Y sĩ là gì? Y sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào?

Ngành y tế phân cấp rõ ràng, mỗi vị trí thường đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Y sĩ là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực y tế, nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn về vai trò giữa y sĩ và bác sĩ. Vậy y sĩ là gì? Học y sĩ là học những gì? Y sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Ngành y sĩ là gì? Y sĩ tiếng Anh là gì?

y sĩ là gì
Y sĩ là gì? Y sĩ đa khoa là gì? Trung cấp y là gì? 

Y sĩ (physician) là ngành thuộc lĩnh vực y khoa, thiên về bệnh học và bệnh lý điều trị cho người bệnh. Nhiệm vụ của các y sĩ là khám chữa bệnh thông thường, thực hiện các bước cấp cứu cơ bản ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Các y sĩ sẽ thuyên chuyển bệnh nhân điều trị tại các tuyến trên trong trường hợp bệnh nặng nằm ngoài khả năng của họ. 

Ngành y sĩ đa khoa là gì?

Ngành y sĩ đa khoa là ngành đào tạo các y sĩ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn như Tim mạch, Nội – Ngoại khoa, Tiêu hóa, Sinh sản, Tiết niệu,… Các y sĩ đa khoa có thể tham gia sơ cứu ban đầu và khám chữa bệnh thông thường. Sau khi có bằng tốt nghiệp y sĩ đa khoa trung cấp trở lên, sinh viên phải có thời gian hành nghề ít nhất 12 tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ. 

Trung cấp y là gì?

Y sĩ là ngành chỉ đào tạo ở bậc trung cấp, không có bậc cao đẳng và đại học. Chương trình đào tạo trung cấp y sĩ kéo dài 2 năm, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học liên thông nếu muốn.

Các cấp độ của y sĩ là gì?

Tại Việt Nam, các y sĩ thường được chia thành 2 cấp độ như sau:

  • Y sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề: Thực hiện công việc dựa theo sắp xếp của cấp trên, các bác sĩ hoặc điều dưỡng viên. Các y sĩ này thường thực hiện các công việc văn phòng và hành chính y tế như cập nhật thông tin và quản lý hồ sơ bệnh nhân; trả lời điện thoại, tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh; thăm hỏi sức khoẻ bệnh nhân;…
  • Y sĩ đã được cấp phép chứng chỉ hành nghề: Thực hiện các công việc chuyên môn lâm sàng như hỗ trợ các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, y sĩ còn trực tiếp thực hiện và đọc các xét nghiệm chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

Y sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào?

y sĩ là gì
Những điểm khác nhau giữa bác sĩ và y sĩ là gì?
Bác sĩ Y sĩ
Trình độ đào tạo Chương trình đào tạo đại học kéo dài 6 năm với kiến thức thức chuyên sâu. Chương trình đào tạo trung cấp kéo dài 2 năm.
Lĩnh vực chuyên môn Chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể như phẫu thuật, nội tiết, tim mạch,… Tập trung vào chăm sóc sức khỏe tổng quát và cơ bản.
Trách nhiệm công việc Thăm khám, chẩn đoán bệnh và xây dựng phương pháp điều trị cũng như thực hiện phẫu thuật.
Thường can thiệp trực tiếp vào cơ thể người bệnh, loại bỏ các loại bệnh và cải thiện sức khoẻ bệnh nhân.
Hỗ trợ cho các bác sĩ.
Tiếp nhận và khám cơ bản cho bệnh nhân; sắp xếp trật tự và an toàn tại các phòng khám, cơ sở y tế; hướng dẫn bệnh nhân khám bệnh và cấp thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.
Các công việc ngoài chuyên môn Thực hiện các công tác giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hoá gia đình Cập nhật các thông tin của bệnh nhân; hỗ trợ tiếp nhận điện thoại, tư vấn và đặt lịch khám bệnh
Chứng chỉ hành nghề Bắt buộc có Có thể có hoặc không
Đơn vị công tác Mọi tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở, phòng khám Phòng khám hoặc tuyến y tế cơ sở
Cấp phép mở phòng khám tư Được phép mở phòng khám tư khi đã có chứng chỉ hành nghề 54 tháng Không được phép mở phòng khám tư

Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Vì sao bác sĩ nội trú là mơ ước của sinh viên ngành Y

Y sĩ thi khối nào?

Ngành Y sĩ thường xét tuyển các khối sau đây:

A00: Toán – Vật lý – Hoá học.

C08: Ngữ văn – Hóa học – Sinh học.

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh.

B01: Toán – Sinh học – Lịch sử.

B03: Toán – Ngữ văn – Sinh học.

B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân.

A02: Toán – Vật lý – Sinh học.

D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh.

Y sĩ học trường nào?

Nếu quan tâm đến ngành y sĩ, các bạn có thể chọn một trong những trường đào tạo ngành này dưới đây: 

Tại Hà Nội

  • Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng Hà Nội
  • Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
  • Cao đẳng y tế Hà Đông
  • Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

Tại TPHCM

  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – Hệ Trung cấp
  • Đại học Y Dược TPHCM – Hệ Trung cấp
  • Trung cấp Quân Y II
  • Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng TP HCM
  • Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn
  • Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á

Học y sĩ là học những gì?

y sĩ là gì
Chương trình đào tạo của y sĩ là gì, khối thi ra sao, học những gì?

Sinh viên theo học ngành y sĩ sẽ được trang bị những kiến thức sau đây:

Kiến thức cơ sở

  • Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng
  • Y học cơ sở
  • Dược lý

Kiến thức chung của ngành y sĩ:

  • Bệnh truyền nhiễm – xã hội
  • Bệnh nội – ngoại khoa
  • Sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em 

Kiến thức chuyên sâu:

  • Kỹ năng lâm sàng
  • Bệnh chuyên khoa
  • Y tế cộng đồng

Học y sĩ ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình trung cấp y sĩ, các bạn có thể làm việc tại các phòng khám, cơ sở y tế, bệnh viện, y khoa tư nhân với các công việc cụ thể dưới đây: 

  • Công việc văn phòng y khoa: Trả lời điện thoại, tư vấn và sắp xếp lịch hẹn khám chữa bệnh, tiếp đón bệnh nhân,…
  • Công việc lâm sàng: Thực hiện đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa, tổng hợp kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về quy trình điều trị,…
  • Công việc tại bệnh viện: Thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng và chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân như vệ sinh cá nhân, hỗ trợ chuyển phòng bệnh, thăm hỏi sức khoẻ bệnh nhân,…
  • Công việc chuyên môn: Làm việc tại các vị trí chuyên ngành như khoa nhi, khoa sản,…

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ y sĩ là gì cũng như phân biệt vai trò giữa y sĩ và bác sĩ. Mặc dù y sĩ không có trình độ và quyền hạn cao như bác sĩ, nhưng vai trò của họ vẫn vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người bệnh. 

Xem thêm: Y học dự phòng là gì? Mức lương bác sĩ y học dự phòng có cao không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục