Tài chính là một khía cạnh quan trọng trong quản lý kinh doanh, vận hành doanh nghiệp. Và Working Capital chính là một phần không thể thiếu của tài chính doanh nghiệp. Dù đóng vai trò cốt lõi trong kinh doanh, nhưng không phải ai cũng hiểu Working Capital là gì, cách tính Working Capital ra sao. Nếu vẫn còn mơ hồ về thuật ngữ này, bạn hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Working Capital là gì?
“Working Capital là gì?” đã trở thành câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Về cơ bản, Working Capital (vốn lưu động hoặc tài sản lưu động) là khái niệm tài chính dùng để mô tả nguồn lực sẵn có của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sở hữu và sử dụng Working Capital để duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày.
Working Capital bao gồm: tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, nguồn tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trừ đi các khoản nợ ngắn hạn và chi phí phải trả trong thời gian ngắn. Trên thực tế, Working Capital chính là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng của doanh nghiệp trong việc:
- Duy trì các hoạt động thông thường.
- Thanh toán nợ.
- Đáp ứng nhu cầu tài chính hằng ngày.
Các thành phần chính của Working Capital là gì?
Khi đã hiểu rõ Working Capital là gì, bạn cần khám phá những thành phần chính của nguồn vốn này.
Tài sản phải thu (Accounts Receivable)
Đây là số tiền mà doanh nghiệp phải thu từ khách hàng hoặc đối tác. Tài sản phải thu thể hiện những khoản tiền mà doanh nghiệp đã cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa nhận được thanh toán.
Hàng tồn kho (Inventory)
Hàng tồn kho bao gồm giá trị của các sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp đang lưu trữ và sẵn sàng để bán ra thị trường. Loại Work Capital này bao gồm nguyên liệu, thành phẩm và hàng hóa đang chờ được bán.
Tiền mặt (Cash)
Tiền mặt là khoản tiền mà doanh nghiệp sở hữu, có sẵn trong tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán các khoản nợ và giao dịch hàng ngày.
Xem thêm: Hiểu về Cash Flow căn bản để không còn là gà mờ về dòng tiền
Các khoản nợ ngắn hạn (Short-Term Liabilities)
Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản tiền mà doanh nghiệp cần trả trong khoảng thời gian ngắn, thường là trong vòng một năm hoặc ít hơn. Thành phần này bao gồm: các khoản nợ vay ngắn hạn, các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp, các khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai gần.
Công thức tính Working Capital là gì?
Work Capital (Vốn lưu động) = Tài khoản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: là tổng giá trị của các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng trong vòng một năm.
- Nợ ngắn hạn: là tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ kinh doanh ngắn hạn.
Ý nghĩa của Working Capital là gì?
1. Vốn lưu động dương
Vốn lưu động dương là yếu tố cho thấy tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn hơn số nợ ngắn hạn mà họ phải trả. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
2. Vốn lưu động âm
Ngược lại so với vốn lưu động dương, vốn lưu động âm là cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn số nợ ngắn hạn mà họ phải trả. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp không có đủ tiền mặt hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn. Tình trạng vốn lưu động âm có thể gây ra khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, thậm chí là đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
3. Tỷ lệ của vốn lưu động
Tỷ lệ này được sử dụng để đo lường sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp, được tính bằng công thức:
Tỷ lệ Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của tỷ lệ này như sau:
- Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn số nợ ngắn hạn, cho thấy tình trạng vốn lưu động âm và doanh nghiệp có nguy cơ không đáp ứng nghĩa vụ tài chính.
- Nếu 1 < tỷ lệ vốn lưu động < 2: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn, thể hiện sự ổn định và khả năng thanh toán nợ.
- Nếu tỷ lệ vốn lưu động > 2: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn, cho thấy tình hình tài chính ổn định và doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Làm thế nào quản lý Working Capital hiệu quả?
Duy trì sự cân đối
Duy trì sự cân bằng giữa tài sản và nợ ngắn hạn để đảm bảo Working Capital ổn định.
Xác định mức tối ưu cho Working Capital
Doanh nghiệp cần xác định mức Working Capital tối ưu dựa trên ngành công nghiệp, chu kỳ kinh doanh và nhu cầu cụ thể của mình. Đây là cách giúp doanh nghiệp tránh tình trạng Working Capital dư thừa hoặc thiếu hụt.
Tối ưu hóa quản lý nợ và công nợ
Tối ưu hóa quá trình thu tiền từ khách hàng và thanh toán các khoản nợ đúng hạn để duy trì sự cân bằng giữa tài sản, nợ.
