chạy của các sản phẩm/dịch vụ và đưa phương án xử lý hàng ít tiêu thụ, tồn kho kịp thời.
- Đề xuất cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Lên kế hoạch thúc đẩy doanh số sản phẩm/dịch vụ.
- Giám sát và chỉ đạo trưng bày hàng hóa thẩm mỹ, khoa học để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua hàng.
4. Quản lý hoạt động cửa hàng
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng của cửa hàng theo ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi về cấp trên.
- Báo cáo số lượng hàng tồn kho, lỗi hoặc hỏng.
- Kiểm soát hàng hóa, tài sản cửa hàng, tránh gây thâm hụt ngân sách.
- Đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ cửa hàng.
- Đảm bảo tác phong và thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ bán hàng.
5. Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác
Quản lý cần phối hợp với các bộ phận, phòng ban liên quan để nghiên cứu thị trường, hỗ trợ tuyển dụng, cập nhật các chiến dịch Marketing,… góp phần vào sự phát triển tổng thể của công ty.
6. Phân tích, khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường
Để mang đến sự hài lòng cho khách hàng, quản lý khách hàng cần phải:
- Khảo sát và tìm hiểu nhu cầu nhóm khách hàng, thị trường.
- Phân tích các phân khúc khách hàng và đưa ra phương án bán hàng hiệu quả cho mỗi phân khúc.
- Tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc khách hàng.
- Cập nhật xu hướng tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty kinh doanh trên thị trường.
- Đề xuất các phương án tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
7. Lập kế hoạch phát triển cửa hàng
Quản lý cửa hàng có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển cửa hàng và gửi cho cấp trên, cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch phát triển cửa hàng và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.
- Lập kế hoạch giải quyết các mặt hàng tồn kho và đưa ra phương án nhập hàng mới.
- Lập kế hoạch nhân sự để đáp ứng mục tiêu phát triển của cửa hàng.
- Phối hợp cùng bộ phận Marketing đưa ra các chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và xây dựng hình ảnh cửa hàng.
8. Quản lý lương và các chính sách về nhân sự
Mỗi nhân viên sẽ có mức lương, thưởng khác nhau tùy vào vị trí làm việc, năng lực, thái độ,… Người làm quản lý sẽ theo dõi, giám sát tiến độ công việc để lập bảng lương, thưởng phù hợp. Đồng thời, quản lý cửa hàng có thể đề xuất khen thưởng các nhân viên thể hiện tốt trong công việc.
9. Chăm sóc khách hàng
Trong quá trình hoạt động, sẽ có những sự cố phát sinh hoặc khiếu nại từ khách hàng. Quản lý cửa hàng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm và xử lý các khiếu nại khách hàng phù hợp:
- Tiếp nhận phản hồi của khách hàng và trực tiếp giải quyết nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Thực hiện các chương trình khảo sát khách hàng để kiểm tra chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng.
- Chăm sóc khách hàng và đảm bảo chương trình hậu mãi theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, còn thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Xem thêm: Chăm sóc khách hàng là gì, yêu cầu công việc có khó không?
Yêu cầu tuyển dụng quản lý cửa hàng là gì, có khó không?
Tùy vào yêu cầu tuyển dụng của mỗi công ty mà yêu cầu nhân viên cần có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ học vấn khác nhau. Nhìn chung thì yêu cầu tuyển dụng quản lý cửa hàng thường sẽ bao gồm:
Kỹ năng chuyên môn: Các kỹ năng về quản lý và bán hàng tại cửa hàng, am hiểu sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1-2 năm ở vị trí tương đương.
Trình độ học vấn: Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp các chuyên ngành: quản trị kinh doanh, kinh tế, Marketing,…
Các kỹ năng mềm hỗ trợ trong công việc:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
- Kỹ năng thuyết trình, đào tạo.
- Kỹ năng xây dựng, phát triển đội nhóm.
- Kỹ năng xử lý vấn đề.
- Thành thạo tin học văn phòng.
Về thái độ làm việc:
- Đặt khách hàng làm trọng tâm.
- Chủ động trong công việc.
- Không ngừng học hỏi, phát triển và nâng cao nghiệp vụ.
- Trung thực, thẳng thắn, siêng năng, chịu được áp lực công việc.
- Bảo mật thông tin kinh doanh.
- Có tầm nhìn xa, có tinh thần cầu tiến.
Mức lương có cao không?
Mức lương phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm của người làm quản lý cũng như ngành hàng, loại hình kinh doanh, quy mô cửa hàng và chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức lương trung bình của quản lý cửa thường dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng hoặc lên đến 30 – 40 triệu đồng/tháng đối với các quản lý có năng lực. Bên cạnh đó, còn nhận được các khoản hoa hồng theo doanh số bán hàng và thưởng tháng, thưởng quý,… theo chính sách doanh nghiệp.
Tìm việc quản lý cửa hàng ở đâu?
Nếu đang tìm kiếm cơ hội tuyển dụng, các bạn có thể truy cập Việc Làm 24h, tìm kiếm công việc phù hợp và ứng tuyển với 4 bước đơn giản sau:
Bước 1: Truy cập và đăng nhập/đăng ký tài khoản Việc Làm 24h bằng Facebook, Google, Email,…
Bước 2: Tìm kiếm công việc trên Top các công việc đang được đăng tuyển hoặc sử dụng Thanh tìm kiếm tìm kiếm công việc, công ty mà bạn muốn làm việc.
Bước 3: Tạo hồ sơ ứng tuyển trực tiếp trên Việc Làm 24h hoặc đăng tải hồ sơ bằng tệp cá nhân.
Bước 4: Nộp hồ sơ và đợi kết quả.
Với 4 bước đơn giản trên, các bạn có thể tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng vị trí dễ dàng trên Việc Làm 24h.
Kết luận
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc thú vị để thể hiện khả năng điều phối, giám sát các hoạt động kinh doanh thì vị trí quản lý cửa hàng là một lựa chọn tuyệt vời. Trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp, hy vọng những thông tin mà Việc Làm 24h chia sẻ về mô tả công việc, mức lương và cơ hội phát triển sự nghiệp của vị trí quản lý cửa hàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí này.
Xem thêm: Kỹ sư nông nghiệp là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường có cao không?