Quản lý các khoản phải thu
Tài khoản phải thu là một phần lớn của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Xác định và kiểm tra khách hàng
Xác định những khách hàng có thể gây khó khăn trong việc thanh toán và kiểm tra tình hình tín dụng của họ trước khi cung cấp hàng hoặc dịch vụ.
Thiết lập chính sách thu tiền và hạn mức tín dụng
Xác định chính sách thu tiền và hạn mức tín dụng rõ ràng, đảm bảo nhân viên và khách hàng đều hiểu và tuân theo.
Áp dụng giải pháp thu tiền hiệu quả
Sử dụng các biện pháp như gửi hóa đơn kịp thời, thực hiện cuộc gọi thu nợ đúng cách, cung cấp ưu đãi cho việc thanh toán nhanh để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho có thể ảnh hưởng lớn đến Working Capital. Vì vậy, doanh nghiệp cần quản lý chúng một cách hiệu quả cũng rất quan trọng.
Áp dụng nguyên tắc FIFO (First-In, First-Out)
Sử dụng nguyên tắc này để đảm bảo hàng tồn kho cũng như tài sản ngắn hạn được sử dụng và bán ra trước, giúp giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, lãng phí.
Tối ưu hóa mức tồn kho
Xác định mức tồn kho tối ưu dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường và hạn mức tài chính của doanh nghiệp để tránh việc giữ hàng tồn kho dư thừa.
Liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất hàng tồn kho
Sử dụng các chỉ số và báo cáo để theo dõi hiệu suất của hàng tồn kho, như tỷ suất quay vòng hàng tồn kho (inventory turnover) để xem xét cách tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho.
Vai trò của Working Capital là gì trong quản lý tài chính doanh nghiệp?
Duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày
Working Capital bao gồm tiền mặt và các loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Nhờ nguồn tài sản này, doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, mua sắm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất và cung ứng. Nếu Working Capital không đủ, doanh nghiệp có thể bị ngừng hoạt động hoặc phải tìm kiếm các nguồn tài chính ngắn hạn với lãi suất cao, gây thất thoát tài chính.
Quản lý rủi ro tài chính
Working Capital giúp doanh nghiệp đối mặt với các tình huống khẩn cấp hoặc không lường trước, chẳng hạn như sự cố hoặc thay đổi trên thị trường. Khi đủ Working Capital, doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn khi ứng phó với những tình huống này mà không bị phá sản hoặc đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
Quản lý tình trạng nợ
Working Capital cũng liên quan trực tiếp đến quản lý nợ và tài chính của doanh nghiệp. Nếu Working Capital thấp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn, dẫn đến sự mất uy tín và nguy cơ mất khách hàng hoặc đối tác kinh doanh.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Sở hữu một mức Working Capital tối ưu giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Working Capital cho phép doanh nghiệp mua sắm các nguồn tài chính hoặc tham gia vào những dự án đầu tư mà các đối thủ có Working Capital thấp hơn không thể thực hiện được.
Đánh giá hiệu suất tài chính
Working Capital là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Quản lý tốt Working Capital giúp nâng cao khả năng sinh lợi và lợi nhuận, tạo ra giá trị cho cổ đông.
Xem thêm: Năm tài chính là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về năm tài chính
Một số thuật ngữ liên quan đến Work Capital
1. Net Working Capital là gì?
Net Working Capital (Vốn làm việc ròng) là sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp.
Công thức:
Net Working Capital = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
2. Working Capital Turnover là gì?
Working Capital Turnover (Tỷ suất quay vòng vốn lưu động) là chỉ số đo lường hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra doanh thu hoặc lợi nhuận.
Công thức:
Tỷ suất quay vòng Vốn làm việc = Doanh thu hoặc Lợi nhuận / Vốn làm việc.
Chỉ số này giúp đánh giá khả năng tối ưu hóa tài chính và tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
3. Working Capital Investment là gì?
Working Capital Investment (Đầu tư vốn lưu động) là khoản tiền bạn cần để mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngắn hạn và trang trải kinh phí cho các hoạt động kinh doanh. Về cơ bản, đây là vốn khởi nghiệp để bạn bắt đầu kinh doanh cho đến khi tạo đủ doanh thu để tự trang trải. Thông thường, Working Capital Investment sẽ đến từ các khoản đầu tư vốn lưu động, vốn khởi nghiệp từ những khoản tài trợ, đối tác, cho vay và nhà đầu tư.
Công thức:
Working Capital Investment = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.
Vốn khởi nghiệp có thể là một số dương hoặc một số âm, phụ thuộc vào số lượng nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về Working Capital Investment. Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình quản trị doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Key visual là gì? Làm thế nào để sáng tạo KV đỉnh của chóp?